Kiến nghị với UBND tỉnh, với Chính phủ và các Bộ ngành

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch tại công ty tnhh nn mtv xây dựng và cấp nước thừa thiên huế (Trang 111 - 117)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Kiến nghị với UBND tỉnh, với Chính phủ và các Bộ ngành

ngành Trung ương

 Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo thực hiện đổi mới cơ chế, chính sách hơn nữa để phát triển hoạt động cấp nước sạch đô thị theo hướng bền vững, phù hợp với cơ chế thị trường và dễ thực thi:

- Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành và chính quyền địa phương có sự tham gia của Hội Cấp thoát nước Việt Nam rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, nhất là văn bản hướng dẫn thực thi phải đồng bộ, để có một khung pháp lý thật phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, đặc biệt một số chính sách trong Thông tư liên bộ số 75/2012/TTLT và thông tư 88/2012/TT-BTC ngày 28/05/2012 của Bộ Tài Chính về khung giá nước chưa thật phù hợp với thực tế hiện nay và cũng khập khễnh với nghị định 117/2007/NĐ-CP; trong các loại chi phí để cấu trúc giá thành không có loại chi phí như chi phí thay và gắn đồng hồ nước, chi phí xử lý bùn, chi phí xúc xả đường ống định kỳ, hoặc lợi nhuận hợp lý thì không thể gọi là “lợi nhuận định mức được tính mức tối thiểu 5% trên giá thành toàn bộ” [12, tr. 11] vì mức lãi định mức được phê duyệt trong giá thành nước phải đảm bảo mức trả cổ tức hợp lý cho cổ đông khi doanh nghiệp cấp nước hoạt động theo công ty cổ phần hoặc giá nước sinh hoạt trong khung ấn định tối thiểu 3.500 đồng, tối đa 18.000 đồng có mâu thuẫn với nguyên tắc tính giá nước là tính đúng tính đủ mà vượt khung, hoặc thẩm quyền quyết định giá nước của tỉnh... Mặt khác, nguyên tắc tính giá có nêu giá phải phù hợp với khả năng chi trảcủa khách hàng mà khả năng chi trả lại không được xác định. Tháng 7/2007 Chính phủ ban hành nghị định 117/2007/NĐ-CP, giao cho Liên bộ hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp tính giá nước, nhưng đến nay liên bộ vẫn chưa sửa đổi bổ sung thêm một ý rất quan trọng của nguyên tắc đó là: Trường hợp giá tiêu thụ nước sạch do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định (hoặc phê duyệt) thấp hơn phương án giá

nước sạch do các đơn vị cấp nước lập đã được Sở Tài chính thẩm định theo các nguyên tắc tính đúng, tính đủ quy định trên đây thì hàng năm UBND cấp tỉnh phải xem xét, cấp bù từ ngân sách địa phương hoặc có cơ chế hỗ trợ hợp lý phù hợp với thẩm quyền và các quy định của pháp luật để bảo đảm cho các đơn vị sản xuất, cung ứng nước sạch bù đắp đủ chi phí, tiến hành sản xuất kinh doanh bình thường, trừ trường hợp nước sạch được sản xuất từ các dự án nước sạch được đầu tư theo phương thức BOT”[12, tr.3]. Do vậy, chính sách cần rà soát lại những bất hợp lý để bổ sung, nhất là chính sách giá nước, cần xem đây là cơ sở pháp lý và điều kiện cần thiết cho việc đổi mới mô hình tổ chức và cổ phần hoá các công ty cấp nước.

- Các văn bản pháp lý liên quan đến cấp nước đô thị, đặc biệt kể từ khi nghị định số 117/2007/CP-CP ngày 11/07/2007 của Chính Phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch và văn bản hướng dẫn của hai Bộ Xây Dựng, Bộ Tài Chính, thực hiện một số nội dung của nghị định, trong đó có quyết toán vốn đầu tư ra đời, đã hình thành một khung pháp lý khá đầy đủ cho lĩnh vực cấp nước. Tuy nhiên, mô hình tổ chức thay đổi, cùng với yêu cầu sắp xếp đổi mới ngành nước, cũng như tính khả thi của các văn bản pháp lý hiện hành còn nhiều bất cập, rất cần thiết phải tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách; trong đó có khung giá nước quốc gia để tạo lập môi trường thuận lợi, cơ sở pháp lý và điều kiện cần thiết cho việc chuyển các công ty cấp nước sang hoạt động sản xuất kinh doanh, tự chủ được tài chính.

- Chính Phủ cần xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý và ban hành các chính sách, cơ chế quản lý về cấp thoát nước và môi trường đô thị, có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thông qua các chính sách ưu đãi về vay vốn, hạch toán chi phí giá thành, trích khấu hao cơ bản, chính sách giá nước.

- Thay đổi quan niệm của cộng đồng về sản phẩm công ích nước sạch, cũng như việc quy định khung giá nước và giá bán nước sạch đối với công ty cấp nước khi chuyển sang kinh doanh, có xét đến tính đặc thù của sản phẩm nước để kết hợp giữa mục đích sử dụng và đối tượng sử dụng: Mục đích sử dụng và đối

tượng sử dụng nước sạch trong kinh doanh dịch vụ phải áp dụng giá theo nguyên tắc hạch toán kinh tế; mục đích sử dụng và đối tượng sử dụng nước sạch cho đời sống thiết yếu của cộng đồng dân cư đô thị, thì xác định giá nước có yếu tố sản phẩm công ích để phù hợp với thu nhập của dân cư để đảm bảo an sinh xã hội. Chính vì có yếu tố sản phẩm công ích này, các công ty cấp nước phải được hưởng phần ưu đãi, hỗ trợ của cơ chế chính sách đối với phần giá chênh lệch giữa sản phẩm công ích và sản phẩm kinh doanh. Đây là sự thay đổi rất căn bản về sự bóc tách, phân định để đưa ra phương án xử lý giữa kinh doanh nước sạch với cơ chế, chính sách cho sản phẩm công ích một cách rõ ràng, minh bạch, đảm bảo sự công bằng.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc cải cách hành chính, cải cách kinh tế, cải cách doanh nghiệp nhà nước theo yêu cầu tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý kinh doanh: trên cơ sở tách bạch một cách căn bản, rõ ràng giữa chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành, chính quyền địa phương trong hoạt động cấp nước sạch đô thị, với chức năng quản lý kinh doanh của các công ty cấp nước để công ty cấp nước chuyển hẳn sang hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Chính Phủ cần sớm ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị

định 124/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 117/2007/NĐ-CP để tạo khuôn khổ pháp lý rõ ràng cho các đơn vị quản lý cấp nước hoạt động.

 Hiện nay, Công ty Xây dựng và Cấp nước TT. Huế đã tuyên bố và

duy trì cấp nước an toàn trên 5 năm theo tiêu chuẩn Châu Âu và Nhật Bản, phù hợp và nhiều chỉ tiêu tốt hơn quy định của Bộ Y Tế. Gần đây, vào ngày 26/4/2014 Công ty đã công bố cấp nước an toàn và ngon cho Thị trấn Phong Điền và vùng phụ cận; tiến đến cấp nước an toàn và ngon trên phạm vi toàn tỉnh trong giai đoạn (2014 – 2020). Tuy nhiên, giá nước của Công ty vẫn thuộc loại thấp so với các Công ty cấp nước khác trên toàn quốc, trong khi những công ty đó vẫn chưa công bố cấp nước an toàn. Vì vậy, Chính phủ cần ban hành cơ chế giá riêng cho những công ty cung cấp nước an toàn cho người dân.

 Bộ Xây Dựng cần ban hành Quy định về sử dụng vật tư, thiết bị trong nhà máy, đường ống phân phối, truyền tải. Tránh tình trạng vật tư chưa được kiểm nghiệm chất lượng đã cho phép sử dụng, gây tổn thất cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. (Đây là bài học từ VIWACO Hà Nội năm 2012 và 2013 đã hai lần vỡ ống truyền tải, hàng vạn dân gặp khó khăn do mất nước 4, 5 ngày và làm Công ty này đứng vào hàng các Công ty có mức thất thoát trên 30% vào năm 2012).

 Bộ Y tế cần giảm số lượng chỉ tiêu phân tích chất lượng nước, bởi theo quy định hiện hành phân tích 109 chỉ tiêu là quá nhiều và không cần thiết.  Bộ Xây dựng điều chỉnh định mức dự toán sản xuất nước sạch được ban hành theo Quyết định số 14/2004/QĐ-BXD ngày 14 tháng 5 năm 2004 do hiện nay đã không còn phù hợp.

 UBND tỉnh điều chỉnh giá nước theo nguyên tắc tính đúng tính đủ theo lộ trình, tối thiểu 16%/năm nhằm đảm bảo cấp nước toàn tỉnh và trả nợ vay ADB. Giá nước cần có chính sách ưu tiên đối với các đối tượng hộ nghèo và cận nghèo, dân tộc thiểu số.

 Công ty Xây dựng và Cấp nước TT. Huế là một doanh nghiệp sản xuất nhưng lại không có quyền định giá bán sản phẩm của mình, giá bán sản phẩm đều do UBND tỉnh TT. Huế quyết định, điều này phần nào làm giảm đi tính tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Vì vậy, Công ty kiến nghị UBND tỉnh ban hành cơ chế điều chỉnh giá nước, theo đó, Công ty có quyền quyết định điều chỉnh giá nước trong mức cho phép và số lần điều chỉnh tăng giá có thể dao động từ 1-2 lần trong năm tùy thuộc vào các biến động của chi phí sản xuất, chi phí vật tư… (Theo cơ chế điều chỉnh giá điện mới, EVN có quyền quyết định điều chỉnh giá điện tới 7%, Bộ Công Thương có thể thông qua mức tăng giá điện 10% và 2 lần điều chỉnh liên tiếp là 6 tháng).

 UBND tỉnh TT. Huế cần ban hành Quy định về chính sách hỗ trợ (hỗ trợ về giá, vốn đầu tư cho khu vực cấp nước nông thôn, phi tập trung, vùng khó

khăn, đặc biệt khó khăn) từ ngân sách Nhà nước cho các dự án, công trình đầu tư cấp nước sạch nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn và Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày 31/03/2012 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015 và Nghị định 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, cụ thể các tổ chức, cá nhân đầu tư các dự án, công trình cấp nước nông thôn được hưởng mức hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo tổng dự toán của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt:

+ Đến 45% đối với vùng thị trấn, thị tứ;

+ Đến 60% đối với vùng đồng bằng, vùng duyên hải; + Đến 75% đối với các vùng nông thôn khác;

+ Đến 90% đối với các xã đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc và miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã biên giới.

 UBND tỉnh chỉ đạo các Sở ban ngành, chính quyền địa phương kết

hợp với Công ty trong việc tuyên truyền bảo vệ nguồn nước và môi trường sinh thái.

 Đề nghị UBND tỉnh xem xét ban hành cơ chế đặc thù của Tỉnh đối với việc đầu tư HTCN nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn, có thể hỗ trợ lãi suất, để công ty chủ động vay vốn thực hiện, đấy nhanh thực hiện các công trình Nhà nước và nhân dân cùng làm.

 Quyết định số 63/1998/QĐ ngày 18/03/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt định hướng phát triển quy hoạch cấp nước quốc gia đến năm 2020 đã chỉ rõ "Thực hiện xã hội hoá ngành cấp nước đô thị, huy động sự đóng góp của thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư, tranh thủ sự giúp đỡ, tài trợ của Chính phủ và các tổ chức Quốc tế" [14, tr.2]; Nghị quyết Trung ương 3 quy

định, các công ty cấp nước không còn là doanh nghiệp công ích mà chuyển sang hoạt động sản xuất kinh doanh; và gần đây nhất Quyết định số 38/2007/QĐ của Thủ tướng cũng quy định, doanh nghiệp cấp nước sạch thuộc diện cổ phần nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần. Như vậy, xã hội hoá hoạt động cấp nước, trong đó có cổ phần hoá doanh nghiệp cấp nước là chủ trương lớn của Đảng và Chính Phủ bởi vì, mục tiêu của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là nhằm tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, để sử dụng hiệu quả vốn, tài sản nhà nước và huy động thêm nguồn vốn xã hội cho phát triển sản xuất, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động.

Hiện tại, Công ty Xây dựng và Cấp nước TT. Huế cũng đang tiến hành cổ phần theo quyết định số Quyết định 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ là bước đi đúng đắn theo lộ trình. Tuy nhiên, cổ phần hoá doanh nghiệp cấp nước đang đứng trước một số trở ngại, trong đó tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thấp, là trở ngại lớn nhất. Tỷ suất lợi nhuận thấp làm cho việc góp vốn mua cổ phiếu cấp nước kém hấp dẫn. Ngoài ra, chính sách định giá nước như hiện nay cũng là một cản trở rất lớn khiến các nhà đầu tư phải đắn đo. Khi cổ phần hoá không có bên ngoài tham gia, chỉ có cổ đông trong Công ty với sức mua hạn hẹp, thì mục tiêu cổ phần hoá không trọn vẹn và chỉ còn là hình thức. Để Công ty Xây dựng và Cấp nước TT. Huế tiến hành cổ phần hoá được thuận lợi, và để xã hội hoá hoạt động cấp nước trên địa bàn, UBND tỉnh TT. Huế cần thực hiện các biện pháp:

- Chỉ đạo toàn diện việc đánh giá tài sản đối với các công trình cấp nước đã đầu tư.

- Ban hành Quy chế xã hội hoá đầu tư ngành cấp nước. Quy chế cần quy định chi tiết về đối tượng áp dụng; các hình thức đầu tư; quyền, nghĩa vụ của nhà đầu tư; chính sách và ưu đãi đầu tư. Trong chính sách và ưu đãi đầu tư của tỉnh, ngoài chính sách chung của Nhà nước theo quy định của Luật đầu tư và các quy định khác, tỉnh phải có chính sách hỗ trợ đầu tư giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ

tầng kỹ thuật bên ngoài, hướng dẫn kỹ thuật cho nhà đầu tư, được sử dụng hạ tầng kỹ thuật chung của tỉnh.

 Thời đại kinh tế hội nhập, khoa học công nghệ phát triển rất nhanh, là nguồn lực rất quan trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Ngoài việc đầu tư nguồn lực cho phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ bằng nguồn vốn doanh nghiệp; tỉnh TT. Huế cần dành nguồn ưu tiên phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực cấp nước một cách thoả đáng, nhằm tài trợ cho nghiên cứu, phát minh, sáng kiến cải tiến, áp dụng công nghệ mới; kỹ thuật thông rửa các đường ống để nâng cao chất lượng nước; lắp đặt hệ thống mô phỏng tối ưu hoá để phân vùng theo dõi thất thoát nước, chương trình quản lý vận hành, bảo dưỡng; tin học hoá công cụ quản lý...

Dành cho phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ một vị trí xứng đáng về nguồn vốn đầu tư, đồng thời luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh đối với các doanh nghiệp hoạt động cấp nước là rất cần thiết, để khoa học công nghệ trở thành mũi nhọn thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh nước sạch phát triển. Rất nhiều nguồn lực trong xã hội cũng như trong doanh nghiệp là có hạn, nhưng nguồn lực về khoa học công nghệ là vô hạn; biết tận dụng và phát huy khoa học công nghệ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế xã hội rất lớn cho ngành nước TT. Huế phát triển. Đây là vấn đề không mới nhưng cần phải đặt ra nghiêm túc trong các nhóm giải pháp về phát triển hoạt động cấp nước, vì nước "rẻ tiền" quá, không đặt ra rất dễ bị lãng quên.  Chính quyền các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân để thực hiện các công trình cấp nước theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm, nhất là tham gia đào và lấp đất các tuyến ống, tự nguyện giải

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch tại công ty tnhh nn mtv xây dựng và cấp nước thừa thiên huế (Trang 111 - 117)