Mục tiêu chiến lược của Công ty đến năm 2020

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch tại công ty tnhh nn mtv xây dựng và cấp nước thừa thiên huế (Trang 91 - 173)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Mục tiêu chiến lược của Công ty đến năm 2020

3.1.2.1. Dự báo nhu cầu sử dụng nước

* Nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt

- Đối với thành phố Huế: Là đô thị loại I, đến năm 2015, 100% dân số được dùng nước an toàn, với tiêu chuẩn 165lít/người/ngày và đến năm 2020 là 180 lít/người/ngày.

- Đối với Đô thị mới Chân Mây: Theo quy hoạch đến năm 2015 là đô thị loại 3; do đó nhu cầu cấp nước an toàn đạt 90% dân số dùng nước, với tiêu chuẩn 120lít/người/ngày. Đến năm 2020 phát triển thành đô thị loại 2, với 100% dân số dùng nước, tiêu chuẩn 150 lít/người/ngày.

- Đối với các thị trấn, thị tứ và vùng ven đô phấn đấu đến năm 2015 cấp nước an toàn được 80% dân số, với tiêu chuẩn từ 80 - 100 lít/người/ngày và vào năm 2020 là 100% dân số được cấp nước an toàn, với tiêu chuẩn là 120 lít/người/ngày.

- Đối với các xã đồng bằng và vùng ven các đô thị trong tỉnh, đến năm 2015, tùy theo khu vực nhưng phải có ít nhất 65% dân số các xã dùng nước an toàn với tiêu chuẩn ít nhất là 65 lít/người/ngày và đến năm 2020 phải có 80% dân số dùng nước an toàn với tiêu chuẩn 80 lít/ người/ngày.

- Riêng đối với các xã thuộc các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đến năm 2015 phải có ít nhất 30% dân số được sử dụng nước an toàn với tiêu chuẩn ít nhất là 60 lít/người/ngày. Đến năm 2020, phải có ít nhất 50% dân số được sử dụng nước an toàn với tiêu chuẩn ít nhất là 80 lít/người/ngày.

* Nhu cầu dùng nước cho công nghiệp

Hiện nay tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung xây dựng 6 Khu công nghiệp, chi tiết nhu cầu dùng nước công nghiệp của từng Khu công nghiệp được thể hiện theo bảng sau:

Bảng 3.1: Tổng hợp nhu cầu dùng nước của các khu công nghiệp

Đơn vị: m³/ngày đêm

STT Tên Khu công nghiệp Tiêu chuẩn Diện tích (ha)

Nhu cầu sử dụng nước

Năm 2020 Năm 2030 Đến năm 2015 Đến năm 2020 Đến năm 2030 1 Phú Bài 20 30 818,76 8.000 16.000 20.000 2 Phong Điền 20 30 400,00 7.500 15.000 17.000 3 Tứ Hạ 20 30 250,00 2.500 5.000 8.000 4 La Sơn 20 30 300,00 3.000 6.000 9.500 5 Quảng Vinh 20 30 150,00 1.500 3.000 5.000 6 Phú Đa 20 30 250,00 2.500 5.000 6.500 Cộng 2.168,76 25.000 50.000 66.000

* Nhu cầu dùng nước thương mại và dịch vụ công cộng

Nhu cầu dùng nước cho các dịch vụ công cộng, tưới cây, rửa đường được tính theo nhu cầu nước sinh hoạt. Đối với các khu đô thị có ngành du lịch và dịch vụ khách sạn phát triển như thành phố Huế và đô thị Chân Mây, nước dịch vụ công cộng lấy bằng 20% nhu cầu nước sinh hoạt. Đối với các đô thị khác thì lấy bằng 15% nhu cầu dùng nước sinh hoạt.

*Nhu cầu nước khác và thất thoát

Dự kiến trong những năm tới nhờ đầu tư cải tạo mạng lưới tuyến ống phân phối và áp dụng qui mô quản lý hợp lý, lượng nước không doanh thu sẽ giữ được mức 15% trong suốt chu kỳ dự báo.

* Dự báo tổng nhu cầu dùng nước

Trên cơ sở các nhu cầu đó sẽ đưa ra dự báo nhu cầu cấp nuớc an toàn trên từng đơn vị hành chính của tỉnh các năm 2015, 2020.

Qua bảng 3.2, cho thấy dự báo nhu cầu dùng nước toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 là 256.112 m³/ngày đêm, năm 2020 tăng lên 366.785 m³/ngày đêm. Theo đó công suất cấp nước dự kiến đến năm 2015 là 322.595 m³/ngày đêm và năm 2020 là 476.266 m³/ngày đêm.

Bảng 3.2: Dự báo tổng công suất nhu cầu cấp nước và công suất cấp nước dự kiến đến năm 2015, 2020

Đơn vị: m³/ngày đêm

STT Đơn vị hành chính Năm 2015 Năm 2020 Tổng nhu cầu bình quân/ ngày (kể cả thất thoát) Công suất cấp nước lớn nhất/ngày Tổng nhu cầu bình quân/ ngày (kể cả thất thoát) Công suất cấp nước lớn nhất/ngày 1 Huyện A Lưới 4.097 5.327 124 15.580

2 Huyện Nam Đông 1.520 1.900 2.333 2.916

3 Huyện Phú Lộc 50.116 62.645 86.397 103.677

4 Thị Xã Hương Thuỷ 26.232 34.102 42.568 55.339

5 Huyện Phú Vang 19.490 24.363 26.301 32.876

6 Huyện Hương Trà 12.825 16.672 19.526 39.913

7 Huyện Phong Điền 17.676 22.096 33.261 39.913

8 Huyện Quảng Điền 5.872 7.634 10.634 12.761

9 Thành phố Huế 118.285 147.857 133.301 173.292

TOÀN TỈNH 256.115 322.595 366.785 476.266

(Nguồn: Phòng Thiết kế Công ty)

3.1.2.2. Mục tiêu chung

- Xây dựng Công ty trở thành một trong những đơn vị cấp nước có trình độ quản lý tiên tiến, công nghệ hiện đại ngang tầm với các Công ty cấp nước hàng đầu trong nước và nhanh chóng hòa nhập trình độ cấp nước trong khu

vực và thế giới. Duy trì cấp nước an toàn, tiến đến “cấp nước an toàn và ngon” theo tiêu chuẩn Châu Âu và Nhật Bản. Đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, cung cấp dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng, phục vụ tốt nhất cho nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần tích cực và tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, sớm đưa tỉnh TT.Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương.

- Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV phấn đấu thực hiện mục tiêu trên 80% dân số toàn Tỉnh được sử dụng nước sạch vào năm 2015 (2020 có trên 95% dân nông thôn sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh) và đạt trên 90% dân số dùng nước sạch toàn Tỉnh vào năm 2020.

3.1.2.3. Mục tiêu cụ thể

* Các chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2013 – 2020

Sản lượng nước thương phẩm đạt 44,4 triệu m³ với doanh thu nước máy 370,1 tỷ đồng vào năm 2015; đạt 56,52 triệu m³ với doanh thu 940,4 tỷ đồng vào năm 2020. Cụ thể các chỉ tiêu kế hoạch theo bảng 3.3 sau đây:

Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2014 – 2020 Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Nước thương phẩm triệu m³ 42,00 44,42 46,84 49,26 51,68 54,10 56,52 Giá nước sạch bình quân Đồng 7.223 8.331 9.641 11.170 12.743 14.600 16.638 Doanh thu tỷ đồng 303,3 370,1 451,6 550,2 658,6 789,8 940,4 Nước không doanh thu % 21,5 21,0 20,5 20,0 19,5 19,0 18,0 Số hộ dùng nước hộ 203.505 218.50 5 228.505 238.505 248.50 5 258.505 268.50 5

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Công ty)

- Đầu tư mở rộng, nâng cấp các nhà máy và xây dựng mở rộng hệ thống các tuyến ống truyền dẫn, phân phối và dịch vụ đến sát dân, phấn đấu từng bước “Nước sạch cho mọi nhà”, đạt công suất cấp nước lớn nhất 322.595 m³/ngày đêm; vào năm 2015 và 476.266 m³/ngày đêm; vào năm 2020, cấp cho 268.505 hộ chiếm trên 90% dân số toàn tỉnh được sử dụng nước sạch; cấp nước cho 100% dân đô thị và nông thôn được sử dụng nước sạch vào năm 2030.

- Không ngừng nâng cao chất lượng nước và chất lượng phục vụ, phấn đấu thí điểm “cấp nước an toàn và ngon” tại huyện Phong Điền vào năm 2014, tiến đến công bố “cấp nước an toàn và ngon” trên toàn mạng vào năm 2020, đồng thời giảm thiểu lượng nước không có doanh thu đạt 21% năm 2015, đạt 18% vào năm 2020, đảm bảo thực hiện đúng lộ trình quốc gia chống thất thoát thất thu nước sạch đến năm 2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2147/QĐ-TTg, tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch bình quân là 18%.

- Mở rộng các công trình khai thác và chuyển tải nước thô ở Vạn Niên - Quảng Tế đạt công suất 320.000 m³/ngày đêm, đồng thời nâng cấp mở rộng các cơ sở xử lý nước ở Huế đạt công suất 510.600 m³/ngày đêm; xây dựng nhà máy mới với kinh phí đầu tư 4.000 tỉ đồng.

- Xây dựng mở rộng hệ thống các tuyến ống truyền dẫn chính cùng các trạm tăng áp, các tuyến ống phân phối và dịch vụ để đảm bảo cấp nước tại các khu vực với tổng công suất truyền tải của hệ thống là 510.000 m³/ng.đ.

- Xây dựng hệ thống SCADA cho các cơ sở xử lý nước và các tuyến truyền dẫn trong vùng dự án, mạng cấp I của thành phố và các đô thị lân cận.

- Thực hiện phân vùng tách mạng, chia nhỏ để quản lý có hiệu quả, chống thất thoát, thất thu, giảm thiểu lượng nước không doanh thu, thực hiện tối ưu hóa công tác quản lý mạng cho khu vực TP. Huế và các đô thị lân cận (Tứ Hạ, Phú Bài, Phú Đa, Thuận An, Sịa...).

- Xây dựng và thực hiện ISO 14000 về môi trường.

3.1.3. Mục tiêu, phương hướng hoàn thiện cơ chế định giá nước sạch

Để đáp ứng yêu cầu của quản lí và nâng cao hiệu quả trong công tác hoàn thiện cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch thì tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải được hoàn thiện theo phương hướng sau:

- Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí phải đảm bảo sự thống nhất quản lý giữa công ty với cơ quan quản lý cấp trên, đảm bảo sự thống nhất giữa các chỉ tiêu mà kế toán phản ánh, thống nhất về hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán và các sổ sách báo cáo kế toán.

- Đảm bảo bộ máy kế toán gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý, sản xuất đặc thù của Công ty. Khi tổ chức bộ máy kế toán phải lựa chọn các chế độ, thể lệ về quản lý hành chính và công tác kế toán, lựa chọn hình thức kế toán phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất của công ty, đồng thời phải chú ý đến vấn đề trang thiết bị, phương tiện tính toán hiện đại.

- Đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ và có hiệu quả về hoạt động kế toán tài chính của công ty nhằm phục vụ kịp thời cho việc chỉ đạo quá trình sản xuất kinh doanh.

- Hoàn thiện công tác kế toán phải phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một đặc điểm và điều kiện riêng nên không thể có một mô hình kế toán chung cho các doanh nghiệp. Để tổ chức tốt công tác kế toán, đảm bảo phát huy tốt vai trò, tác dụng của kế toán với quản lý thì việc hoàn thiện công tác kế toán phải căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, tính chất hoạt động và quy mô của doanh nghiệp cũng như cơ chế, sự phân cấp quản lý của doanh nghiệp và trình độ của nhân viên kế toán.

- Hoàn thiện công tác kế toán trong doanh nghiệp phải đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả. Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc kinh doanh nói chung và tổ chức công tác kế toán nói riêng, thực hiện nguyên tắc này phải đảm bảo tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý, thực hiện tốt tất cả các chức năng nhiệm vụ của kế toán, chất lượng công tác kế toán đạt được cao nhất với chi phí thấp nhất.

3.2. Các giải pháp hoàn thiện cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch tại Công ty

Qua việc tìm hiểu nguyên tắc và phương pháp xác định giá tiêu thụ nước sạch tại Công ty Cấp nước nói riêng, trên cơ sở kiến thức đã được học và yêu cầu của công tác quản lý hạch toán chi phí sản xuất, giá thành sản xuất sản phẩm hiện nay, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến xung quanh công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng và Cấp nước TT. Huế nhằm mục đích hoàn thiện hơn nữa công tác này, từ đó góp phần tăng cường công tác quản lý, nâng cao sản xuất kinh doanh của Công ty:

3.2.1. Quản lý chi phí sản xuất và hạch toán kế toán

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường với cường độ cạnh tranh ngày càng gay gắt cùng với việc các doanh nghiệp tự chủ trong sản xuất, tự bù đắp chi phí và đảm bảo có lãi thì công tác quản lý kinh tế nói chung và công tác quản lý chi phí nói riêng trở thành một trong những chiến lược của doanh nghiệp.

Trong quản lý kinh tế có những công cụ quản lý khác nhau được sử dụng như: hạch toán nghiệp vụ, hạch toán thống kê. Trong đó hạch toán kế toán được xác định là công cụ quản lý quan trọng nhất với chức năng là thu nhận, xử lý, cung cấp những thông tin về hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị. Kế toán đã cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết về chi phí sản xuất, đáp ứng những yêu cầu quản lý chi phí sản xuất. Công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất được tổ chức khoa học thông qua việc ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác thương xuyên, liên tục chi phí đã chi ra cho quá trình sản xuất. Trên cơ sở đó cung cấp những thông tin kinh tế quan trọng về tình hình sử dụng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị ... cho các nhà quản lý doanh nghiệp để tìm ra những biện pháp quản lý kịp thời với chi phí sản xuất. Ngoài ra tổ chức khoa học công tác hạch toán chi phí sản xuất còn cung cấp thông tin cho các nhà quản lý doanh nghiệp nắm được tình hình thực hiện các định mức chi phí về vật tư, lao động tiền vốn ở từng khâu, từng sản phẩm. Kế toán chi phí sản xuất cung cấp thông tin về chi phí sản xuất có tiết kiệm hay không, tiết kiệm bao nhiêu và tìm hiểu nguyên nhân tại sao, đó là những thông tin vô cùng quan trọng đối với công tác quản lý doanh nghiệp. Trên cơ sở đó khai thác tối đa khả năng của doanh nghiệp, không ngừng nâng cao năng xuất lao động, đạt hiệu quả cao trong sản xuất.

Vì vậy, việc quản lý tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất để đảm bảo xác định đúng nội dung, phạm vi chi phí sản xuất cấu thành trong giá thành sản phẩm được Công ty đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, trong quản lý chi phí sản xuất để hoàn thiện cơ chế định giá nước sạch, Công ty cần chú ý những điểm sau:

- Công ty nên tiến hành tính giá thành sản phẩm “nước sạch” cho từng nhà máy và qua đó công ty có thể theo dõi sát sao hoạt động của các nhà máy vừa khuyến khích các nhà máy tìm ra giải pháp giảm giá thành sản phẩm đồng thời hạch toán được chính xác các chi phí bỏ ra của từng nhà máy, kiểm soát được việc hoàn thành định mức giá thành của đơn vị. Chính điều đó kích thích thúc đẩy các nhà máy thực hiện tốt mục tiêu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm của công ty.

- TSCĐ của Công ty chiếm một tỉ trọng trong tổng giá trị tài sản của Công ty. Tuy nhiên Công ty lại không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, do vậy rất dễ ảnh hưởng đến công tác tập hợp và tính giá thành chi phí khi trong kỳ diễn ra nhiều hoạt động sửa chữa lớn TSCĐ.

- Công ty cần trích khấu hao TSCĐ theo nguyên tắc TSCĐ đưa vào ngay từ ngày nào sử dụng thì bắt đầu tính và trích khấu hao từ ngày đó, TSCĐ thôi không sử dụng ngày nào thì thôi và không cần tính khấu hao từ ngày đó.

- Công ty phải lập và nghiêm túc chấp hành chế độ bảo quản kiểm tra và sửa chữa để có thể tăng thêm thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị. Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho công nhân sản xuất đồng thời tích cực cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất.

- Một trong những vướng mắc trong việc tổng hợp chi phí sản xuất chung mà Công ty cần giải quyết là việc tính khấu hao cho từng nhà máy. Công ty cần phải phân bổ chi phí khấu hao cho từng nhà máy bằng cách theo dõi sổ chi tiết

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch tại công ty tnhh nn mtv xây dựng và cấp nước thừa thiên huế (Trang 91 - 173)