Những thay đổi trong giá tiêu thụ nước sạch trong những năm

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch tại công ty tnhh nn mtv xây dựng và cấp nước thừa thiên huế (Trang 54 - 58)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Những thay đổi trong giá tiêu thụ nước sạch trong những năm

những năm gần đây (2009 – 2011) và sự cần thiết phải điều chỉnh giá bán nước sạch năm 2013

Theo Quyết định số 253/QĐ-UBND ngày 06 tháng 2 năm 2009 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt phương án giá tiêu thụ nước sạch năm 2009, Quyết định số 254/QĐ-UBND ngày 06 tháng 2 năm 2009 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Quy định giá bán nước sạch sinh hoạt và Quyết định số 45/2009/QĐ-XD-CN ngày 07 tháng 02 năm 2009 của Công ty TNHH NN MTV Xây dựng và Cấp nước TT.Huế về việc quy định giá bán nước sạch cho các đối tượng Hành chính-Sự nghiệp, Sản xuất vật chất, Kinh doanh dịch vụ, cơ cấu giá được thể hiện như bảng sau và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2009.

Bảng 2.4: Cơ cấu giá nước từ ngày 01/03/2009 Loại khách hàng Giá nước (VNĐ/m

3) bao gồm thuế VAT Phí thoát nước (VNĐ/m3) Sinh hoạt 3.450 300 Hành chính 4.750 300 Công nghiệp 5.650 300 Thương mại 7.700 300 (Nguồn: Phòng Dịch Vụ Khách Hàng Công ty tổng hợp)

Phí thoát nước không phải là thu nhập của Công ty. Phí thoát nước được thu và nộp lại hàng quý cho Sở Tài chính.

Giá bán nước sạch này được xây dựng từ đầu năm 2008, quyết định điều chỉnh từ tháng 03/2009. Qua 2 năm thực hiện có nhiều thay đổi, nhiều chi phí đầu vào tăng cao như chi phí vật tư, nguyên liệu, hóa chất phục vụ sản xuất

nước, giá điện tăng đến 9% và chuẩn bị điều chỉnh tăng cũng như các thay đổi về chính sách của Nhà nước như tăng lương tối thiểu 12,3%, tăng mức đóng BHXH nên việc điều chỉnh là tất yếu.

Trong thời gian đến, Công ty quyết tâm xây dựng trở thành một đơn vị có trình độ quản lý tiên tiến, công nghệ hiện đại ngang tầm với các đơn vị cấp nước hàng đầu trong nước, nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới. Chất lượng nước không chỉ dừng lại ở nước an toàn mà phải tiến đến an toàn và ngon. Công ty phải đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ xử lý nước tiên tiến, tăng cường nhân lực và thiết bị để giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất và cung cấp nước, thông rửa thường xuyên các tuyến ống truyền tải trên toàn mạng, lắp đặt thêm các trạm tăng áp, thi công các tuyến ống tăng áp để khắc phục tình trạng nước yếu cho các khu vực ở xa.

Cùng với việc tăng định mức nguyên vật liệu, hóa chất để xử lý ô nhiễm nguồn nước do thủy điện Bình Điền gây ra, chi phí khấu hao tài sản cố định tăng do tăng khấu hao các tài sản bàn giao từ Ban quản lý dự án Chân Mây và UBND huyện Hương Thủy, tăng khấu hao tài sản mở rộng NM Quảng Tế 2, nhà máy Khe Tre Nam Đông, nhận bàn giao NM A Lưới… chi phí sữa chữa thường xuyên tăng do Công ty phải thực hiện thông rửa các tuyến ống và thay, nâng đồng hồ định kỳ cho khách hàng, chi phí lãi vay tăng hàng năm do Công ty phải vay vốn Ngân hàng Phát triển để làm vốn đối ứng trong nước để thực hiện các dự án trên, chi phí điện năng tăng do nhu cầu sử dụng nước của nhân dân tăng cao, mạng đường ống không ngừng được mở rộng, Công ty phải sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị và lắp đặt thêm các trạm tăng áp trên mạng dẫn đến suất tiêu hao điện năng tăng, giá điện tăng 2 lần và chuẩn bị điều chỉnh tăng vào năm 2011… Vì vậy, từ tháng 11/2010, Công ty đã xây dựng và trình giá thành sản xuất kinh doanh nước sạch năm 2011 gửi tới UBND tỉnh, Sở Tài Chính và các cơ quan liên quan và được UBND tỉnh xem xét và chấp thuận.

Vào tháng 06/2011, UBND tỉnh TT.Huế ban hành Quyết định số 1044/QĐ-UBND ngày 24 tháng 05 năm 2011 của UBND tỉnh TT.Huế về việc quy định giá bán nước sạch sinh hoạt, Quyết định số 1045/QĐ-UBND ngày 24 tháng 05 năm 2011 của UBND tỉnh TT. Huế về việc Phương án giá bán nước sạch năm 2011 và lộ trình tăng giá bán nước sạch giai đoạn 2011-2017 và Quyết định số 374/2011/QĐ/XD-CN ngày 25 tháng 05 năm 2011 của Công ty TNHH NN MTV Xây dựng và Cấp nước TT. Huế về việc việc quy định giá bán nước sạch cho các đối tượng Hành chính - Sự nghiệp, Sản xuất vật chất, Kinh doanh dịch vụ, cơ cấu giá được thể hiện như bảng sau và có hiệu lực kể từ 01/06/2011.

Bảng 2.5: Cơ cấu giá nước từ ngày 01/06/2011 Loại khách hàng Giá nước (VND/m

3) bao gồm thuế VAT Phí thoát nước (VND/m3) Sinh hoạt 4.100 450 Hành chính 5.600 450 Công nghiệp 6.800 450 Thương mại 8.850 450 (Nguồn: Phòng Dịch Vụ Khách Hàng Công ty tổng hợp)

Qua hơn 2 năm áp dụng mức giá trên, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã có nhiều thay đổi, lạm phát, chi phí đầu vào phục vụ sản xuất tăng cao: từ 2010 đến tháng 01/2013 giá điện đã tăng 5 lần, giá điện hiện tại đã tăng 30,6% so với năm 2010, bình quân tăng 11,24%/năm và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới; cũng như các thay đổi về chính sách của Nhà nước như: lương tối thiểu chung năm 2012 tăng 26,5% so với 2011 và năm 2013 dự kiến tiếp tục điều chỉnh tăng 9,5% so với 2012, điều chỉnh tăng mức đóng BHXH thêm 2%/2 năm cứ 2 năm tăng 1 lần… làm cho giá thành sản xuất cao hơn nhiều so với giá bán bình quân, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tài chính, gây khó khăn trong việc tích lũy vốn để tái đầu tư nhất là đầu tư về các vùng nông thôn, miền núi, mở rộng sản xuất, bảo toàn và phát triển vốn tại doanh nghiệp.

Năm 2012, các hóa chất xử lý nước đồng loạt tăng giá như: phèn PAC tăng 9,7%, than hoạt tính bột tăng 11,9%, muối điện phân Javel tăng 5,4%; giá

điện tăng 12,3% trong điều kiện Công ty phải vận hành 27 trạm tăng áp để bảo đảm áp lực trên toàn mạng… làm cho chi phí vật tư trực tiếp sản xuất tăng so với năm 2011. Từ năm 2013 Công ty sẽ sử dụng thêm than hoạt tính dạng hạt, thay mới cát Mangan (Mn), tăng định mức xử lý Clo nhằm đảm bảo chất lượng nước cung cấp, ứng phó với chất lượng nguồn nước ngày càng suy giảm, ô nhiễm do các đập thủy điện (chất lượng nước sông Hương biến đổi đột biến về mùi và màu, hàm lượng COD, BOD tăng cao, đặc biệt Fe2+ và Mn2+ tăng từ 10 đến 40 lần), cùng với xu hướng giá vật tư đầu vào tăng cao sẽ làm chi phí vật tư trực tiếp 1m3 nước sản xuất tăng 20,4% so với 2012 và tăng 30% so với 2011.

Tiền lương tối thiểu chung tăng trung bình 20,5%/năm, năm 2012 tăng 26,5% so với 2011. Lương tối thiểu vùng tăng mạnh, năm 2012 khu vực TP.Huế tăng 48,3%, các huyện tăng từ 47,6% đến 68,7% so với năm 2011; năm 2013 khu vực TP.Huế tiếp tục được điều chỉnh tăng 18% và các huyện được điều chỉnh tăng từ 16,1% đến 17,9% so với năm 2012. Chi phí tham gia BHXH cho người lao động được Chính phủ tiếp tục điều chỉnh tăng… đã làm cho chi phí nhân công trực tiếp 1m3 nước sản xuất năm 2012 tăng 18% so với 2011; năm 2013 dự kiến tăng 10,1% so với 2012 và tăng 29,95% so với năm 2011.

Việc tiếp nhận các công trình cấp nước nông thôn, xây dựng nhà máy, hệ thống tuyến ống truyền tải và phân phối nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch, cấp nước không phân biệt địa giới hành chính, vùng nông thôn, miền núi, góp phần thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới… đã làm cho giá trị tài sản, chi phí khấu hao, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, nhân sự và chi phí nhân công của Công ty tăng mạnh, trong đó có 15 nhà máy tiếp nhận bàn giao từ ban quản lý các địa phương với giá trị 19,6 tỷ đồng chưa được tính khấu hao đầy đủ vào giá thành. Vì vậy, chi phí sản xuất chung năm 2012 tăng 46% so với 2011; năm 2013 chi phí sản xuất chung tiếp tục tăng 14,2% so với năm 2012 và tăng 66,7% so với năm 2011.

Hoạt động đầu tư cấp nước là hoạt động đầu tư hạ tầng kỹ thuật với quy mô lớn đáp ứng nhu cầu của tương lai, phù hợp với quy hoạch yêu cầu phát triển

của Tỉnh nhà, trong điều kiện thiếu vốn đầu tư, ngân sách cấp chậm, khó tiếp cận nguồn vốn có lãi suất ưu đãi do chính sách thắt chặt tín dụng của Chính phủ, Công ty đã chủ động thực hiện các khoản vay của ngân hàng trong nước để thực hiện các dự án mở rộng mạng lưới hệ thống cấp nước đến vùng nông thôn, miền núi, đặc biệt là cấp nước cho các vùng dân tộc thiểu số (A Lưới, Nam Đông)… nhằm tăng nhanh tỷ lệ người dân sử dụng nước và thực hiện các dự án quan trọng như: khu du lịch Laguna, thị trấn Phú Lộc, Thị trấn Phong Điền và các xã phụ cận, HTCN Đông phá Tam Giang, NM Lộc Bổn, tuyến ống truyền tải DN 1.000 Điện Biên Phủ, DN 800 Đống Đa, tuyến ống DN 500 Phạm Văn Đồng, tuyến ống DN 315 băng đầm Cầu Hai để cấp nước cho các xã Khu III của huyện Phú Lộc và Phú Vang… đã làm chi phí trả lãi vay tăng mạnh, dẫn đến chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012, 2013 tăng mạnh, dự kiến 2013 sẽ tăng 69,9% so với năm 2012 và tăng 80,6% so với năm 2011.

Thực hiện Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 117/2007/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, từ 2013 Công ty sẽ không thu 4m3 đầu tiên hàng tháng nhưng sẽ phát sinh chi phí duy trì đấu nối làm cho chi phí bán

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch tại công ty tnhh nn mtv xây dựng và cấp nước thừa thiên huế (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w