Các chính sách định giá sản phẩm trong kinh doanh

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch tại công ty tnhh nn mtv xây dựng và cấp nước thừa thiên huế (Trang 28 - 173)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.6. Các chính sách định giá sản phẩm trong kinh doanh

1.1.6.1. Chính sách định giá thấp

Tức là định giá bán thấp hơn mức giá thống nhất trên thị trường, đồng thời thấp hơn giá trị của sản phẩm. Cách định giá này thường được áp dụng khi

doanh nghiệp muốn bán ngay một khối lượng sản phẩm lớn ra thị trường và muốn bán nhanh để thu hồi vốn hoặc dùng định giá thấp cho sản phẩm mới nhằm thu hút khách hàng mở rộng thị trường.

Tuy nhiên để áp dụng mức giá thấp cũng không phải dễ dàng, vì trước hết nó đòi hỏi chi phí sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp phải thấp, hoặc khi cầu trong thị trường co dãn. Vả lại, nếu doanh nghiệp bán giá thấp hơn thị trường sẽ đẩy đối thủ cạnh tranh vào tình trạng khó khăn, thua thiệt, vì thế có thể dẫn đến sự trả đũa. Doanh nghiệp áp dụng chính sách định giá này thường phải là doanh nghiệp có vốn lớn, vì thời gian áp dụng dài chất lượng sản phẩm tương đương với sản phẩm cùng loại.

1.1.6.2. Chính sách định giá theo thị trường

Đây là cách định giá bán phổ biến của các doanh nghiệp hiện nay, tức là định mức giá bán sản phẩm xoay quanh mức giá trên thị trường. Đối với các doanh nghiệp sử dụng cách định giá này để tiêu thụ được sản phẩm cần phải đẩy mạnh công tác tiếp thị bán hàng, thiết lập canh phân phối rộng khắp, đi đôi với chất lượng sản phẩm tốt và luôn được cải tiến. Ngoài ra, doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất của mình, cố gắng giảm chi phí sản xuất và tăng chất lượng sản phẩm, thị hiếu nếu không sẽ bị đối thủ cạnh tranh gạt ra ngoài.

1.1.6.3. Chính sách định giá cao

Là định giá bán sản phẩm cao hơn mức giá trên thị trường và cao hơn giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm. Giá cao thường được áp dụng đối với những sản phẩm mới. Vì đối với sản phẩm mới, người tiêu dùng chưa biết rõ chất lượng, cũng không có cơ hội để so sánh xác định mức giá, mặt khác khi nó mới xuất hiện trên thị trường nên chưa có sự cạnh tranh, và cầu của sản phẩm cũng chưa có điều kiện để co dãn theo giá. Việc định giá cao chỉ nên áp dụng trong một thời gian nhất định, chủ yếu là trong thời gian đầu nhằm vào những đối tượng, khu vực có thu nhập cao, sau đó giảm dần cho phù hợp với sức mua của

đông đảo người tiêu dùng. Ngoài ra, chính sách định giá cao cũng thường áp dụng đối với những loại sản phẩm cao cấp, chất lượng cao, nhiều người có tiền sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm ấy. Đây chính là yếu tố tâm lý của người tiêu dùng mà các doanh nghiệp cần khai thác lợi dụng khi quyết định giá bản sản phẩm mình.

1.1.6.4. Chính sách bán phá giá

Là hành động cực kỳ nguy hiểm đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên trong sản xuất kinh doanh, vì nhiều lý do khác nhau, mà có những doanh nghiệp phải chấp nhận bán phá giá. Có thể do lượng hàng tồn kho quá lớn phải bán nhanh để thu hồi vốn để tiếp tục sản xuất hoặc là các loại sản phẩm mang tính mùa vụ, thời trang model, hoặc có thể để tiêu diệt đối thủ cạnh tranh nếu doanh nghiệp có vốn lớn có khả năng chịu lỗ trong những năm đầu để tiêu diệt đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường để kiếm lợi nhuận độc quyền. Ngày nay, nhà nước ta đã ban hành pháp lệnh chống bán phá giá để tạo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Tóm lại, định giá đối với các doanh nghiệp là vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó vừa là khoa học nghệ thuật, vừa là kỹ thuật, tiểu xảo. Tùy từng điều kiện hoàn cảnh của thị trường cũng như của doanh nghiệp mà có các quyết định giá khác nhau, để cuối cùng, thu được mức lợi nhuận cao nhất có thể.

1.2. Tổng quan về nước sạch và cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch1.2.1. Khái quát về tài nguyên nước và nước sạch 1.2.1. Khái quát về tài nguyên nước và nước sạch

1.2.1.1. Khái quát về tài nguyên nước

Nước là một loại tài nguyên quí giá và được coi là vĩnh cửu. Không có nước thì không có sự sống trên hành tinh của chúng ta. Nước là động lực chủ yếu chi phối mọi hoạt động dân sinh kinh tế của con người. Nước được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ điện, giao thông vận tải, chăn nuôi thuỷ sản... Do tính chất quan trọng của nước như vậy nên Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc ( UNESCO) lấy ngày 23/03 hàng năm làm ngày nước thế giới.

Tài nguyên nước là lượng nước trong sông, ao hồ, đầm lầy, biển và đại dương và trong khí quyển, sinh quyển. Trong Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định:

"Tài nguyên nước bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" [11, tr.1]. Nước có hai thuộc tính cơ bản đó là gây lợi và gây hại. Nước là nguồn động lực cho mọi hoạt động kinh tế của con người, song nó cũng gây ra những hiểm hoạ to lớn không lường trước được đối với con người. Những trận lũ lớn có thể gây thiệt hại về người và của thậm chí tới mức có thể phá huỷ cả một vùng sinh thái.

Tài nguyên nước là một thành phần gắn với mức độ phát triển của xã hội loài người tức là cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ mà tài nguyên nước ngày càng được bổ sung trong ngân quỹ nước các quốc gia. Thời kỳ nguyên thuỷ, tài nguyên nước chỉ bó hẹp ở các khe suối, khi con người chưa có khả năng khai thác sông, hồ và các thuỷ vực khác. Chỉ khi kỹ thuật khoan phát triển thì nước ngầm tầng sâu mới trở thành tài nguyên nước. Và ngày nay với các công nghệ sinh hoá học tiên tiến thì việc tạo ra nước ngọt từ nước biển cũng không thành vấn đề lớn. Tương lai các khối băng trên các núi cao và các vùng cực cũng nằm trong tầm khai thác của con người và nó là một nguồn tài nguyên nước tiềm năng lớn.

Tuy mang đặc tính vĩnh cửu nhưng trữ lượng hàng năm không phải là vô tận, tức là sức tái tạo của dòng chảy cũng nằm trong một giới hạn nào đó không phụ thuộc vào mong muốn của con người. Tài nguyên nước được đánh giá bởi ba đặc trưng cơ bản là lượng, chất lượng và động thái của nó.

Lượng là đặc trưng biểu thị mức độ phong phú của tài nguyên nước trên một lãnh thổ. Chất lượng nước là các đặc trưng về hàm lượng các chất hoà tan trong nước phục vụ yêu cầu dùng nước cụ thể về mức độ lợi và hại theo tiêu chuẩn đối tượng sử dụng nước. Động thái của nước được đánh giá

bởi sự thay đổi của các đặc trưng nước theo thời gian và không gian. Đánh giá tài nguyên nước là nhằm mục đích làm rõ các đặc trưng đã nêu đối với từng đơn vị lãnh thổ cụ thể.

1.2.1.2. Khái quát về nước sạch

Theo quy định của Luật Tài Nguyên Nước số 08/1998/QH10 ngày 20/05/1998 thì “nước sạch” là nước đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của Tiêu chuẩn Việt Nam [10, Tr 1].

Theo Quyết Định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 do Bộ Y Tế ban hành về Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch thì “nước sạch là nước dùng cho các mục đích sinh hoạt cá nhân và gia đình, không sử dụng làm nước ăn uống trực tiếp”

[3, tr.1] và đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt ban theo Thông tư số 05/2009/TT – BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y Tế ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt”.

1.2.2. Vai trò của tài nguyên nước và nước sạch đối với con người1.2.2.1. Vai trò của tài nguyên nước đối với con người 1.2.2.1. Vai trò của tài nguyên nước đối với con người

- Nước là vật phẩm quý giá nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho loài người, nó là khởi nguồn của sự sống: vạn vật không có nước không thể tồn tại và con người cũng không là ngoại lệ. Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy con người có thể nhịn đói được 3 tuần nhưng sẽ chết khát nếu 3 ngày không được uống nước. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 70% trọng lượng cơ thể người...

- Nước cũng là tài nguyên có ý nghĩa đa ngành, là nguồn nguyên liệu không thể thiếu cho hoạt động của các ngành kinh tế. Hiện nay, nông nghiệp vẫn là ngành sử dụng nước nhiều nhất, chiếm 75-80% tổng lượng nước sử dụng hàng năm, kế theo là nước dùng cho công nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt. Theo tính toán, tổng nhu cầu sử dụng nước của nước ta vào năm 2040, tổng lượng nước cần dùng tăng lên 260 tỷ m3, trong đó ngành nông nghiệp và dịch vụ là 134 tỷ m3, công nghiệp 40 tỷ m3.

- Ngoài những chức năng trên, nước còn là chất năng lượng (hải triều, thủy năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều hòa khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Nước cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người, số lượng cùng với chất lượng nguồn nước mà con người có và sử dụng là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá trình độ văn minh, tiến bộ của con người hiện nay.

1.2.2.2. Vai trò của nước sạch đối với con người

- Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy con người không thể sống thiếu nước. Nước chiếm khoảng 58-67% trọng lượng cơ thể người lớn và đối với trẻ em lên tới 70-75%, đồng thời nước quyết định tới toàn bộ quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể con người.

- Đối với phát triển kinh tế, nước sạch là người bạn không thể thiếu của nông nghiệp nông thôn. Những cây trồng lương thực thực phẩm khi không được cung cấp nguồn nước sạch thì khó có thể đảm bảo được chất lượng cây trồng, không thể có sản phẩm an toàn phục vụ cho người dân và để xuất khẩu ra thị trường thế giới.

- Ngoài ra, nguồn nước sạch còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động y tế và nhiều hoạt động khác như các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, du lịch dịch vụ...

- Đối với môi trường, nước là một phần tất yếu của môi trường. Bởi vậy, môi trường tự nhiên chỉ có thể được đảm bảo khi tài nguyên nước trong sạch. Nguồn nước được đảm bảo trong sạch chính là các dòng sông, ao hồ... không bị ô nhiễm, khiến cho không khí, đất đai không bị ảnh hưởng, các loài sinh vật có thể sinh sống bình thường...

1.2.3. Thực trạng chung về vấn đề cấp nước sạch ở nước ta

Trong thời gian qua, tình hình cấp nước các đô thị Việt Nam đã được Đảng, Chính Phủ quan tâm ưu tiên đầu tư, cải tạo và xây dựng mới các hệ thống cấp nước (HTCN), nhờ vậy tình hình cấp nước đã được cải thiện một cách đáng kể.

Nhiều dự án với vốn đầu tư trong nước, vốn tài trợ của các Chính phủ, các tổ chức Quốc tế đã và đang được triển khai.

Hiện nay toàn bộ 63 thành phố, thị xã tỉnh lỵ trong cả nước đã có các dự án cấp nước ở các mức độ khác nhau. Tổng công suất thiết kế đạt 6,7 triệu m3/ngày đêm. Nhiều nhà máy (NM) được xây dựng trong thời gian gần đây có dây chuyền công nghệ xử lý và thiết bị khá hiện đại. Trong 692 đô thị vừa và nhỏ (loại IV và loại V) đã có khoảng 350 thị xã, thị tứ có hệ thống cấp nước tập trung quy mô từ 500 đến 2.000, 3.000 m3/ngày-đêm được xây dựng từ nhiều nguồn vốn và do nhiều cơ quan, doanh nghiệp quản lý.

Tuy nhiên tình hình cấp nước đô thị còn nhiều bất cập:

- Tỷ lệ cấp nước còn rất thấp:Hiện nay 63 Tỉnh, thành phố có 86 công ty cấp nước cho đô thị. Trong đó vai trò chính cung cấp dịch vụ cấp nước cho các đô thị là các công ty cấp nước địa phương. Một số Trung tâm nước sạch nông thôn đảm nhiệm việc cấp nước cho các đô thị loại IV, V. Các công ty cấp nước hầu hết thuộc loại hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên (TNHH NN MTV). Với hơn 420 nhà máy, tổng công suất thiết kế đạt 6,7 triệu m3/ngày đêm. Độ bao phủ dịch vụ đạt 78% cho các đô thị loại I và II, các đô thị loại IV và V chỉ đạt 10 – 15%.

- Công suất thiết kế của một số nơi chưa phù hợp với thực tế: Nhiều nơi thiếu nước, nhưng cũng có đô thị thừa nước, không khai thác hết công suất, trên thực tế các nhà máy chỉ khai thác được 60 – 70% so với công suất thiết kế, cá biệt tại một số thị xã chỉ khai thác khoảng 15 – 20% công suất thiết kế.

- Tỷ lệ thất thoát thất thu nước còn cao: Theo thống kê của Cục Hạ tầng kỹ thuật thuộc Bộ Xây dựng, tính đến tháng 10/2013, công suất cấp nước sạch của các đô thị Việt Nam đạt khoảng 6,7 triệu m3/ngày đêm. Tuy nhiên lượng nước thất thoát lại lên đến 1,8 triệu m3/ngày (chiếm tỉ lệ 27%). Theo báo cáo của Cục Hạ tầng Kỹ thuật, “hiện 11/63 tỉnh thành có tỷ lệ thất thu, thất thoát nước trên 30%, 22/63 tỉnh thành có tỷ lệ TTTT từ 25 – 30% và 18/63 tỉnh thành có tỷ lệ TTTT từ trong 18 – 25%”[6, tr.2].

Tỷ lệ thất thu cao không chỉ chứng tỏ sự yếu kém về mặt năng lực quản lý (cả tài chính và kỹ thuật) mà nó còn thể hiện kết quả của quá trình đầu tư không đồng bộ giữa việc tăng công suất với công tác phát triển mạng lưới đường ống.

Nếu quy lượng nước thất thoát này ra thành tiền, với giá nước bình quân 3.000 đồng/m3 thì mỗi ngày thất thoát khoảng 5,4 tỉ đồng. Chỉ riêng năm 2005 tỉ lệ thất thoát nước sạch bình quân cả nước là 35%, đến năm 2009 là 30% và hiện nay là 27%. Mặc dù tỉ lệ thất thoát nước sạch giảm qua từng năm nhưng so với các nước trên thế giới thì tỉ lệ này vẫn còn rất cao. Nếu so với các nước như Singapore có tỉ lệ thất thoát nước 5%, Đan Mạch 6%, Nhật Bản 7% thì tỉ lệ thất thoát nước tại Việt Nam còn quá cao, lãng phí lớn.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến thất thoát nước sạch lớn là do hệ thống đường ống cấp nước tại nhiều đô thị hiện nay đã quá cũ, có nhiều tuyến ống trên 30 năm sử dụng, bị rò rỉ nước ở mức cao và có cả sự gian lận trong sử dụng nước. Nếu không có sự đầu tư và thay thế thì nguồn nước sạch bị lãng phí sẽ tiếp tục gia tăng khi nhu cầu sử dụng nguồn nước đang tăng cao.

Bên cạnh đó, tại Việt Nam, số tiền để trả tiền nước chỉ bằng 0,4% thu nhập bình quân đầu người (trong khi tỉ lệ này ở các nước trong khu vực là 3% đến 5%) đã khiến một bộ phận người dân thiếu ý thức tiết kiệm khi sử dụng nước sinh hoạt. Đây cũng là nguyên nhân khiến nguồn nước sạch đang bị lãng phí trầm trọng.

Được biết, mục tiêu của Chương trình chống TTTT nước sạch của nước ta đến năm 2015 bình quân 25%, năm 2020 còn 18% và đến năm 2025 còn 15%. Để thực hiện được mục tiêu này, việc tiên quyết là phải nâng cao nhận thức của cộng đồng và năng lực chính quyền địa phương, năng lực quản lý của doanh nghiệp, đồng thời phải xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách về chống TTTT nước sạch…

- Chất lượng nước: tại nhiều nhà máy chưa đạt tiêu chuẩn quy định, tình trạng nguồn nước ngầm, nước mặt bị ô nhiễm nặng nề ảnh hưởng đến sức khoẻ

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch tại công ty tnhh nn mtv xây dựng và cấp nước thừa thiên huế (Trang 28 - 173)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w