Lợi nhuận định mức

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch tại công ty tnhh nn mtv xây dựng và cấp nước thừa thiên huế (Trang 43 - 50)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.5.3. Lợi nhuận định mức

Theo Thông tư liên lịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT ngày 15 tháng 05 năm 2012 của Bộ Tài Chính, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn ghi rõ: “Đối với đơn vị cấp nước tổ chức sản xuất, kinh doanh

thực hiện toàn bộ quá trình từ sản xuất khai thác, cung ứng nước đến khâu bán lẻ cuối cùng: Lợi nhuận định mức được tính mức tối thiểu 5% trên giá thành toàn bộ” [9, tr.11]. Hiện nay, đa số các công ty cấp nước sẽ tiến hành cổ phần hóa trong thời gian sớm nhất. Với việc định mức lợi nhuận định mức tối thiểu (5% giá thành toàn bộ) dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn thấp, sẽ là thách thức lớn cho Công ty khi tiến hành cổ phần hóa, đặc biệt là áp lực tăng cổ tức của cổ đông, các nhà đầu tư (tối thiểu phải bằng lãi suất tiển gửi ngân hàng – khoảng 8%/năm), bởi mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp cổ phần là lợi nhuận, mà giá nước là yếu tố quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp cấp nước.

Chương 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ ĐỊNH GIÁ TIÊU THỤ

NƯỚC SẠCH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN XÂY DỰNG VÀ CẤP NƯỚC THỪA THIÊN HUẾ

2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nước sạch của Công ty (giai đoạn 2009 - 06/2014)

Qua bảng 2.1 tổng hợp kết quả hoạt động SXKD cho thấy tổng doanh thu của Công ty trong những năm qua tăng trưởng khá với mức tăng bình quân hàng năm 61,45%; tổng doanh thu năm 2013 so với năm 2009 tăng 173,29 tỷ đồng, trong khi đó sản lượng nước tiêu thụ chỉ tăng tương ứng 23,89% chứng tỏ sự gia tăng doanh thu này chủ yếu là do việc giá nước được điều chỉnh. Ngoài ra, sản lượng nước tiêu thụ hàng năm của Công ty tăng 23,89% chậm so với tốc độ phát triển khách hàng (28,79%), do khu vực thành phố đã bão hòa, trong khi khu vực nông thôn khách hàng sử dụng nước rất ít.

Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả hoạt động SXKD Công ty giai đoạn 2009-2013

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013 2013/2009 Tốc độ tăng (giảm) bình quân (%) Số lượng % 1. Sản lượng nước sản xuất triệu m³ 35,39 42,16 43,46 47,65 44,60 9,21 126,02 13,01 2. Sản lượng nước tiêu thụ triệu m³ 27,08 32,46 33,68 37,16 40,02 12,94 147,7 8 23,89 3. Số hộ dùng nước hộ 123.298 140.76 1 157.005 175.249 194.3 71.002 157,59 28,79 4. Tổng doanh thu Triệu

đồng 141.00 9 164.73 3 184.807 230.2 314.3 173.2 9 222,89 61,45

5. Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 14.346 15.042 15.793 17.191 18.40 7 4.061 128,3 1 14,15 6. Nộp ngân sách Triệu đồng 11,37 13,55 16,05 20,4 26,5 15,13 23,07 66,54

7. Lợi nhuận trước

thuế/ Doanh thu % 10,17 9,13 8,55 8,05 5,86 -4,314

Mặc dù doanh thu hàng năm của Công ty tăng mạnh nhưng chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế chỉ tăng bình quân 14,15% năm dẫn đến tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu ngày càng giảm. Điều đó có thể xem là đặc trưng riêng có của ngành Cấp nước nói chung và của Công ty nói riêng. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do:

- Sản lượng tiêu thụ nước máy chủ yếu phục vụ cho đối tượng sử dụng là hộ gia đình dùng cho sinh hoạt, theo quy định của nhà nước giá bán của đối tượng này phải thấp hơn giá thành xây dựng. Hơn nữa, do tốc độ phát triển khách hàng của Công ty trong những năm gần đây chủ yếu là về các vùng nông thôn, vùng xa đòi hỏi chi phí đầu tư lớn nhưng sản lượng tiêu thụ thấp.

- Lạm phát tăng cao, giá cả các yếu tố đầu vào liên tục tăng nhưng giá bán nước máy lại điều chỉnh chậm, 2 năm tăng giá một lần, do UBND tỉnh quyết định.

- Thời gian khấu hao các tuyến ống dài (từ 10-20 năm) làm giảm lợi nhuận thực hiện của Công ty.

- Hoạt động đầu tư cấp nước là hoạt động đầu tư hạ tầng kỹ thuật với quy mô lớn theo yêu cầu quy hoạch phát triển Tỉnh nhà, trong điều kiện thiếu vốn đầu tư, ngân sách cấp chậm, khó tiếp cận nguồn vốn có lãi suất ưu đãi do chính sách thắt chặt tín dụng, Công ty đã chủ động thực hiện các khoản vay của ngân hàng trong nước để thực hiện các dự án mở rộng mạng lưới hệ thống cấp nước đến vùng nông thôn, miền núi và thực hiện các dự án quan trọng như: Thi công NM Phong Thu công suất 8.000m3/ngđ và thi công 8,36km tuyến truyền tải D500, D400, D225. Đã chính thức cấp nước vào ngày 29/07/2013 cho NM Xi măng Đồng Lâm, Khu công nghiệp Phong Điền, Thị trấn Phong Điền và 6 xã Phong An, Phong Hiền, Phong Xuân, Phong Sơn, Phong Mỹ. NM Phong Thu đã áp dụng công nghệ tiên tiến, bổ sung ozon than hoạt tính dạng hạt: Nhà máy cấp nước an toàn và ngon đầu tiên của Việt Nam theo tiêu chuẩn Châu Âu và Nhật Bản; Hoàn thành lắp đặt tuyến ống DN500 cầu Phú Xuân và tuyến DN400 cầu Trường Tiền tăng lưu lượng và áp lực nước cấp cho khu vực phía Bắc thành phố

Huế; Triển khai dự án thi công tuyến ống truyền tải DN600-1.200 dọc đường Điện Biên Phủ và Đống Đa; tiếp tục triển khai các dự án nối mạng cấp nước năm 2012, 2013 như các xã thuộc dự án thị trấn Phú Lộc và 5 xã phụ cận, các xã Điền Lộc, Điền Hòa, Điền Hải, Phong Thu, Phong An, thị trấn Phong Điền; Di dời tuyến ống cấp nước cầu Đông Ba, cầu Lịch Đợi... phục vụ kịp thời các công trình chỉnh trang đô thị, cải tạo mạng cấp, nâng cao chất lượng nước, chống thất thoát thất thu nước. Thi công lắp đặt Nhà máy xử lý nước di động bằng hệ thống tuyển nổi (DAF) ở Điền Môn có công suất 2.000m3/ngày đêm để cấp nước và tăng áp cho 8 xã huyện Phong Điền, lắp đặt nhà máy xử lý nước di động có công suất 500m3/ngày đêm tại Xuân Ổ, di dời trạm xử lý di động ở Phong Thu có công suất 500m3/ngày đêm đến Dương Sơn, Cổ Lão xã Hương Toàn. Cải tạo NM Chân Mây gồm các hạng mục: cải tạo chống thấm bể lắng, lọc, bể điều tiết, xây dựng trạm bơm cấp 1. Cải tạo NM A Lưới, Quảng Ngạn, Quảng Công, Quảng An, Vinh Hiền, khôi phục hoạt động trở lại NM Bạch Mã, Cù Dù; Đặc biệt, 100% nhà máy được trang cấp máy phát điện dự phòng đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục trong mọi tình huống.

- Việc tiếp nhận các công trình cấp nước nông thôn, xây dựng nhà máy, hệ thống tuyến ống truyền tải và phân phối nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch, cấp nước không phân biệt địa giới hành chính, vùng nông thôn, miền núi... đã làm cho giá trị tài sản, chi phí khấu hao, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, nhân sự và chi phí nhân công của Công ty tăng mạnh, trong đó năm 2013, Công ty đã tiếp nhận và cải tạo nhiều hệ thống cấp nước do các đơn vị khác thi công như các HTCN tại Phú Vinh, A Roàng (A Lưới), Hương Sơn (Nam Đông)… Đây là một nhiệm vụ lớn với nhiều khó khăn, thách thức đối với Công ty bởi vì đầu tư nông thôn hiệu quả kinh tế thấp do mật độ dân cư thưa thớt, suất đầu tư cao, nhu cầu sử dụng ít nhưng lại mang ý nghĩa chính trị xã hội hết sức sâu sắc. Các nhà máy tiếp nhận ở nông thôn xuống cấp nghiêm trọng, thiếu vốn đầu tư nâng cấp, chất lượng nước chưa cao, thất thoát

lúc mới tiếp nhận cao như NM Lộc Bình 29%, Hồng Hạ 35%, Đông Sơn 51,7%, A Lưới 38%, Bình Điền, Bình Thành 30%, Quảng Công và Quảng Ngạn 27% ...

- Với 35 nhà máy, 36 trạm tăng áp và trên 2.400km đường ống cấp nước cho 119/152 phường xã trên toàn tỉnh nhưng hệ thống và nhà máy, trạm tăng áp phát triển chưa đồng bộ nên còn nhiều vùng nước yếu.

Chính vì vậy thực chất các khoản lãi của Công ty chủ yếu do hoạt động tư vấn, thiết kế thi công xây lắp các công trình Xây dựng cơ bản, dịch vụ lắp đặt hệ thống cấp nước, dò tìm rò rỉ cho khách hàng, chuyển nhượng vật tư, từ sản xuất và kinh doanh nước uống tinh khiết Bạch Mã và tổ chức các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, điện năng, hóa chất, vật tư và chi phí quản lý mang lại.

Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả hoạt động SXKD Công ty 6 tháng đầu năm 2014 TT Chỉ tiêu Thực hiện 6 tháng đầu năm 2014 Thực hiện 6 tháng đầu năm 2013 So sánh thực hiện 2014/2013 Tăng, giảm %

1 Nước sản xuất (triệu m3) 23,46 22,38 4,83% Tăng 1,08 triệu m3 2 Nước ghi thu

(triệu m3) 19,55 20,35 -3,93% Giảm 0,796 triệu m3 3 Lắp đặt nước mới (hộ) 6.551 10.172 -35,60% Giảm 3.621 hộ 4 Thay đồng hồ định kỳ (cái) 8.763 1.537 470,14% Tăng 7.226 cái 5 Tổng doanh thu (tỷ đồng) 172,25 150,58 14,39% Tăng 21,67 tỷ

Doanh thu SXKD nước (tỷ đồng) 126,45 112,48 12,42% Tăng 13,97 tỷ Doanh thu XDCB 40,00 30,00 33,33% Tăng 10,0 tỷ Doanh thu khác (tỷ đồng) 5,80 8,10 -28,40% Giảm 2,3 tỷ 6 Nộp ngân sách (tỷ đồng) 13,44 12,39 8,47% Tăng 1,05 tỷ

Qua bảng 2.2 tổng hợp kết quả hoạt động SXKD 6 tháng đầu năm 2014 cho thấy tổng doanh thu của Công ty trong 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013 tăng với tốc độ khá cao 14,39% tương đương 21,67 tỷ đồng, trong đó doanh thu SXKD nước tăng 19,97 tỷ đồng, doanh thu XDCB tăng 10,08 tỷ và giảm 2,99 tỷ đồng từ doanh thu khác. Có được kết quả này là nhờ vào việc:

- Đưa nhà máy nước Phong Thu công suất 8.000m3/ngày đêm vào hoạt động vào tháng 04/2014 sau hơn 9 tháng thi công với tổng kinh phí 51,5 tỷ đồng. Đây là nhà máy nước sạch an toàn và ngon đầu tiên tại Việt Nam.

- Tháng 06/2014, NM Hương Phong, có công suất 8.000m³/ng.đ được đưa vào hoạt động, trong đó có hoàn thành tuyến D355 L=4km NM Hương Phong – QL49A để cung cấp nước cho xã Hương Phong. Đồng thời, thực hiện tăng áp cho vùng rộng lớn phía Đông Thành phố (cấp nước cho 6 xã Phú Thanh, Phú Mậu, Hương Phong, Hải Dương, Quảng Thành, Quảng An) và một phần các xã Hương Thọ, Hương Vinh, Hương Toàn.

- Trong 6 tháng đầu năm 2014 đã triển khai thi công 7 công trình nối mạng tại các phường, xã: Phong Thu, Lộc Tiến, Hải Dương, Hương Vân, Vinh Thái, Vinh Hà, TT Phú Đa với tổng chiều dài hơn 161 km tuyến ống D50-D160. Đến tháng 6/2014 đã thi công được 104km (đạt 65%, trong đó phần công ty đào đạt 85%, phần dân đào đạt 45%). Lắp đặt nước 7 xã được hơn 1.300 hộ (25%).

- Lắp đặt các trạm tăng áp tại Hương Phong, Lộc Sơn, Thủy Phù, Thủy Thanh – Tỉnh lộ 3, Thanh Lam – Phú Đa.

- Hoàn thành tuyến D315 tăng áp xã Quảng Vinh – Quảng Thọ, dài 4.372m, tăng áp lực cho các xã Quảng An, Quảng Thọ và thị trấn Sịa.

- Hoàn thành tuyến D355 dài 4,0km (trong đó băng ngầm qua sông 400m) tăng áp lực cho các xã Phú Dương, Phú Thanh và Phú Mậu.

- Thực hiện các công trình khoan kích ống ngầm như: Thi công khoan kích ống D500G băng đường sắt và đường bộ tại TT Phú Bài, L=30m; Thi công khoan kích ống D500G băng đường 2/9 về NM Bia Phú Bài, L=36m; Thi công

khoan kích ống D400G băng đường Kim Long, L=16m;Thi công khoan kích ống D400G băng đường Quốc lộ 49, L=18m;

Mặc dù doanh thu tăng khá cao vào 6 tháng đầu năm 2014 nhưng sản lượng nước tiêu thụ giảm 3,93% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân này là do sản lượng nước sinh hoạt giảm 4,73% và sản lượng nước sản xuất – xây dựng giảm 12,87%, trong đó, 2 khách hàng lớn của Công ty là nhà máy bia Huda và khu du lịch Laguna đã giảm 26,3% sản lượng tiêu thụ, tương đương 206.783m3 so với cùng kỳ năm ngoái, giảm 12% tổng số sản lượng khách hàng lớn năm 2013.

Bảng 2.3: Sản lượng nước tiêu thụ theo từng đối tượng 6 tháng đầu năm 2014

TT Đối tượng sử dụng

Thực hiện 6 tháng

đầu năm 2014 Thực hiện 6 thángđầu năm 2013 So sánh thực hiện2014/2013 Sản lượng

(m3) giá BQĐơn Sản lượng(m3) giá BQĐơn % Tăng, giảm

1 Sinh hoạt 14.642.557 5.261 15.370.224 4.554 -4,73 Giảm 727,7ngàn m3 2 Hành chính sự nghiệp 1.739.379 7.371 1.732.532 6.429 0,4 Tăng 6,8 ngàn m3 3 SX-XD 1.095.019 9.313 1.256.749 7.738 -12,87 Giảm 161,7 ngàn m3 4 KD-DV 1.939.209 13.18 1.863.021 11.359 4,09 Tăng 76,2ngàn m3 5 Nhân đạo 133.659 6.229 73.325 6.229 6 Hộ nghèo 50.268 Cộng 19.549.822 6.468 20.346.119 5.528 -3,91 Giảm 796,3 ngàn m3

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Công ty)

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch tại công ty tnhh nn mtv xây dựng và cấp nước thừa thiên huế (Trang 43 - 50)