Sự cần thiết phải điều chỉnh giá bán nước sạch

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch tại công ty tnhh nn mtv xây dựng và cấp nước thừa thiên huế (Trang 50 - 54)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh giá bán nước sạch

Giá bán nước sạch được xây dựng trên cơ sở thực hiện Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007, Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Thông tư số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNN ngày 15/5/2012 của Liên Bộ: Tài Chính – Xây Dựng – Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn; Thông tư số 88/2012/TT-BTC ngày 28/05/2012 về việc ban hành khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt; Quyết định số 16/2008/QĐ-BXD ngày 31/12/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành quy chế đảm bảo an toàn cấp nước; Quyết định số 14/2004/QĐ-BXD ngày 14/5/2004 của Bộ Xây dựng về việc ban hành định mức, dự toán công tác sản xuất nước sạch; Quy định tiêu chuẩn nước sạch của Bộ Y tế, Các văn bản quy định, hướng dẫn liên quan của Nhà nước, sự chỉ đạo của UBND tỉnh và tình hình kinh tế của địa phương.

Mặt khác, giá bán nước sạch lâu nay được xây dựng từ năm trước, quyết định điều chỉnh thường vào năm tiếp theo. Qua 2 năm thực hiện sẽ có nhiều thay đổi, nhiều chi phí đầu vào tăng cao như chi phí vật tư, nguyên liệu, hóa chất phục vụ sản xuất nước, giá điện tăng cũng như các thay đổi về chính sách của Nhà nước như tăng lương tối thiểu, tăng mức đóng bảo hiểm xã hội nên việc điều chỉnh là tất yếu, nhất là cần phải tích lũy vốn để mở rộng mạng lưới cấp nước ra toàn tỉnh chủ yếu là miền núi và nông thôn vùng sâu vùng xa theo kết luận 48 của Bộ Chính Trị.

Hiện nay, Công ty đã và đang triển khai quy hoạch tổng thể cấp nước toàn Tỉnh giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến 2030 với tổng mức đầu tư 104,4 triệu USD, trong đó vay ADB 81,54 triệu USD, còn lại là vốn đối ứng trong nước nhằm xây dựng hệ thống cấp nước phủ khắp toàn Tỉnh, không phân biệt cấp nước đô thị và nông thôn, đảm bảo thực hiện mục tiêu trên 80% dân số toàn Tỉnh

được sử dụng nước sạch vào năm 2015 và đạt trên 90% dân số dùng nước sạch toàn Tỉnh vào năm 2020, tạo cơ sở hạ tầng thiết yếu đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần sớm đưa Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Kết luận 48 của Bộ Chính Trị. Theo lộ trình điều chỉnh giá nước giai đoạn 2013-2017 trung bình mỗi năm chỉ tăng khoảng 8%, thấp hơn tỷ lệ lạm phát bình quân hàng năm, làm cho giá nước vẫn duy trì ở mức thấp, sẽ ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu hoàn vốn, khả năng trả nợ và hiệu quả đầu tư của Dự án, gây khó khăn trong đàm phán với ADB để thực hiện Dự án (Theo đánh giá của Bộ Tài Chính tại văn bản số 13630/BTC-QLN ngày 8/10/2012 về việc đề xuất đàm phán vốn đầu tư đối với các dự án cấp nước vay vốn OCR của ADB trong khuôn khổ khoản vay MFF giai đoạn 2).

Thực hiện nhiệm vụ quản lý và cấp nước toàn Tỉnh (theo nghị quyết của Đại hội Tỉnh Đảng bộ TT. Huế lần thứ XIV – trên 80% dân số toàn tỉnh sử dụng nước sạch vào năm 2015), địa bàn cấp nước rộng, không phân biệt địa giới hành chính, hiện nay Công ty đang quản lý 32 nhà máy, gần 2.300km đường ống, 27 trạm tăng áp, cấp nước cho khoảng 170.000 khách hàng, trong đó tỷ lệ cấp nước đạt gần 100% ở Thành phố, khoảng 89% ở các đô thị. Khách hàng khu vực nông thôn chiếm khoảng 50% và tỷ lệ này sẽ tăng lên 70% vào năm 2015 đã làm cho lực lượng lao động tăng nhanh, đặc biệt là lao động quản lý – vận hành các hệ thống cấp nước nông thôn, miền núi. Bên cạnh đó nước cho sinh hoạt luôn chiếm tỷ trọng cao (gần 80% tổng lượng nước cung cấp) trong khi nước cho kinh doanh – dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp, do vậy nếu vẫn duy trì giá nước thấp, không điều chỉnh hàng năm sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh hiện tại cũng như sự phát triển bền vững của Công ty.

Đồng thời, Công ty đã và đang triển khai thực hiện đề án cổ phần hóa theo Quyết định 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ, việc duy trì giá nước thấp và lợi nhuận định mức tối thiểu (5% giá thành toàn bộ) dẫn đến tỷ

suất lợi nhuận trên vốn thấp, sẽ là thách thức lớn cho Công ty khi tiến hành cổ phần hóa, đặc biệt là áp lực tăng cổ tức của cổ đông, các nhà đầu tư (tối thiểu phải bằng lãi suất tiển gửi ngân hàng – khoảng 8%/năm), bởi mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp cổ phần là lợi nhuận, mà giá nước là yếu tố quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp cấp nước.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong dài hạn, Công ty đã tiến hành bổ sung một số điều chỉnh trong quy hoạch cấp nước giai đoạn (2013- 2020) định hướng đến 2030 và một số dự án cấp nước trọng điểm trong năm 2013 theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Theo đó, Công ty phải điều chỉnh theo hướng giảm thời gian khấu hao TSCĐ để đảm bảo nguồn tài chính cho tái đầu tư, phát triển hệ thống cấp nước, tăng chi phí sửa chữa lớn để nâng cấp, cải tạo các nhà máy, hệ thống cấp nước được tiếp nhận từ các ban quản lý dự án địa phương…

Theo báo cáo Benchmarking 2011 của Hội Cấp thoát nước Việt Nam Công ty “là đơn vị duy nhất thực hiện nhiệm vụ cấp nước đô thị lẫn nông thôn với diện bao phủ rộng (68,8% toàn Tỉnh, tỷ lệ bình quân toàn quốc chỉ 57%), là 1 trong 3 đơn vị ở khu vực Đông Nam Á và là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam công bố và duy trì cấp nước an toàn trên phạm vi toàn Tỉnh với áp lực mạng bình quân đạt 1,8 bar (toàn quốc là 1,2), thời gian cấp nước 24h/24h (toàn quốc là 21h), tỷ lệ nhân viên/1000 đấu nối là 3,0 (toàn ngành là 6,95) [7, tr.12]…” trong khi giá nước hiện tại của Công ty thuộc loại thấp so với nhiều địa phương trong khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, cũng như Toàn quốc.

Bên cạnh đó, tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên đã và đang quyết tâm xây dựng Công ty trở thành một đơn vị có trình độ quản lý tiên tiến với hệ thống cấp nước thông minh, đồng bộ, công nghệ hiện đại ngang tầm với các đơn vị cấp nước hàng đầu trong nước, từng bước hội nhập với khu vực và thế giới. Tiếp tục duy trì cấp nước an toàn tiến đến cấp nước an toàn và ngon vào năm 2015, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ đến nhận thức về nhiệm vụ sản xuất và cung cấp nước sạch trong thời đại mới đối với toàn xã hội, tạo dựng thương hiệu, nâng

cao vị thế và uy tín của Công ty và Tỉnh nhà trong ngành cấp nước Việt Nam và khu vực.

Với những lý do trên, Công ty cần thiết phải điều chỉnh giá bán nước sạch phù hợp với các Nghị định, Thông tư của Nhà nước, các yếu tố kinh tế vĩ mô, tình hình thực tế tại địa phương và đặc điểm chung của ngành nước.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch tại công ty tnhh nn mtv xây dựng và cấp nước thừa thiên huế (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w