7. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Kế toán quản trị
Để ra quyết định quản lý trong mọi lĩnh lực hoạt động sản xuất kinh doanh như: sản xuất, tiêu thụ, tài chính, đầu tư… lãnh đạo doanh nghiệp phải thường xuyên nắm bắt những thông tin liên quan đến các lĩnh vực đó. Có nhiều phương pháp thu thập thông tin khác nhau hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của lãnh đạo. Trong đó, ra quyết định quản trị dựa trên nguồn thông tin từ hệ thống kế toán quản trị thực sự mang lại hiệu quả và ngày càng thu hút sự quan tâm của lãnh đạo thuộc nhiều cấp khác nhau. Hệ thống kế toán quản trị có thể cung cấp thông tin cho lãnh đạo ra quyết định quản lý trong các lĩnh vực sau đây: Hoạch định chương trình sản xuất sản phẩm và lựa chọn chủng loại sản phẩm; Định giá sản phẩm; Lựa chọn phương án tổ chức tiêu thụ sản phẩm; Lựa chọn giữa
phương án tự sản xuất và mua ngoài; Đánh giá lợi ích từ quyết định duy trì hay tạm ngưng một bộ phận hoặc một hoạt động sản xuất kinh doanh đang thua lỗ; Lựa chọn phương án đầu tư, phân tích hiệu quả mang lại từ việc đổi mới máy móc thiết bị; Đảm bảo lợi nhuận ổn định cho doanh nghiệp…
Xuất phát từ vai trò quan trọng của nó mà Công ty cần thiết phải xây dựng bộ phận kế toán quản trị riêng, thực hiện phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Kết hợp với việc phân loại chi phí, kế toán cần mở bổ sung một số loại sổ sách, báo cáo để theo dõi tình hình biến động các loại chi phí này. Như báo cáo tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, báo cáo bất thường... Do tính phức tạp và yêu cầu đòi hỏi cao mà cần thiết phải có bộ phận kế toán giỏi về kĩ năng và giàu kinh nghiệm để thực hiện tốt nhiệm vụ này. Công ty cần phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao kĩ năng và nghiệp vụ của kế toán viên, đồng thời bổ sung thêm nhân viên kế toán ở bộ phận này để tránh tình trạng công việc chồng chéo.