Quản lý chi phí sản xuất và hạch toán kế toán

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch tại công ty tnhh nn mtv xây dựng và cấp nước thừa thiên huế (Trang 97 - 99)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Quản lý chi phí sản xuất và hạch toán kế toán

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường với cường độ cạnh tranh ngày càng gay gắt cùng với việc các doanh nghiệp tự chủ trong sản xuất, tự bù đắp chi phí và đảm bảo có lãi thì công tác quản lý kinh tế nói chung và công tác quản lý chi phí nói riêng trở thành một trong những chiến lược của doanh nghiệp.

Trong quản lý kinh tế có những công cụ quản lý khác nhau được sử dụng như: hạch toán nghiệp vụ, hạch toán thống kê. Trong đó hạch toán kế toán được xác định là công cụ quản lý quan trọng nhất với chức năng là thu nhận, xử lý, cung cấp những thông tin về hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị. Kế toán đã cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết về chi phí sản xuất, đáp ứng những yêu cầu quản lý chi phí sản xuất. Công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất được tổ chức khoa học thông qua việc ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác thương xuyên, liên tục chi phí đã chi ra cho quá trình sản xuất. Trên cơ sở đó cung cấp những thông tin kinh tế quan trọng về tình hình sử dụng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị ... cho các nhà quản lý doanh nghiệp để tìm ra những biện pháp quản lý kịp thời với chi phí sản xuất. Ngoài ra tổ chức khoa học công tác hạch toán chi phí sản xuất còn cung cấp thông tin cho các nhà quản lý doanh nghiệp nắm được tình hình thực hiện các định mức chi phí về vật tư, lao động tiền vốn ở từng khâu, từng sản phẩm. Kế toán chi phí sản xuất cung cấp thông tin về chi phí sản xuất có tiết kiệm hay không, tiết kiệm bao nhiêu và tìm hiểu nguyên nhân tại sao, đó là những thông tin vô cùng quan trọng đối với công tác quản lý doanh nghiệp. Trên cơ sở đó khai thác tối đa khả năng của doanh nghiệp, không ngừng nâng cao năng xuất lao động, đạt hiệu quả cao trong sản xuất.

Vì vậy, việc quản lý tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất để đảm bảo xác định đúng nội dung, phạm vi chi phí sản xuất cấu thành trong giá thành sản phẩm được Công ty đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, trong quản lý chi phí sản xuất để hoàn thiện cơ chế định giá nước sạch, Công ty cần chú ý những điểm sau:

- Công ty nên tiến hành tính giá thành sản phẩm “nước sạch” cho từng nhà máy và qua đó công ty có thể theo dõi sát sao hoạt động của các nhà máy vừa khuyến khích các nhà máy tìm ra giải pháp giảm giá thành sản phẩm đồng thời hạch toán được chính xác các chi phí bỏ ra của từng nhà máy, kiểm soát được việc hoàn thành định mức giá thành của đơn vị. Chính điều đó kích thích thúc đẩy các nhà máy thực hiện tốt mục tiêu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm của công ty.

- TSCĐ của Công ty chiếm một tỉ trọng trong tổng giá trị tài sản của Công ty. Tuy nhiên Công ty lại không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, do vậy rất dễ ảnh hưởng đến công tác tập hợp và tính giá thành chi phí khi trong kỳ diễn ra nhiều hoạt động sửa chữa lớn TSCĐ.

- Công ty cần trích khấu hao TSCĐ theo nguyên tắc TSCĐ đưa vào ngay từ ngày nào sử dụng thì bắt đầu tính và trích khấu hao từ ngày đó, TSCĐ thôi không sử dụng ngày nào thì thôi và không cần tính khấu hao từ ngày đó.

- Công ty phải lập và nghiêm túc chấp hành chế độ bảo quản kiểm tra và sửa chữa để có thể tăng thêm thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị. Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho công nhân sản xuất đồng thời tích cực cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất.

- Một trong những vướng mắc trong việc tổng hợp chi phí sản xuất chung mà Công ty cần giải quyết là việc tính khấu hao cho từng nhà máy. Công ty cần phải phân bổ chi phí khấu hao cho từng nhà máy bằng cách theo dõi sổ chi tiết khấu hao TSCĐ được lập riêng cho từng nhà máy để tính chi phí khấu hao. Để thực hiện được điều này Công ty cần tổ chức việc kiểm kê TSCĐ hiện có tại từng nhà máy.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế định giá tiêu thụ nước sạch tại công ty tnhh nn mtv xây dựng và cấp nước thừa thiên huế (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w