5. Bố cục của luận văn
4.2.3. Xây dựng quy trình đánh giá thực hiện công việc và tổ chức đánh giá
hiện công việc một cách định kỳ
4.2.3.1. Áp dụng căn cứ chính xác
Điều quan trọng nhất của công tác đánh giá là đưa ra được những tiêu chí để làm căn cứ cho đánh giá. Những tiêu chí này cần chính xác, phù hợp đối với mỗi
loại lao động khác nhau. Việc đánh giá cần công bằng và công khai nên các căn cứ đưa ra phải có tác dụng khuyến khích người lao động phấn đấu hoàn thiện mình, mặt khác giúp đơn vị đánh giá được mức độ hoàn thành công việc của người lao động, đánh giá được mức độ đóng góp của người lao động đối với thành quả chung.
Hiện tại, Viễn thông Thái nguyên tiến hành đánh giá nhân viên theo phương
pháp chấm điểm. Phương pháp này do Tập đoàn hướng dẫn và thống nhất thực hiện
tại các đơn vị thành viên. Do vậy để làm tốt công tác đánh giá nhân viên, đơn vị cần
chú trọng trong cách thức thực hiện.
4.2.3.2. Cách thức thực hiện có hiệu quả
Thực hiện chấm điểm theo ngày, ca làm việc: Dựa vào hệ thống chỉ tiêu chất lượng công tác đã được ban hành, từng tổ đội sản xuất, phòng ban sẽ theo dõi và chấm điểm cho từng ngày hoặc từng ca một. Cuối tháng sẽ thống kê tổng hợp để đánh giá chất lượng cho cả tháng.
Thường xuyên cập nhật, bổ sung chức danh mới chưa có trong bảng xác định hệ
số mức độ phức tạp công việc: Bảng xác định hệ số mức độ phức tạp công việc cho
từng chức danh, nội dung công việc của toàn đơn vị được thực hiện tại một thời điểm.
Trong quá trình phát triển, với sự thay đổi về công nghệ, mở rộng thêm thị trường,
triển khai dịch vụ mới, áp dụng những tiến bộ mới vào trong sản xuất và quản lý sẽ
nảy sinh những công việc mới, yêu cầu những chức danh mới. Bởi vậy việc cập nhật,
bổ sung thường xuyên những chức danh, nội dung công việc này sẽ làm cho người lao động thực hiện công việc nhận thức được trách nhiệm, từ đó xác định các mục
tiêu phấn đấu, đồng thời có cơ sở để trả lương, thưởng một cách xứng đáng.
Tiến hành cung cấp thông tin phản hồi cho CBCNV và nhận thông tin phản
hồi từ phía CBCNV: thực chất là một cuộc thảo luận với CBCNV, về kết quả thực
đánh giá như thế nào và họ cần phải làm gì để thực hiện công việc tốt hơn. Sẽ có
những phản ứng khác nhau từ phía CBCNV, họ có thể nói ra trong cuộc thảo luận
hoặc không nói ra, hoặc tỏ ra bất mãn. Do vậy cần khuyến khích tất cả CBCNV chủ động, tích cực tham gia vào quá trình đánh giá. Đơn vị có thể lập các hòm thư để
nhận ý kiến phản hồi khi người lao động không muốn phản hồi trực tiếp.
Cần có sự công bằng trong đánh giá và khuyến khích tất cả CBVNV chủ động,
tích cực tham gia, hợp tác trong quá trình đánh giá.