Thực hiện công tác tuyển chọn đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại viễn thông Thái Nguyên (Trang 87 - 90)

5. Bố cục của luận văn

4.2.2. Thực hiện công tác tuyển chọn đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh

Tuyển chọn và bố trí lao động là một trong những vấn đề quan trọng, có tính

chất quyết định đến hiệu quả lao động của đơn vị. Công tác này là một tiến trình triển khai và thực hiện các kế hoạch và chương trình nhằm đảm bảo đủ số lượng,

chất lượng người lao động, đảm bảo mỗi vị trí lao động được bố trí đúng người đúng việc. Để có thể tuyển chọn lao động đáp ứng được yêu cầu của đơn vị, bộ

phận tuyển chọn phải nắm được định hướng phát triển lâu dài của đơn vị, xác định

rõ nhiệm vụ, mục tiêu sắp tới là gì: Tăng số thuê bao cố định, đưa vào cung cấp và khai thác các dịch vụ mới... Với việc xác địch được nhiệm vụ, nội dung này, bộ

phận tuyển chọn sẽ xây dựng được chương trình tuyển chọn phù hợp, đặt ra các tiêu chuẩn cho các ứng viên, đảm bảo sau khi tuyển chọn sẽ bố trí đúng lao động, đủ vị

trí làm việc đạt hiệu quả cao nhất, sử dụng tối đa thời gian và thiết bị.

Quá trình tuyển chọn phải được tiến hành theo một trình tự nhất định sau:

Ngoài ra, do sự thay đổi của khoa học kỹ thuật, công nghệ do đó nhu cầu cần

phải nâng cao trình độ cho người lao động luôn thay đổi, nên việc cần phải đào tạo lao động của đơn vị là tất yếu. Nhưng để công tác đào tạo mang lại hiệu quả cao thì

đơn vị cần phải xác định đúng, đủ số lượng cần phải đào tạo, nội dung và hình thức đào tạo phù hợp với yêu cầu của công việc và tình hình thực tế tại đơn vị.

Nhu cầu đào tạo thường được tính toán theo các cách thức sau:

+ Căn cứ vào tổng hao phí thời gian lao động kỹ thuật cần thiết cho từng sản

phẩm dịch vụ và quỹ thời gian lao động từng loại công nhân kỹ thuật tương ứng,

* i i i i T K t Q H

Trong đó: Kti: Nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật chuyên môn i

Ti: Tổng hao phí thời gian lao động kỹ thuật chuyên môn i cần thiết trong tương lai.

Qi: Quỹ thời gian lao động của một công nhân kỹ thuật thuộc chuyên môn i. Hi: Khả năng hoàn thành vượt mức công việc trong kỳ của một công nhân kỹ

thuật thuộc chuyên môn i.

+ Căn cứ vào số lượng máy móc, thiết bị kỹ thuật cần thiết cho quá trình sản

xuất, mức đảm nhận của một công nhân kỹ thuật và hệ số ca làm việc của máy móc

thiết bị, theo công thức:

* m ca i S H K t N  Trong đó:

Sm: Là số lượng máy móc trang bị kỹ thuật cần thiết cho quá trình sản xuất kỳ

kế hoạch.

Hca: Hệ số ca làm việc của máy móc, thiết bị.

N: Số lượng máy móc, thiết bị do một công nhân kỹ thuật phụ trách,

Trên cơ sở nhu cầu lao động cần đào tạo đã tính toán đơn vị lựa chọn một

trong số các hình thức đào tạo sau sao cho phù hợp với điều kiện của đơn vị và vẫn đảm bảo chất lượng đội ngũ lao động được đào tạo:

+ Kèm cặp, hướng dẫn tại chỗ.

+ Luân phiên thay đổi công việc.

+ Gửi đào tạo tại các trường đào tạo, với Viễn thông thì các trường đó thường là các trường trung cấp BCVT- CNTT niềm núi, Học viện Công nghệ Bưu chính

Viễn thông.

Nhu cầu tuyển mới lao động ở Viễn thông Thái nguyên là khá cao với những

yêu cầu về trình độ chuyên môn cũng như ngành nghề khá đa dạng. Tuy nhiên, chi phí cho việc tuyển chọn khá lớn nên trước khi tiến hành tuyển chọn, đơn vị cần tiến

động, tổ chức làm thêm giờ. Khi các biện pháp này không giải quyết hết khối lượng

công việc thì đơn vị mới quyết định tuyển thêm lao động.

Nguồn tuyển chọn lấy từ hai nguồn: nguồn nội bộ đơn vị và nguồn bên ngoài.

Đối với nguồn tuyển chọn nội bộ, khi có chức danh còn trống, đơn vị cần niêm yết các chức danh cần tuyển người một cách công khai trên các bảng tin, thông báo

đến các phòng ban, đơn vị trực thuộc để thông báo cho tất cả người lao động biết về

công việc còn trống. Bản niêm yết này ghi rõ những chi tiết về công việc như: tên

công việc, các tiêu chuẩn, các thủ tục cần đáp ứng khi đăng ký tuyển, mức lương và

các quyền lợi khác. Tiếp theo, người lao động cần viết đơn để đăng ký dự tuyển, có

xác nhận của người quản lý trực tiếp hiện tại. Điều này sẽ giúp người quản lý lập kế

hoạch về nguồn lực trong trường hợp nhân viên đó được thuyên chuyển. Thực hiện

tuyển chọn từ nguồn nội bộ tỏ ra ưu điểm ở chỗ đơn vị không phải đào tạo kiến thức

nhập ngành, không phải thử thách qua thời gian thử việc, nhân viên khi tiếp nhận

công việc sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn do họ đã làm quen và hiểu biết về đơn vị; đồng thời cách thức này cũng giúp tạo ra không khí thi đua, kích thích sự sáng tạo

trong CBCNV nhằm phấn đấu tới vị trí công việc thích hợp.

Đối với nguồn tuyển chọn bên ngoài, Viễn thông tỉnh có thể tiến hành tuyển

chọn sinh viên tốt nghiệp ra từ các trường cả trong và ngoài ngành. Việc tuyển chọn

từ các trường trong ngành có nhiều ưu điểm hơn do những sinh viên, học sinh ở các trường này đã có những hiểu biết nhất định về ngành. Với những ngành nghề mà

các trường trong ngành không đào tạo thì đơn vị tiến hành chiêu mộ từ các trường ngoài ngành. Để thu hút được người lao động có trình độ tay nghề giỏi về làm việc,

Viễn thông tỉnh có thể tiến hành trao học bổng cho những sinh viên có học lực giỏi

từ khi họ chưa tốt nghiệp, thuyết phục họ cam kết sau khi ra trường sẽ về làm việc

tại đơn vị. Bên cạnh đó, Viễn thông tỉnh cũng có những ưu tiên khi tuyển chọn đối

với con em CBCNV trong ngành và thực tế số lao động là con em CBCNV của đơn

vị là khá cao. Đây là một trong những chính sách của ngành đối với người lao động, do đó đơn vị không thể loại bỏ. Như vậy, mặc dù có thể có những thuận lợi ban đầu nhưng nếu các ứng viên chỉ dựa vào các ưu tiên này mà không phấn đấu trong quá

trình học tập thì Viễn thông tỉnh khó mà có được một đội ngũ lao động có trình độ,

kỹ năng cao. Do đó, việc tuyển dụng cần được dựa trên trình độ chuyên môn và

năng lực của cá nhân người lao động là chính, là ưu tiên số một, sau đó mới là tới các ưu tiên khác.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại viễn thông Thái Nguyên (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)