5. Bố cục của luận văn
3.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo tỷ lệ thời gian làm việc
thực tế
Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động theo thời gian làm việc thực tế ta sử
dụng chỉ tiêu hệ số làm việc thực tế (K) theo công thức (1.5) và tiến hành tổng hợp
thời gian làm việc thực tế tại một số bộ phận sản xuất trực tiếp ta được Bảng sau:
Bảng 3.10: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát thời gian làm việc thực tế tháng 12-2011 Đài VT thành phố Đài VT Định Hóa Đài VT Đồng Hỷ Đài VT Phổ Yên Trung bình Phân loại theo thời
gian làm việc thực tế
Giờ Giờ Giờ Giờ Giờ T.Lệ
1. Thời gian làm việc
theo qui định 480 480 480 480 480 100 %
2. Thời gian làm việc
thực tế: 423 416 413 404 414 88,38%
- Thời gian làm việc
đúng việc 315 320 330 350 329 70,63% - Thời gian làm việc
không đúng việc 108 96 83 54 85 17,75%
3. Thời gian ngừng
việc do: 47 54 57 66 55 11,63%
- Nghỉ ngơi, nhu cầu 40 40 40 40 40 8,33%
- Vi phạm kỷ luật 2 1 2 4 1 0,42%
- Công nghệ và tổ chức 3 9 11 16 9 2,00%
- Vi phạm qui trình
công nghệ 2 4 4 6 5 0,88%
Từ bảng 3.10, ta thấy hệ số sử dụng thời gian làm việc thực tế là 88,38%. Điều
này thể hiện thời gian làm việc của người lao động trên tổng thời gian theo qui định là khá cao. Trong đó, thời gian làm đúng việc là 70,63% thể hiện sự phân công công
việc tại nơi sản xuất tương đối hợp lý.
Tuy nhiên, hệ số lãng phí thời gian làm việc thực tế ở mức (11,63%) nó thể hiện
việc bố trí sản xuất vẫn còn bất cập do người lao động phải nghỉ chờ việc do chưa hiểu
rõ, qui trình tổ chức thi công, công nghệ sản xuất và kỷ luật lao động.