Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động theo mức độ bố trí đúng ngành

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại viễn thông Thái Nguyên (Trang 28 - 114)

5. Bố cục của luận văn

2.3.7. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động theo mức độ bố trí đúng ngành

(đối với từng người lao động vào từng vị trí công việc cụ thể)

Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động ta cũng có thể dựa trên chỉ tiêu hệ số

sử dụng lao động được bố trí đúng nghề (K):

K = (1.9)

Lực lượng lao động có kết cấu nghề nghiệp hợp lý là một lực lượng lao động không chỉ có số lượng lao động hợp lý mà còn cả chất lượng lao động hợp lý tức là lực lượng lao động này phải có trình độ chuyên môn, có khả năng làm việc nhưng đồng thời phải được bố trí đúng việc, đúng ngành nghề và phù hợp với sở thích

nghề nghiệp.

Ngoài các chỉ tiêu trên, khi phân tích từng chức năng cụ thể của quản lý nguồn

nhân lực chúng ta cũng có thể thấy được việc sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả

hay không. Các chỉ tiêu khác có thể dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân

lực như sự biến động lao động của công ty, mức độ vi phạm an toàn lao động, nội qui lao động và các sáng kiến cải tiến kỹ thuật,…

Số lao động được bố trí đúng nghề Tổng số lao động

Chương 3

THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỄN THÔNG THÁI NGUYÊN 3.1. Tổng quan về Viễn thông Thái Nguyên

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Viễn thông Thái Nguyên được thành lập là đơn vị kinh tế trực thuộc Tập đoàn

Bưu chính Viễn Thông Việt Nam trên cơ sở được tách khỏi Bưu điện Thái Nguyên theo Quyết định số 685/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007 của Tập đoàn Bưu chính

Viễn Thông Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động từ 01/01/2008.

Viễn thông Thái Nguyên là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, vừa kinh doanh vừa phục vụ, sản phẩm kinh

doanh chủ yếu là dịch vụ viễn thông. Viễn thông Thái Nguyên thực hiện 2 chức năng đồng thời, đó là vừa kinh doanh, vừa phục vụ. Bên cạnh mục tiêu lợi nhuận

hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp còn là công cụ

của Đảng và Nhà nước, nên nhiệm vụ đặt ra là phải đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu

thông tin của các cơ quan Đảng, chính quyền ở địa phương và cấp trên. Đồng thời

mở rộng mạng lưới phát triển dân trí đến các nơi vùng sâu, vùng xa.

Trụ sở chính của Viễn thông Thái Nguyên được đặt tại trung tâm thành phố

Thái Nguyên, số 10 đường Cách mạng tháng tám, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái nguyên.

3.1.2. Môi trường kinh doanh của Viễn thông Thái Nguyên

Những năm gần đây nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, quan hệ quốc

tế ngày càng phát triển, trình độ dân trí ngày càng cao. Do vậy nhu cầu về các loại

hình dịch vụ có chất lượng cao ngày càng là nhu cầu bức thiết đòi hỏi ngành viễn thông nhanh chóng đổi mới thiết bị, công nghệ và đề cao yếu tố con người, phát huy sức mạnh của mỗi cán bộ, công nhân viên và tập thể cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp nhằm đáp ứng kịp thời sự phát triển của xã hội.

Cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế đang phát triển mạnh, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều tham gia kinh doanh cùng lĩnh vực viễn thông; đây là ngành thuộc kết cấu hạ tầng cơ sở của nền kinh tế quốc dân, hoạt động sản xuất

kinh doanh theo luật doanh nghiệp, trong khuôn khổ pháp luật, cơ chế tài chính chặt

chẽ dưới sự điều tiết của Nhà nước. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, thị trường là yếu tố quyết định sự tồn

tại của doanh nghiệp. Mục tiêu hướng về thị trường, khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, phục vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, phù hợp với tốc độ phát triển của xã hội. Doanh nghiệp đã chú trọng tới đổi mới công

nghệ, thiết bị, phát huy sức mạnh, trí tuệ của từng thành viên và tập thể cán bộ công

nhân viên. Nhờ những bước phát triển kịp thời, doanh nghiệp đã cung cấp hệ thống

các dịch vụ ngày càng cao, nhờ áp dụng tốt các biện pháp cải tiến khoa học kỹ thuật

trong lĩnh vực tin học, điện tử, viễn thông... đáp ứng từng bước nhu cầu của xã hội, trong và ngoài nước. Doanh nghiệp đã và đang ngày càng hoàn thiện để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu phát triển của xã hội và tạo điều kiện cho việc xây dựng hạ tầng cơ

sở cho xã hội thông tin của quốc gia bước vào thời kỳ mới, khoa học công nghệ, hội

nhập và phát triển.

3.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Viễn thông Thái Nguyên

3.1.3.1. Đặc điểm về ngành, lĩnh vực kinh doanh

Viễn Thông Thái Nguyên thực hiện kinh doanh và phục vụ trên lĩnh vực Viễn

thông. Nội dung kinh doanh và phục vụ bao gồm:

- Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa

mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh;

- Tổ chức, quản lý, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ viễn thông, công nghệ

thông tin;

- Sản xuất, kinh doanh, cung ứng, đại lý vật tư, thiết bị viễn thông - công nghệ

thông tin theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị và nhu cầu của khách hàng; - Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông - công nghệ thông tin;

- Kinh doanh dịch vụ quảng cáo; dịch vụ truyền thông;

- Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng;

- Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp uỷ Đảng, chính

quyền địa phương và cấp trên;

Viễn thông là một ngành sản xuất vật chất trong nền kinh tế quốc dân và là một ngành dịch vụ nên có đầy đủ các đặc điểm chung như các ngành sản xuất vật

chất khác, nhưng đồng thời mang tính đặc thù riêng mà các ngành khách không có. Những đặc điểm riêng này có ảnh hưởng lớn về mặt kinh tế đến việc tổ chức và quản lý sản xuất, đến tổ chức lao động.

Một là, sản phẩm của ngành Viễn thông khác sản phẩm của các ngành sản

phẩm vật chất khác: nó không phải là vật thể mới, không phải là hàng hoá mà là hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức. Đối tượng lao động trong quá trình sản xuất của ngành là tin tức nên trong quá trình sản xuất ra sản phẩm Viễn thông không dùng đến nguyên vật liệu cơ bản.

Hai là, quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Viễn thông luôn gắn liền với

nhau. Trong quá trình chuyển đưa sản phẩm Viễn thông đến người tiêu dùng đòi hỏi

phải chính xác, chất lượng đạt 100% không cho phép có thứ phẩm và phế phẩm.

Ba là, sản phẩm Viễn thông không có sự biến đổi nào khác ngoài sự biến đổi không đồng đều theo thời gian, việc rút ngắn thời gian và không gian là một đặc điểm

quan trọng của quá trình truyền đưa tin tức. Điều đó có nghĩa là sản phẩm Viễn thông đòi hỏi tốc độ thông tin nhanh chóng, nếu không thì sẽ mất hoàn toàn hiệu quả có ích

của sản phẩm hay mất một phần giá trị của nó, mọi sự thay đổi khác về hình thức, nội

dung của đối tượng lao động đều ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Bốn là, để sản xuất ra sản phẩm Viễn thông hoàn chỉnh phải có ít nhất từ hai cơ sở tham gia trở lên. Như vậy, phải xây dựng mạng lưới thông tin thống nhất,

truyền tin tức phải có sự phối hợp chặt chẽ trên mạng lưới.

Những đặc điểm kinh tế đặc thù trên đây làm cho sản phẩm Viễn thông mang

tính chất toàn ngành, sản phẩm của ngành Viễn thông là toàn bộ hiệu quả có ích của

những giai đoạn sản xuất riêng lẻ trong quá trình sản xuất hoàn chỉnh - quá trình truyền đưa tin tức. Khi sản xuất sản phẩm Viễn thông tức là việc chuyển, đưa tin tức

(thực hiện dịch vụ) thì tin tức là đối tượng lao động mà lao động công nhân viên ngành Viễn thông có sự tham gia của tư liệu sản xuất tác động trực tiếp vào.

Lao động trong sản xuất kinh doanh viễn thông là một bộ phận lao động cần

thiết của toàn bộ lao động xã hội. Đó là lao động trong khâu sản xuất thực hiện chức năng sản xuất các dịch vụ viễn thông. Lao động trong khâu sản xuất nói chung và ở

các doanh nghiệp Viễn thông nói riêng chia làm hai bộ phận chủ yếu và thực hiện hai chức năng chính sau đây:

Một là, bộ phận lao động trực tiếp thực hiện các dịch vụ viễn thông như lao động làm các công việc bảo dưỡng, sửa chữa cáp, dây máy thuê bao, di chuyển lắp đặt máy điện thoại thuê bao, lao động chuyển mạch, vi ba, giao dịch... Hao phí lao

động này nhập vào giá trị sản phẩm dịch vụ viễn thông. Bộ phận lao động này sáng tạo ra giá trị mới và tạo ra thu nhập quốc dân.

Hai là, bộ phận phục vụ cho thực hiện các dịch vụ viễn thông.

Ngoài hai bộ phận lao động thực hiện hai chức năng chủ yếu của quá trình sản

xuất kinh doanh, trong doanh nghiệp Viễn thông còn có bộ phần lao động ngoài kinh doanh. Bộ phận lao động này nhiều hay ít tùy thuộc vào quy mô và cơ chế

quản lý. Trong ngành Viễn thông, căn cứ vào chức năng, nội dung công việc của

từng lao động bao gồm:

- Lao động công nghệ tức là những lao động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh (truyền đưa tin tức) như lao động làm các công việc bảo dưỡng,

sửa chữa cáp, dây máy thuê bao, lao động chuyển mạch, vi ba, giao dịch...

- Lao động quản lý là những lao động làm các công việc tác động vào mối quan

hệ giữa những người lao động và giữa các tập thể lao động của đơn vị nhằm thực hiện

quá trình sản xuất kinh doanh.

- Lao động bổ trợ là những lao động làm các công việc tác động vào quá trình chuẩn bị, quá trình đảm bảo các công việc tác động vào quá trình chuẩn bị, quá trình

đảm bảo các điều kiện cho lao động công nghệ sản xuất, kiểm tra chất lượng sản

phẩm, kiểm soát chất lượng thông tin, bảo vệ kinh tế tại doanh nghiệp, tính cước, thu cước, hướng dẫn chỉ đạo kỹ thuật nghiệp vụ...

Mỗi loại lao động nói trên có vai trò và nhiệm vụ nhất định trong quá trình sản

xuất kinh doanh của ngành Viễn thông.

3.1.2.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật mạng lưới

* Cơ sở vật chất, kỹ thuật mạng lưới Viễn thông

Hiện nay, Viễn thông Thái Nguyên đã xây dựng được cấu hình mạng chuyển

mạch gồm 2 trạm tổng đài HOST (HOST1 và HOST2) đảm bảo chất lượng thông

Viễn thông Thái nguyên từ năm 2001 đã số hóa 100% các tổng đài điện tử. Được thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau:

3.1.2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong mấy năm qua

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh xét trên chỉ tiêu doanh thu (bao gồm

doanh thu kinh doanh dịch vụ Viễn thông, doanh thu kinh doanh dịch vụ khác và doanh thu hoạt động khác) của Viễn Thông Thái Nguyên từ 2008 đến 2011.

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Viễn Thông Thái Nguyên qua một số năm

Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Doanh thu 246 207 272 314,8 Chi phí 244,72 205,25 269,3 310,2

Lợi nhuận thuần 1,28 1,75 2,7 4,6

(Nguồn: Phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính, Viễn thông Thái Nguyên, 2011)

Bảng trên cho chúng ta thấy Lợi nhuận thuần thu được tăng đều qua từng năm. Năm 2009 so với năm 2008 lợi nhuận tăng 0,47 tỷ đồng, nhưng sang đến năm 2011 thì chỉ tiêu này đã tăng 1,9 tỷ đồng và các năm đều tăng. Nhìn vào bảng 3.1 trên, ta thấy rằng Viễn thông Thái Nguyên có doanh thu thực hiện cũng như lợi nhuận

thuộc loại khá, và là một trong những đơn vị có doanh thu cao của Tập đoàn Viễn

Thông Việt Nam.

3.1.3. Đặc điểm về tổ chức lao động

3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức quản lý

Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Viễn thông Thái Nguyên gồm có:

- Bộ máy quản lý: Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng;

- Bộ máy giúp việc có các phòng ban chức năng: Phòng Tổ chức lao động,

phòng Mạng và dịch vụ, phòng Kế hoạch kinh doanh, phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính; Phòng Hành chính, Phòng Đầu tư - Xây dựng cơ bản, tổ Tổng hợp và Ban Quản lý dự án.

- Các đơn vị kinh tế trực thuộc hạch toán phụ thuộc Viễn thông Thái Nguyên gồm có 11 đơn vị: Trung tâm Truyền dẫn - Chuyển mạch, trung tâm Tin học và dịch

vụ khách hàng, trung tâm Viễn thông thành phố Thái Nguyên, trung tâm Viễn thông

tâm Viễn thông Võ Nhai, trung tâm Viễn thông Đại Từ, trung tâm Viễn thông Phú Lương, trung tâm Viễn thông Định Hóa, trung tâm Viễn thông Phổ Yên.

Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức của Viễn thông Thái Nguyên

3.1.3.2. Quy mô và cơ cấu lao động

Quy mô lao động: Nhìn vào bảng 3.2 dưới đây, ta thấy rằng Viễn Thông Thái Nguyên có quy mô lao động thuộc loại lớn. Quy mô lao động của Viễn thông Thái

Nguyên tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng giảm.

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔ CHỨC LĐ PHÒNG KẾ TOÁN TK- TC PHÒNG MẠNG VÀ DỊCH VỤ PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH PHÒNG ĐẦU TƯ XDCB PHÒNG HÀNH CHÍNH BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN TRUNG TÂM TRUYỀN DẪN MẠCH TRUNG TÂM VIỄN THÔNG THÀNH PHỐ TRUNG TÂM VIỄN THÔNG (CÁC HUYỆN, TX)

TRUNG TÂM TIN HỌC & DV KHÁCH HÀNG CÁC ĐÀI; TỔ SX; TỔ QL CÁC ĐÀI; TRẠM; TỔ SX; TỔ QL CÁC TRẠM; TỔ SX; TỔ QL CÁC TỔ SX; TỔ KỸ THUẬT TỔ QL

Bảng 3.2: Quy mô lao động của Viễn Thông Thái Nguyên Năm Tổng số lao động % tăng so với năm trước 2008 587 - 2009 539 (8,18%) 2010 486 (9,83%) 2011 495 1,85%

(Nguồn: Phòng TC - Lao động Viễn Thông Thái Nguyên)

Theo bảng trên thì lao động của Viễn Thông Thái Nguyên hàng năm giảm

8% - 9%, năm 2011 tăng 1,85%. Sự biến động số lao động ở viễn Thông Thái Nguyên bị chi phối bởi hai yếu tố: một là, số người chuyển đi và nghỉ hưu; hai là số lượng lao động được tuyển dụng mới do mới tách khỏi Bưu điện Thái Nguyên, công tác sắp xếp, bố trí lao động cho phù hợp với công việc và nhiệm vụ kinh doanh của đơn vị.

Bảng 3.3: Cơ cấu lao động Viễn Thông Thái Nguyên theo trình độ chuyên môn

2008 2009 2010 2011 Năm % % % % Tổng lao động 587 100 539 100 486 100 495 100 Đại học và trên ĐH 97 16,52 199 36,92 178 36,63 182 36,77 Cao đẳng - Trung học 243 41,40 131 24,30 119 24,49 123 24,85 Công nhân 211 35,95 186 34,51 175 36,83 180 36,36 Chưa đào tạo 36 6,13 23 4,27 14 2,06 10 2,02

(Nguồn: Phòng TC - Lao động Viễn Thông Thái Nguyên, 2011)

Qua bảng 3.3 ta thấy rằng trong những năm qua tại Viễn Thông Thái Nguyên số lượng lao động có đào tạo tăng dần từ 97 người có trình độ ĐH và trên ĐH

Số lượng lao động có trình độ Cao đẳng và Trung học cơ bản ổn định. Số công

nhân cũng ở mức ổn định mức lao động tăng cũng không nhiều. Lao động chưa đào

tạo giảm từ 36 người năm 2008 xuống 10 người năm 2011.

Cơ cấu lao động trực tiếp, gián tiếp:

Tính đến hết năm 2011 tổng số lao động Viễn thông Thái Nguyên là 495

người. Trong đó:

Lao động gián tiếp: 63 người

Khối sản xuất: 422 người

Khối phục vụ (bảo vệ, lái xe, tạp vụ): 10 người

3.2. Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại Viễn thông Thái Nguyên

3.2.1. Công tác phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc

Trước đây có thể nói rằng việc đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại viễn thông Thái Nguyên (Trang 28 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)