5. Bố cục của luận văn
3.3.6. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động theo mức độ đúng ngành nghề đào tạo
Sử dụng công thức (1.9) và tổng hợp tình hình thực tế về việc bố trí lao động
Bảng 3.14: Bảng lao động theo ngành nghề đào tạo
LĐ làm đúng ngành
LĐ làm trái ngành Viễn thông Thái Nguyên Hiện
có
SL % SL %
A- KHỐI QUẢN LÝ GIÁN TIẾP 73 57 78,08 16 21,92 1.Ban Giám đốc 7 7 100,00 0 0,00
2.Phòng Tổ chức LĐ 8 6 75,00 2 25,00
3. Phòng Kế toán- Thống kê- Tài chính 11 10 90,91 1 9,09
4. Phòng Mạng và Dịch vụ 11 7 63,64 4 36,36
5. Phòng Kế hoạch- Kinh doanh 8 7 87,50 1 12,50
6. Phòng Đầu tư XDCB 6 4 66,67 2 33,33
7. Phòng Hành chính 16 12 75,00 4 25,00
8. Ban Quản lý dự án 6 4 66,67 2 33,33
B-KHỐI TRỰC TIẾP SẢN XUẤT 422 378 89,57 44 10,43
TỔNG CỘNG (A+B) 495 435 87,88 60 12,12
(Nguồn: Phòng TCCB - LĐ, Viễn thông Thái Nguyên, 2011)
Từ bảng 3.14, ta thấy lao động của Viễn thông Thái Nguyên làm trái nghề ở
một số bộ phận vẫn rất nhiều. Điều này thể hiện đặc điểm của doanh nghiệp nhà
nước trong quá trình hoạt động thường tuyển dụng và bố trí lao động vẫn dựa nhiều
vào các mối quan hệ và con em trong ngành sẽ được ưu tiên tuyển dụng mặc dù có thể người đó không được đào tạo đúng nghề mình đang đảm nhận.
Ngoài ra, sau khi thành lập một số bộ phận có thể sử dụng lao động có trình độ không cao như Đội bảo vệ, bộ phận phục vụ thường tuyển dụng các con em hoặc người quen biết trong ngành dẫn đến tỷ lệ lao động làm việc trái ngành trong các bộ
phận này rất lớn.
Hoặc một số bộ phận như phòng Hành chính, Phòng Mạng và dịch vụ, vẫn có
một tỷ lệ cao lao động làm việc trái ngành. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của đơn vị. Đồng thời, gây lãng phí lao động trong
3.4. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Viễn thông Thái Nguyên
3.4.1. Những kết quả đã đạt được
Do không có chỉ tiêu cụ thể nào có thể đánh giá bao quát được hết hiệu quả sử
dụng lao động nên ngoài các chỉ tiêu đã nêu trong Mục 3.3, ta có thể dựa vào việc
phân tích các nội dụng của công tác quản lý nguồn nhân lực ảnh hưởng đến hiệu
quả sử dụng lao động Mục 3.2 để thấy rõ hơn về hiệu quả sử dụng lao động. Dưới đây là những nhận định chung nhất về tình hình sử dụng lao động:
Người lao động của Viễn thông Thái Nguyên không ngừng được đào tạo nâng
cao trình độ tay nghề, tích luỹ kinh nghiệm. Với bản tính người Việt Nam ham học
hỏi, người lao động đã nhanh chóng nắm bắt được các kỹ năng làm việc và ngày càng nâng cao tính chuyên nghiệp trong lao động sản xuất.
Người lao động được đảm bảo mức thu nhập bình quân cao trong mặt bằng
thu nhập chung của xã hội và chế độ phúc lợi khác cho người lao động như trợ cấp,
chế độ đào tạo cho con em trong ngành, các chương trình nghỉ dưỡng, đãi ngộ, các
phong trào thi đua, hoạt động đoàn thể.
Hệ thống quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường làm việc được áp
dụng theo tiêu chuẩn quốc tế nên trong quá trình thi công các dự án vừa qua, không có trường hợp tai nạn lao động nghiêm trọng nào xảy ra.
Người lao động đã góp phần tích cực vào hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị tạo doanh thu và lợi nhuận cao.
3.4.2. Một số tồn tại cần giải quyết
Ngoài những kết quả đã đạt được như trên, Viễn thông Thái Nguyên cũng đang tồn tại nhiều hạn chế trong quá trình sử dụng nguồn nhân lực như sau:
- Năng suất lao động vẫn thấp hơn năng suất lao động của các đơn vị khác
trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông.
- Hệ thống trả lương, trả thưởng chưa tạo động lực cho người lao động trong
hoạt động sản xuất kinh doanh, không thực hiện được các chính sách duy trì và thu
hút các lao động giỏi về làm việc. Việc trả lương, trả thưởng cho người lao động
còn mang tính chất cào bằng, giữa các chức danh công việc trong thang bảng lương
không có sự phân biệt rõ ràng về yêu cầu trình độ, kinh nghiệm làm việc (chênh lệch mức lương giữa công nhân với kỹ sư, hoặc người quản lý không nhiều) nên hệ
thống thang bảng lương hiện tại chỉ có ý nghĩa trong việc thu hút công nhân, lao động giản đơn.
- Chính sách tuyển dụng của Viễn thông Thái Nguyên hiện đang được thực hiện
một cách rất thụ động, không có chiến lược lâu dài về nguồn nhân lực như chính sách
thu hút và duy trì các lao động có trình độ chuyên môn cao.
- Công tác đào tạo nguồn nhân lực được thực hiện chủ yếu theo yêu cầu của
các bộ phận chứ chưa có chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực rõ ràng,
chưa xác định được hiệu quả đào tạo.
- Việc giám sát, quản lý, chấm công người lao động làm việc tại một số bộ
phận vẫn chưa thật sự nghiêm túc và việc giám sát thời gian làm việc chưa hợp lý
dẫn đến lãng phí nhiều chi phí lao động cho công việc.
- Một số bộ phận vẫn có sự dư thừa lao động và chưa có kế hoạch đào tạo, điều động hoặc giải quyết chế độ cho các lao động này.
Như vậy, có thể thấy ngoài những kết quả đã đạt được trong công tác quản lý sử
dụng nguồn nhân lực vẫn còn một số những tồn tại mà Viễn thông Thái Nguyên phải
thực hiện mạnh mẽ và kiên quyết thì mới có thể xây dựng được lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong xu thế hội nhập ngày càng mạnh mẽ hiện nay.
Chương 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỄN THÔNG THÁI NGUYÊN
4.1. Phương hướng và mục tiêu hoạt động kinh doanh của Viễn thông Thái Nguyên
4.1.1. Phương hướng và mục tiêu hoạt động kinh doanh của Viễn thông Thái Nguyên
4.1.1.1. Mục tiêu hoạt động kinh doanh của Viễn thông Thái Nguyên
Triển khai tốt chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
các cấp và Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng; Nghị quyết số 123-
NQ/ĐUTĐBCVT của Đảng ủy Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về nâng
cao hiệu quả SXKD trong giai đoạn mới.
Phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch Tập đoàn giao năm 2012, tốt độ tăng trưởng doanh thu từ trên 15%, năng suất lao động tăng 10%, nộp ngân sách đầy đủ, đúng quy định. Thực hiện tốt chính sách xã hội và chăm lo đến đời sống người lao động đảm bảo có thu nhập ổn định và có cải thiện.
Đẩy mạnh việc phổ cập dịch vụ điện thoại cố định và Internet, đến tất cả các
xã trong tỉnh. Đảo đảm 100% số xã có điểm truy cập dịch vụ điện thoại công cộng,
70% số xã có điểm truy cập Internet công cộng, 100% số huyện được cung cấp dịch
vụ Internet băng rộng.
Phổ cập các dịch vụ viễn thông, phát triển các điểm bán lẻ và đại lý, thuê bao MyTV tới tất cả các xã, thôn trong tỉnh; Cung cấp các dịch vụ viễn thông đa dạng phong phú cho người tiêu dùng; bảo đảm 100% người sử dụng được truy cập miễn
phí các dịch vụ bắt buộc: thông tin cứu hỏa; cấp cứu y tế; thông tin khẩn cấp về an
ninh, trật tự xã hội... Duy trì, mở rộng, bảo đảm thông tin tìm kiếm, cứu nạn và phòng chống thiên tai.
Các trường học, bệnh viện, các sở, ban, ngành, chính quyền cấp tỉnh và huyện xã
được kết nối Internet và kết nối với mạng diện rộng của tỉnh. Đảm bảo hạ tầng viễn
thông, Internet cho ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính phủ điện tử, thương
mại điện tử, các dịch vụ ngân hàng, tài chính, hải quan…
Đến năm 2015, Thái Nguyên phấn đấu chỉ tiêu viễn thông ở mức khá của cả nước, mật độ thuê bao cố định đạt 30%, thuê bao di động đạt 55%, mật độ thuê bao
Đến năm 2020 sẽ là sự hội tụ của các thuê bao viễn thông. Thời điểm này việc
phân biệt thuê bao di động, thuê bao cố định và thuê bao Internet chỉ là tương đối. Khi đó, với một thiết bị viễn thông người dân có thể sử dụng các dịch vụ của thuê bao cố định, thuê bao di động và truy cập và sử dụng dịch vụ Internet mọi lúc mọi nơi. Mật độ thuê bao điện thoại toàn tỉnh đạt khoảng 90%.
* Các chỉ tiêu chất lượng viễn thông - Internet đến năm 2015
Tốc độ truy nhập Internet băng rộng qua mạng nội hạt không dưới 4Mb/s, đối với
truy nhập Internet qua mạng truyền hình cáp không dưới 8Mb/s.
Tốc độ truy nhập Internet qua điện thoại di động đạt tối thiểu 32Kb/s đối với công
nghệ GSM/GPRS, công nghệ CDMA 192Kb/s, CDMA băng rộng trên 1Mb/s.
Tốc độ truy nhập mạng qua các thiết bị cá nhân di động Wifi, Wimax không dưới 1Mb/s, tốc độ truy nhập theo Wimax không dưới 10Mb/s.
Đối với dịch vụ yêu cầu thời gian thực (thoại cố định và di động) thời gian
nghẽn mạng không được quá 6 giờ/năm.
4.1.1.2. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Viễn thông Thái Nguyên
Phát triển Viễn thông Thái Nguyên dựa trên cơ sở các quy hoạch phát triển
Viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn chiến lược quốc gia đến năm 2020, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương phục
vụ tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng, nâng cao mức hưởng thụ thông tin, góp phần nâng
cao dân trí.
Phát triển mạng lưới viễn thông rộng khắp mọi vùng miền trong tỉnh; ưu tiên
các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet; nâng cao chất lượng dịch vụ, từng bước áp dụng công nghệ mới và kỹ thuật hiện đại. Phát
triển đi đôi với quản lý và khai thác có hiệu quả, ổn định, bền vững và lâu dài.
4.1.2. Phương hướng về công tác nguồn nhân lực
Với mục tiêu phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng
yêu cầu hội nhập, Viễn thông Thái nguyên đề ra phương hướng về công tác nguồn
nhân lực như sau:
- Khai thác tận dụng và phát huy cơ sở vật chất hạ tầng và nguồn nhân lực tại
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng mạng lưới và dịch vụ, cải
thiện điều kiện làm việc và thu nhập của người lao động, nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường bằng mở rộng, phát triển đa dạng hoá các loại hình dịch vụ phục
vụ; huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tạo thế và lực mới để phát
triển ngành viễn thông bền vững.
- Tận dụng, phát huy được lợi thế sức trẻ của lao động tại đơn vị để đẩy tốc độ
phát triển nhanh hơn, phù hợp với tiềm năng cũng như phù hợp với yêu cầu của thời
kỳ mới, CNH - HĐH.
- Có chính sách huy động và thu hút các lao động giỏi, người tài phù hợp với
chuyên ngành Viễn thông về công tác tại đơn vị.
4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Viễn thông Thái Nguyên thông Thái Nguyên
4.2.1. Hoàn thiện công tác định mức lao động và hoạch định nguồn nhân lực
4.2.1.1. Công tác định mức lao động
Công tác định mức lao động là cơ sở và nội dung của công tác tổ chức lao động khoa học, là lĩnh vực hoạt động và xây dựng và thực hiện các mức lao động
trong tất cả các dạng lao động, định mức lao động là xác định những mức hao phí lao động cần thiết cho việc thực hiện những thao tác hoặc những công việc cụ thể trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định, cường độ lao động bình thường và tổ
chức lao động hợp lý để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hay hoàn thành một công
việc nhất định, việc xác định định mức lao động cho phép xác định mức tiến bộ của
những hình thức tổ chức lao động trên cơ sở đối chiếu những hao phí lao động khi
thực hiện các công việc trong những phương án tổ chức lao động khác nhau.
Định mức lao động của Viễn thông Thái Nguyên tuân theo quy định của Ngành. Trên cơ sở định mức này đơn vị sẽ bố trí, sắp xếp lao động từ các phòng ban chức năng tới các đơn vị sản xuất trực thuộc.
Việc nghiên cứu và phổ biến các phương pháp lao động hợp lý, khoa học tại
Viễn thông Thái nguyên và các đơn vị trong VNPT nói chung chưa được quan tâm đúng mức.
Hiện nay hầu hết đều được thực hiện theo quy trình sau:
Qua quá trình thực hiện theo sơ đồ trên, ta thấy nổi nên một số nhược điểm và tồn tại sau:
Các căn cứ xây dựng định mức chưa hoàn thiện do quy trình, quy phạm, thể
lệ thủ tục thay đổi rất nhanh để đáp ứng được sự thay đổi nhanh chóng của công
nghệ, khoa học kỹ thuật; liên tục có sự sắp xếp lại sản xuất, thay đổi tổ chức quản lý nên các định mức chóng bị lỗi thời, lạc hậu.
Đội ngũ cán bộ quản lý và xây dựng mức còn yếu, lực lượng mỏng, còn nhiều hạn chế trong công tác xây dựng định mức.
Mỗi vùng địa lý, mỗi đơn vị có nhiều đặc điểm riêng khác nhau, dẫn tới điều kiện lao động và làm việc khác nhau nên khó áp dụng một định mức chung cho
tất cả các đơn vị trong VNPT.
Tuy nhiên tiến hành nghiên cứu và phổ biến các phương pháp, thao tác lao động hợp lý, xây dựng được định mức chung có cơ sở khoa học là tiền đề để tăng năng suất lao động, hiệu quả lao động; là cơ sở để thi đua. Do vậy theo tôi biện pháp đưa ra đối với Viễn thông Thái Nguyên nói riêng và các đơn vị trong VNPT nói chung về vấn đề này như sau:
* Tại đơn vị thuộc Viễn thông tỉnh như Viễn thông Thái Nguyên
Nên chia lao động ra các nhóm nhỏ hay các tổ, có tổ trưởng phụ trách, nhóm đó
gồm các thành viên cùng thực hiện một loại công việc như nhau. Cho các lao động đã
được đào tạo (thuần thục nghề nghiệp) trong cùng một điều kiện hoàn cảnh tốt như nhau cùng thi đua thực hiện một công việc được giao. Sau đó tiến hành phân tích, so
sánh thao tác lao động của những lao động với nhau trên một số tiêu trí đã được lựa
chọn sẵn với sự cố vấn của các chuyên gia để từ đó lựa chọn được những thao tác phương pháp lao động tiên tiến.
Đơn vị dựa trên kết quả thu được xây dựng bản phân tích công việc lên Viễn
thông tỉnh; Viễn thông tỉnh thành lập một tiểu ban, có sự tham gia của các chuyên gia cố vấn về lĩnh vực nghiên cứu thu thập các số liệu khảo sát tại các đơn vị cơ sở
nghiên cứu, thảo luận để từ đó xây dựng nên các chuẩn mực tại đơn vị.
* VNPT
VNPT chỉ cần tiến hành tập hợp các chuẩn mực của các Viễn thông tỉnh từ đó
xây dựng nên chuẩn mực chung cho toàn mạng lưới đối với từng loại dịch vụ, từng VNPT (nghiên cứu và xây dựng) Viễn thông Tỉnh (Thành phố) Các Đơn vị trực thuộc Viễn thông tỉnh (TP) Hướng dẫn Hướng dẫn
công việc nếu dịch vụ đó được thực hiện trên toàn mạng lưới với điều kiện như nhau; ngược lại có thể để ở một khoảng mức chung có thể đáp ứng được tại các đơn
vị thành viên.
Như vậy có thể tóm tắt lại quá trình đó như sau:
Vì thế, Viễn thông Thái Nguyên cần xây dựng và tổ chức, quản lý tốt công tác định mức lao động và định biên lao động, bố trí phân công lao động phù hợp với