Công tác phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại viễn thông Thái Nguyên (Trang 56 - 64)

5. Bố cục của luận văn

3.2.4. Công tác phát triển nguồn nhân lực

Bước vào thời kỳ đổi mới: Ngành Thông tin truyền thông Việt Nam đổi mới

hoàn toàn về kỹ thuật từ mạng thông tin Analog chuyển sang mạng thông tin số, từ

các tuyến vi ba băng hẹp, dây trần, cáp đối xứng thay thế bằng mạng chuyển mạch

tự động điện tử số. Đây là cuộc cách mạng kỹ thuật lớn của ngành, để tạo đà cho cả

xã hội phát triển. Để làm chủ được trang thiết bị hiện đại, đòi hỏi phải có lực lượng

quản lý có trình độ, năng lực. Vì vậy Viễn thông Thái Nguyên đã gửi nhiều lượt cán

bộ công nhân viên đi đào tạo trong và ngoài nước về kỹ thuật, nghiệp vụ và công tác quản lý mới; kết hợp vừa đào tạo ngắn hạn và đào tạo dài hạn để bổ sung, hỗ trợ

lẫn nhau.

Mấy năm gần đây, công tác phát triển nguồn nhân lực của Viễn thông Thái

Nguyên đặc biệt chú trọng. Quán triệt sự chỉ đạo của Tập đoàn cùng với nhận thức

về vai trò quyết định của yếu tố con người đối với hoạt động sản xuất kinh doanh,

kế hoạch chiến lượng 5 năm giai đoạn 2010 - 2015 của Viễn thông Thái nguyên đã chỉ rõ: "Xây dựng đội ngũ lao động có phẩm chất chính trị, trình độ kỹ thuật nghiệp

vụ cao, nắm vững khoa học công nghệ kỹ thuật mới, phát huy tốt truyền thống của

ngành, của dân tộc, đủ sức trong thế hội nhập cạnh tranh theo định hướng XHCN". Với lực lượng lao động gần 500 người, có trình độ, tay nghề và kinh nghiệm

về chuyên môn và nghiệp vụ là một thuận lợi để Viễn thông Thái nguyên hoàn thành mục tiêu phát triển hàng năm cũng như mục tiêu lâu dài. Tuy nhiên đó mới

chỉ là vấn đề số lượng lao động, vấn đề quan trọng hơn là chất lượng lao động. Do

sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ, nhu cầu của khách hàng ngày

càng cao đòi hỏi nhiều dịch vụ mới, sự đầu tư trang thiết bị mới, hiện đại yêu cầu đội ngũ lao động phải cập nhật kiến thức, nâng cao tay nghề mới có thể hoàn thành công việc. Để phát triển nguồn nhân lực, Viễn thông Thái nguyên đã thực hiện hai

biện pháp. Đó là tuyển mới để bổ sung nguồn nhân lực hàng năm và nâng cao năng

3.2.4.1. Bổ sung nguồn nhân lực thông qua tuyển dụng

Căn cứ vào kế hoạch nhân lực được lập hàng năm đã được Tập đoàn duyệt,

Viễn thông Thái nguyên tiến hành tuyển dụng nguồn nhân lực. Công tác tuyển dụng được thực hiện theo quy chế tuyển dụng lao động của Tập đoàn, quyết định số

686/QĐ-TCCB-HĐQT ngày 06/12/2007 của Hội đồng Quản trị Tập đoàn Bưu

chính Viễn thông Việt Nam.

Trình tự tuyển dụng lao động ở Viễn thông Thái Nguyên được tiến hành như sau: a) Xác định điều kiện và tiêu chuẩn của đối tượng tham gia dự tuyển:

Các tiêu chuẩn cụ thể của đối tượng tham gia dự tuyển phụ thuộc vào kết quả

kế hoạch nhân lực hàng năm đã được Tổng công ty phê duyệt. Trong đó chỉ rõ số lượng lao động cần tuyển, thuộc lĩnh vực gì, các yêu cầu về trình độ, ngành nghề.

Các tiêu chuẩn này được thông báo công khai trong thông báo tuyển dụng của Viễn

thông tỉnh.

Điều kiện của người dự tuyển phải thoả mãn những yếu tố sau:

- Là công dân Việt Nam, thường trú trên lãnh thổ Việt Nam

- Có đủ sức khoẻ, tuổi từ 18 đến 35 đối với nữ, từ 18 đến 40 đối với nam.

- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án tù, cải

tạo không giam giữ, đang bị quản chế hoặc bị áp dụng các biện pháp giáo dục bắt

buộc tại địa phương hoặc bị áp dụng các biện pháp hành chính như: Đưa vào cơ sở

chữa bệnh, cơ sở giáo dục nhân phẩm, trong thời gian bị cấm đảm nhiệm chức vụ,

cấm hành nghề hoặc làm một số công việc nhất định.

- Hồ sơ cá nhân tham gia dự tuyển phải gồm có:

+ Bản sơ yếu lý lịch rõ ràng, có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc nơi đang công tác, dán ảnh 4 x 6.

+ Đơn xin việc làm.

+ Giấy khám sức khoẻ tại các cơ sở Y tế có thẩm quyền cấp không quá 6 tháng. + Bản chính hoặc bản sao có công chứng các loại giấy tờ: Giấy khai sinh, văn bằng

tốt nghiệp, chứng chỉ đào tạo, kết quả học tập theo các văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng

nhận ưu tiêu hoặc các giấy chứng nhận khác như: sổ lao động, sổ bảo hiểm xã hội, xác

nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội...

b) Lập hội đồng thi tuyển

Giám đốc Viễn thông tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển. Thành phần Hội đồng thi tuyển gồm có: đại diện ban Giám đốc làm chủ tịch hội đồng, đại

diện Công đoàn Viễn thông tỉnh, đại diện phòng tổ chức làm thường trực, đại diện các đơn vị sản xuất trực thuộc Viễn thông tỉnh và các chuyên gia am hiểu sâu về các

lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ thuộc các chức danh cần tuyển.

Hội đồng thi tuyển thực hiện các nhiệm vụ:

- Soạn thảo nội dung thi, tổ chức thi, lập danh sách chấm thi cho từng môn.

- Thông qua thể lệ, nội quy thi, xử lý thí sinh vi phạm kỷ luật.

- Tổ chức chấm điểm, lên kết quả điểm thi của từng cá nhân.

- Giải quyết các công việc có liên quan đến nội dung và kết quả chấm điểm thi.

c) Tổ chức thi tuyển

Trước ngày tổ chức thi tuyển, Viễn thông tỉnh thông báo tuyển dụng công khai

và tiếp nhận hồ sơ ít nhất trước 30 ngày. Nội dung thông báo gồm:

- Những thông tin chính về Viễn thông Thái Nguyên.

- Số lượng và chức danh (hoặc chuyên ngành) cần tuyển dụng.

- Địa chỉ và điều kiện làm việc.

- Điều kiện của người tham gia dự tuyển.

- Địa điểm, thời gian nhận hồ sơ và tổ chức thi tuyển.

- Yêu cầu về nội dung thi của từng loại chức danh (hoặc chuyên ngành) cần tuyển.

Các đối tượng được xét cộng điểm ưu tiên khi tuyển sinh: Thân nhân chủ yếu

của liệt sĩ, thương binh, người dân tộc thiểu số, người được Nhà nước phong tặng

danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động. con cán bộ công nhân

viên đã và đang công tác trong ngành. Điểm cộng thêm tối đa không quá 2 điểm đối

với hệ điểm chuẩn 10 trên tổng số điểm của các môn thi.

Hội đồng thi tuyển sẽ tiến hành chấm điểm, lên bảng điểm của từng cá nhân

trình Giám đốc và thông báo công khai kết quả kỳ thi chậm nhất sau 15 ngày kể từ

ngày kết thúc thi.

d) Lập hội đồng tuyển dụng

Giám đốc Viễn thông tỉnh ra quyết định thành lập hội đồng tuyển dụng, thành phần gồm có: Giám đốc làm chủ tịch Hội đồng, Trưởng phòng tổ chức - lao động là

thường trực, đại diện Công đoàn và một số chuyên gia am hiểu các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ thuộc các chức danh cần tuyển.

Hội đồng tuyển dụng căn cứ vào số lượng lao động cần tuyển, kết quả điểm thi

sẽ xét công nhận kết quả trúng tuyển theo nguyên tắc: điểm trúng tuyển được xét

lấy từ cao nhất trở xuống (nhưng tối thiểu phải đạt điểm trung bình các môn thi) cho

đến hết chỉ tiêu tuyển dụng. Sau đó Thường trực Hội đồng lập danh sách thí sinh trúng tuyển trình Giám đốc Viễn thông tỉnh.

Hội đồng tuyển dụng thông báo công khai điểm chuẩn của kỳ thi, gửi giấy báo

cho những thí sinh đạt kết quả theo yêu cầu của kỳ thi chậm nhất là 30 ngày kể từ

ngày tổ chức kỳ thi.

e) Ký kết hợp đồng lao động

Có hai trường hợp khi ký kết hợp đồng lao động

Thứ nhất, đó là những đối tượng không qua hình thức thi tuyển. Đây là các đối tượng do yêu cầu quản lý và nhu cầu sản xuất kinh doanh cần tuyển dụng do Hội đồng tuyển dụng thông qua. Các đối tượng này gồm:

- Cán bộ quản lý, các chuyên gia giỏi làm việc tại các đơn vị thành viên của

Tập đoàn, cơ quan quản lý Nhà nước hoặc các doanh nghiệp khác.

- Các cán bộ chuyên môn có học hàm, học vị cao.

Thứ hai, các đối tượng đã trúng tuyển qua kỳ thi tuyển dụng. Chậm nhất 45

ngày kể từ ngày thông báo kết quả thi, Giám đốc Viễn thông tỉnh sẽ ra quyết định

tiếp nhận những người đạt tiêu chuẩn để thoả thuận, ký kết hợp đồng lao động.

Sau khi được tuyển dụng vào làm việc tại Viễn thông Thái Nguyên, người lao động phải trải qua một thời gian thử việc, trước khi ký giao kết hợp đồng lao động.

Thời gian thử việc được quy định như sau: 2 tháng đối với các chức danh có yêu cầu

trình độ chuyên môn kỹ thuật từ đại học trở lên; 1 tháng đối với các chức danh khác.

Việc tuyển dụng thông qua hình thức thi tuyển là khá tốn kém nhưng bù lại sẽ đảm bảo được yêu cầu về chất lượng lao động. Thực tế trong 3, 4 năm trở lại đây, các đối tượng được tuyển dụng ở Viễn thông Thái Nguyên qua thời gian thử việc đã hoàn thành tốt công việc được giao và được giao kết hợp đồng lao động.

Bảng 3.5: Tình hình tuyển dụng lao động tại Viễn thông Thái Nguyên

Đơn vị: Người

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tuyển Kế hoạch Thực tuyển Kế hoạch Thực tuyển Kế hoạch Thực tuyển Lao động quản lý 3 2 7 5 9 8 3 3 Lao động công nghệ 22 17 27 23 35 33 45 39 Lao động phụ trợ 8 6 11 7 8 8 Tổng số 33 25 45 35 44 41 56 50

(Nguồn: Phòng TC - LĐ, Viễn thông Thái Nguyên, 2011)

Nhìn vào bảng 3.5, có thể dễ dàng thấy rằng số lao động thực tuyển ít hơn so với kế hoạch đề ra (đạt từ 70% - 85%). Nguyên do của sự chênh lệch này là: số

lượng lao động được phép tuyển dụng là do Tập đoàn duyệt. Thêm nữa, thời điểm

tuyển dụng là giữa năm kế hoạch nên đã có sự điều chỉnh phù hợp với thực tế sản

xuất kinh doanh và nguyên nhân cuối cùng là công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực

còn những hạn chế nhất định.

Công tác tuyển chọn nguồn nhân lực tại Viễn thông Thái Nguyên bên cạnh

những thành công là tuyển chọn được người có khả năng đáp ứng ngay với công việc còn hạn chế ở chỗ: Cơ cấu lao động tuyển dụng không cân đối, có nhiều người

trình độ đại học, cao đẳng vào làm việc của công nhân như bộ phận dây cáp, bảo dưỡng... Dẫn đến sự mặc cả về nghề nghiệp, ngại lao động nặng. Trong đó, lực lượng cao đẳng, đại học Viễn thông rất ít.

3.2.4.2. Nâng cao năng lực làm việc thông qua công tác đào tạo

Viễn thông Thái Nguyên là một trong những đơn vị thành viên của Tập đoàn

Bưu chính Viễn thông Việt Nam rất chú trọng tới công tác đào tạo phát triển lực lượng lao động, đào tạo một mặt giúp đội ngũ lao động hoàn thiện mình, có nhiều hơn cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, một mặt giúp đơn vị thích ứng được những đòi hỏi về chất lượng cao trong công việc đòi hỏi và trong tương lai. Đào tạo là một

hoạt động được tiến hành thường xuyên, nhằm bổ sung kiến thức ngành nghề, cập

nhật kiến thức mới, nâng cao trình độ theo yêu cầu công tác, tạo ra đội ngũ lao động có cơ cấu hợp lý. Mỗi cán bộ công nhân viên đã được tuyển dụng đều phải qua đào tạo theo đúng yêu cầu của chức danh và nhiệm vụ được giao.

Các loại hình đào tạo đang được áp dụng tại Viễn thông Thái Nguyên gồm có:

- Đào tạo Đại học, cao đẳng: gồm cả chính quy và tại chức, đào tạo tại Học

viện BCVT hoặc các trường khối đại học khác.

- Đào tạo Trung học chuyên nghiệp: gồm cả hai hình thức đào tạo là tại chức và chính quy, đối tượng là cán bộ CNV trong ngành và học sinh phổ thông (trường

trung học bưu chính - CNTT miền núi).

- Đào tạo công nhân (trường trung học bưu chính - CNTT miền núi): đối tượng là học sinh phổ thông

- Đào tạo từ xa: chủ yếu là hình thức tham dự các khoá bồi dưỡng ngắn ngày do Tập đoàn thực hiện thông qua hệ thống truyền dẫn, hội nghị truyền hình và do

các trường trong tỉnh tổ chức.

Trình tự thực hiện công tác đào tạo ở Viễn thông Thái Nguyên như sau:

a) Xác định nhu cầu đào tạo: nhu cầu đào tạo được lập theo hướng dẫn hàng

năm của Tập đoàn. Viễn thông Thái Nguyên căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh

doanh, kế hoạch mở các dịch vụ mới... xác định nhu cầu đào tạo và trình Tập đoàn

Bưu chính Viễn thông Việt Nam. b) Chọn người cử đi đào tạo

Việc lựa chọn cử người đi đào tạo xuất phát từ quy hoạch đào tạo của Viễn

thông tỉnh, với định hướng là tập trung vào các trình độ cao, chuyên môn sâu, các

chuyên đề có tính cấp thiết, khuyến khích đào tạo chính quy tập trung, dồi dưỡng

nâng cao thành thạo nghề nghiệp. Viễn thông Thái Nguyên có Hội đồng xét cử người đi đào tạo, đảm bảo công khai, công bằng và dân chủ. Giám đốc Viễn thông

tỉnh ra quyết định bằng văn bản danh sách những người được cử đi đào tạo.

Đối tượng được cử đi đào tạo: Là cán bộ công nhân viên của Viễn thông Thái

Nguyên, thuộc diện sắp xếp, bố trí theo kế hoạch dài hạn về phát triển nhân lực

nhằm tạo ra cơ cấu lao động hợp lý, là những người theo yêu cầu bố trí vào chức danh lao động, phải đào tạo bổ sung kiến thức còn thiếu so với tiêu chuẩn; là những người theo yêu cầu chuyển đổi chức danh của Viễn thông tỉnh hoặc chuyển nghề. Ngoài ra đối tượng còn bao gồm những người đi đào tạo theo nguyện vọng riêng.

Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm do những ràng buộc nhất định đối với đối tượng. Điều kiện và tiêu chuẩn của đối tượng được cử đi đào tạo:

- Đối với đào tạo trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học: những người được cử đi đào tạo phải có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn sau: đã ký hợp đồng

không xác định thời hạn (với các bậc đào tạo dài hạn) hoặc hợp đồng lao động có xác định thời hạn từ 1 năm trở lên (với những người tham gia có khoá bồi dưỡng

ngắn hạn); phải thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ được giao, không vi phạm kỷ

luật lao động từ khiển trách trở lên tại thời điểm xét cử đi đào tạo; đáp ứng yêu cầu

tuyển sinh đối với từng trình độ đào tạo và khoá đào tạo; phải thuộc diện nằm trong

kế hoạch chi phí đào tạo.

- Đối với người dự tuyển đào tạo sau đại học: ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn như đối với đối tượng đào tạo Đại học, còn cần có những tiêu chuẩn sau: Một là, đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo tại quy chế tuyển sinh sau đại học. Hai là, có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực đăng ký dự thi từ 3 năm trở lên. Ba là, phải có bằng tốt nghiệp Đại học xếp loại khá đúng với chuyên ngành hoặc gần chuyên ngành đào tạo cao học.

Bốn là, với người mới tốt nghiệp Đại học có bằng xếp loại giỏi trở lên nếu đúng

với chuyên ngành đào tạo thì không cần đủ thời gian 3 năm công tác trong ngành.

Năm là, với những người có bằng tốt nghiệp Đại học xếp loại trung bình (trừ

hình thức đại học tại chức) muốn được tuyển đào tạo cao học phải có sáng kiến cải

tiến hoặc có công trình nghiên cứu khoa học được công nhận từ cấp tỉnh trở lên. Trong những năm qua Viễn thông tỉnh đã cử một số cán bộ có trình độ đại học đi đào tạo sau đại học qua quá trình thi tuyển đối với chuyên ngành viễn thông chưa đạt kết

quả, một số ít cán bộ thi, trúng tuyển ngành kinh tế, do vậy đến nay có rất cán bộ có

trình độ sau đại học.

c) Đảm bảo quyền lợi đối với những người được đi đào tạo

Quyền lợi của người được cử đi đào tạo thực hiện theo hướng dẫn của Tập

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại viễn thông Thái Nguyên (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)