Nếp sống của sinh viên trong hoạt động tập thể, cá nhân và lao động

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục nếp sống cho sinh viên nội trú trường cao đẳng nghề việt sô số 1 bộ xây dựng (Trang 42 - 47)

lao động

Ngoài thời gian tự học, SV sử dụng thời gian rỗi của mình tham gia vào các sinh hoạt giải trí văn nghệ, thể dục, thể thao và lao động như: Tham gia hoạt động thưởng thức văn hoá nghệ thuật; tìm hiểu, nắm bắt thông tin thời sự; tham gia biểu diễn văn nghệ, câu lạc bộ, hội thi SV; tham gia lao động giữ gìn, làm đẹp môi trường; tham gia các sinh hoạt của Đoàn, hội SV, của KTX; tham gia các hội thi thể thao, luyện tập thể dục, chơi thể thao; tham gia các công tác xã hội; tham gia các hoạt động khác như đi làm thêm ...

Các hoạt động trên rất phong phú, đa dạng và tự nguyện. Các hoạt động đó thể hiện việc SV sử dụng thời gian rỗi như thế nào và chính điều này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc hình thành, phát triển nhân cách SV cũng như nếp sống văn hoá lành mạnh ở SV.

Để đánh giá thực trạng nếp sống SV trong sinh hoạt và lao động cũng như các công việc khác thực hiện vào thời gian rỗi, chúng tôi tiến hành khảo sát các biểu hiện và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.4: Các biểu hiện của nếp sống SV trong sinh hoạt và lao động (điểm trung bình tối thiểu là 1, tốí đa là 5)

STT Các biểu hiện nếp sống SV

trong sinh hoạt thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm chung TB

1 Tập thể dục buổi sáng 1,6 2,1 2,7 2,1

2 Tham gia thể thao 3,8 3,8 4,0 3,9

3 Tham gia văn nghệ 4,1 3,5 3,4 3,6

4 Tham gia các công tác xã hội 3,5 3,2 3,0 3,3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

6 Đọc sách báo, xem tivi, nghe đài 2,4 3,0 2,3 2,6 7 Giữ gìn vệ sinh trong phòng ở 3,8 4,1 4,0 4,0 8 Giữ gìn vệ sinh công cộng,

trong khuôn viên KTX 2,2 2,7 2,0 2,3

9 Sắp xếp đồ đạc cá nhân ngăn

nắp, gọn gàng 3,2 3,5 4,0 3,6

10 Mở đài, nhạc lớn gây mất trật tự 3,5 2,4 2,0 2,6

11 Ăn mặc chưa lịch sự ở ngoài

phòng, khi ra đường 2,4 3,0 1,7 2,4

12 Tiếp khách không đúng giờ qui

định 3,8 3,0 3,7 3,5

13 Tụ tập đánh bài 3,8 3,2 2,3 3,1

14 Uống rượu, bia 2,4 2,7 2,3 2,5

15 Gây gổ, đánh nhau 2,2 2,7 2,0 2,3

16 Ngồi quán 3,2 3,0 2,3 2,8

17 Đi chơi khuya quá giờ đóng cửa

KTX 2,2 2,4 3,0 2,5

18 Đi học đúng giờ 4,1 3,8 4,4 4,1

19 Giữ gìn, bảo vệ của công

(tài sản trong KTX...) 2,7 3,8 4,0 3,5

20 Đưa khách vào KTX không (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đăng kí tạm trú 2,2 1,8 2,0 2,0

(SV năm 1: 54 SV; năm 2: 59 SV năm; 3: 67 Tổng số SV: 180)

Có thể thấy SV tự đánh giá về việc luyện tập thể dục là ít luyện tập. Đa số SV không tập thể dục, chỉ gần đến giờ lên lớp sáng mới dậy. KTX không tổ chức hoạt động này, các em tự ý thức việc tập thể dục trong ngày. Chúng tôi có hỏi thăm một số SV nội trú về việc này, phần lớn các em đều cho rằng các em không có nhiều thời gian để tập thể dục buổi sáng do chỉ kịp thời gian vệ sinh cá nhân và ăn sáng. Còn các SV học buổi chiều có tập thể dục nhưng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

không đều đặn. Việc tập thể dục không đòi hỏi nhiều thời gian, chỉ cần đều đặn và thường xuyên, nhưng các em không dậy sớm, tập được vài buổi rồi bỏ.

Tập thể dục buổi sáng là một hoạt động để rèn luyện và giúp cho SV tạo thành thói quen tốt, vừa giữ gìn sức khoẻ vừa tạo tinh thần sảng khoái khoẻ mạnh nhưng hoạt động này chưa được KTX phát động thực hiện và giáo dục cho các em nhận thức đúng đắn vai trò của việc tập thể dục buổi sáng đối với giữ gìn và duy trì sức khoẻ cho việc học hành.

Khi trao đổi với SV về nhu cầu đối với một số hoạt động văn hoá văn nghệ, thể thao chúng tôi nhận thấy SV có nhu cầu cao với các hoạt động thể thao, các hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần. Nhu cầu sinh hoạt văn hoá là những đòi hỏi về thưởng thức, tham gia sáng tạo các giá trị văn hoá của SV. Nhu cầu sinh hoạt văn hoá thể hiện ra những nhu cầu, sở thích, thị hiếu của SV trong các hoạt động văn hoá. Nếu quan tâm đến sở thích, nhu cầu hoạt động của SV sẽ giúp các em sử dụng thời gian rỗi một cách có ý nghĩa, tạo tác động tích cực đến việc giáo dục nếp sống văn hoá lành mạnh cho các em. Số lượng SV tham gia văn nghệ và thể thao là khá nhiều thể hiện ước vọng muốn có một sân chơi cho các hoạt động sinh hoạt giải trí ngoài thời gian học tập trên trường và tự học, hướng các em tới các hình thức giải trí lành mạnh, bổ ích. Đối với việc xem và tham gia các hoạt động biểu diễn văn nghệ như thi “Tiếng hát sinh viên”; “Thi giọng hát hay”... được đa số SV hưởng ứng do nó phù hợp với nhịp sống tươi trẻ, sôi động của SV.

Tuy SV có nhu cầu cao đối với việc chơi thể thao, nhưng do hạn chế về diện tích sân bãi, phương tiện cho hoạt động thể thao của SV ở KTX còn rất thiếu, SV phải tự mua các dụng cụ chơi thể thao. Điều kiện sân tập cũng chưa được tốt, nhất là vào mùa mưa SV chơi cầu lông, bóng đá trong sân chơi lầy lội.

Kết quả cũng cho thấy nhiều SV đi làm thêm nhất là SV năm thứ 3. Khi tìm hiểu chúng tôi được biết đại đa số các em đi làm thêm ở các nhà hàng để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

kiếm thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống, đồng thời để bớt gánh nặng cho gia đình. Việc đi làm thêm giúp cho SV thêm phần tự lập, có thêm những kinh nghiệm trong cuộc sống đồng thời không sử dụng thời gian vào những hoạt động vô bổ... Nhưng cũng cần nhắc nhở các em không nên quên rằng công việc chính yếu của người SV vẫn là việc học, tích luỹ kiến thức. Vì thế các em cần phải cân đối quỹ thời gian để vẫn có thời gian cho học tập, giải trí và nghỉ ngơi.

Ít SV đọc sách báo, xem tivi, nghe đài. Chính điều này dẫn đến sự nhận thức và hiểu biết xã hội của SV còn kém. Phần nhiều SV không theo dõi các vấn đề thời sự để nắm bắt thông tin cập nhật, nâng cao hiểu biết và nhận thức xã hội. Việc nhận thức được các vấn đề xã hội sẽ giúp các em có định hướng rõ rệt hơn trong học tập và rèn luyện.

KTX có một tivi 21 inch, theo chúng tôi quan sát và qua trò chuyện với SV, tivi này chỉ mở 2 giờ đồng hồ 1 ngày từ 17 giờ chiều đến 19 giờ tối nhưng cũng không mở thường xuyên vào các ngày nên các em có muốn xem ti vi cũng rất khó khăn và đặc biệt là mở vào giờ đó là giờ các em tham gia các hoạt động vui chơi thể thao và vệ sinh cá nhân nên rất ít người xem.

SV nội trú có một số mặt tốt, tích cực trong nếp sống sinh hoạt như sau: phần nhiều các em đi học đúng giờ, ăn mặc lịch sự, tham gia nhiệt tình đông đảo các hoạt động xã hội, đồ đạc ngăn nắp gọn gàng...

Việc giữ gìn vệ sinh trong phòng ở là khá tốt và được nhiều SV thực hiện nhưng việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng trong khuôn viên KTX lại kém, theo đánh giá của chính bản thân SV là ít người thực hiện (2.3 điểm) Điều này cho thấy ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường ở SV chưa cao. Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy công tác vệ sinh ở KTX còn rất kém, một phần là do ý thức thiếu tự giác của một số SV sau khi làm vệ sinh trong Phòng, các em quét rác ra hành lang, hoặc tiện tay ném rác bừa ra ngoài Phòng. Một phần là do thùng rác công cộng chỉ đặt ở tầng trệt, còn các tầng lầu không có do

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vậy một số SV ở tầng trên lười đi xuống bỏ rác nên vứt rác bừa bãi.

Nhà trường bố trí nhân viên làm vệ sinh thực hiện hàng ngày vào sáng sớm. Do thế các em ỷ lại và xem vệ sinh nơi công cộng trong khuôn viên không phải là bổn phận của mình.

Việc SV vi phạm nội quy KTX như: tiếp khách không đúng giờ quy định, tổ chức đánh bài ăn tiền, tổ chức hát hò gây mất trật tự và làm ảnh hưởng đến thời gian học tập của các SV khác.

Tuy KTX có nội qui cấm SV không được uống rượu trong KTX, nhưng thỉnh thoảng vẫn có những hiện tượng SV nam uống rượu say không kiểm soát được hành vi cá nhân dẫn đến gây gổ đánh nhau gây mất trật tự an ninh trong KTX. Thậm chí còn có trường hợp đánh nhau gây thương tích. Qua hỏi thăm các cán bộ quản lý, chúng tôi được biết những trường hợp đánh nhau đôi khi xảy ra giữa các SV trong KTX, đôi khi thanh niên bên ngoài vào đánh nhau với SV trong KTX, gây mất trật tự trị an. Nguyên nhân có khi là do những mâu thuẫn trong quan hệ giữa nữ sinh với nam sinh và thanh niên bên ngoài.

Hiện tượng ngồi quán của SV diễn ra với cả SV nam và nữ nhưng thường tập trung ở SV nam, các em thường ngồi ở các quán cà phê gần KTX. Chúng tôi thường thấy nhiều nhóm SV ngồi trong các quán cà phê này hoặc tán gẫu, nhậu nhẹt quán xá. Thực trạng này có thể dẫn đến việc đi cầm thế đồ hay những tệ nạn khác như ăn cắp. Vài SV cũng cho chúng tôi biết các em thường bị mất đồ đạc lặt vặt như quần, áo sơ mi, đồng hồ, điện thoại...Những vi phạm trên của HSSV cho thấy công tác quản lý KTX còn chưa chặt chẽ.

Như vậy, trong KTX nếp sống của SV biểu hiện trong sinh hoạt tập thể và cá nhân, trong lao động ngoài một số mặt tốt, tích cực còn có những biểu hiện lệch lạc không lành mạnh. Những SV có biểu hiện chưa tốt này là những SV không có hướng phấn đấu rõ ràng, thiếu ý chí vươn lên, họ tỏ ra thờ ơ không quan tâm đến việc học hành và rèn luyện bản thân để có nếp sống tốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục nếp sống cho sinh viên nội trú trường cao đẳng nghề việt sô số 1 bộ xây dựng (Trang 42 - 47)