Mục tiêu giáo dục nếp sống cho HSSV nói chung và quản lý nếp sống SV nội trú nói riêng; hướng SV vào các hoạt động học tập, rèn luyện để SV thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường. Xây dựng nếp sống “kỷ cương tình thương, trách nhiệm” trong việc QLSV nội trú, giáo viên QLSV cần nắm bắt kịp thời thực trạng nếp sống của SV. Các hoạt động của SV, diễn biến tư tưởng của SV, đời sống ăn ở sinh hoạt của SV có những khó khăn, thuận lợi gì.... Công tác quản lý nếp sống SV nội trú phải nắm bắt được để từ đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời, hướng các em vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ của SV.
Với môi trường sống phức tạp, thường xuyên chịu ảnh hưởng của những mặt trái của nền kinh tế thị trường, do vậy nguy cơ bị nhiễm các tệ nạn xã hội, những tiêu cực không lành mạnh trong SV là không thể tránh khỏi. Vì vậy công tác quản lý nếp sống cho SV phải nhằm mục đích ngăn chặn, đẩy lùi, xóa bỏ cơ bản những biểu hiện tiêu cực không lành mạnh trong SV, đặc biệt là các tệ nạn xã hội.
Nếp sống cơ bản cần giáo dục cho SV: Cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỉ luật, nội quy, bảo vệ môi trường; có ý thức trong cuộc sống, lịch sự trong giao tiếp quan hệ; tôn trọng người khác giúp đỡ và khiêm tốn học hỏi; giữ đúng lời hứa, làm việc, học tập, vui chơi đúng kế hoạch; tích cực tham gia các hoạt động Đoàn, Hội; nghiêm khắc với các hành vi sai trái, các vi phạm chuẩn mực đạo đức, các quy định về nếp sống văn hoá.
Từ góc độ lý luận, nhận thấy việc xây dựng nếp sống cho SV, giúp SV có định hướng đúng đắn về bản thân. Nói cách khác là SV phải tự nhận được những hành vi chuẩn theo các giá trị giáo dục như:
- Chăm chỉ học tập, rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp; giúp đỡ lẫn nhau trong học tập; tự giác trong kiểm tra, không quay cóp, không mở tài liệu; tìm tòi vận dụng các phương pháp học tập tốt; xây dựng nền nếp học tập, thói quen đọc tài liệu và nghiên cứu tài liệu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Ngăn nắp, gọn gàng, ăn ở vệ sinh, tiết kiệm, bảo vệ của chung; chấp hành tốt quy định KTX; tham gia các hoạt động văn hoá giao lưu, thể dục thể thao; chống lại các hành vi như: Cờ bạc, bia rượu, lưu trữ văn hoá phẩm đồi trụy, tuyên truyền mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội khác; sử dụng thời gian hợp lý hơn vào các hoạt động học tập; xây dựng hành vi thói quen tự quản, tự rèn luyện.
- Thể hiện tình cảm với thầy cô, cán bộ công nhân viên bằng lòng kính trọng; với bạn bè bằng tình cảm thân thiện, đúng mực; quan tâm giúp đỡ mọi người; xây dựng mối quan hệ tình bạn, tình yêu trong sáng; sống hồn nhiên, vui tươi, yêu đời.
Kết luận chƣơng 1
Giáo dục nếp sống cho SV có vai trò quan trọng trong việc hình thành phẩm chất nhân cách của con người. Giúp SV có đủ năng lực thực hiện các quan hệ phù hợp với các quy tắc ứng xử chuẩn mực.
Công tác QLGD, quản lý nếp sống cho SV nội trú là một nhiệm vụ lâu dài; các nội quy, quy chế cần phải được xây dựng, sửa đổi bổ sung thường xuyên cho phù hợp với mục tiêu đào tạo, phù hợp với đặc điểm của từng loại hình nhà trường. Các cơ sở đào tạo phải có kế hoạch, nội dung quản lý và phương pháp tổ chức thực hiện hiệu quả. Hướng các hoạt động giáo dục nếp sống cho SV nội trú phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi, phù hợp mục tiêu đào tạo, phù hợp đặc điểm nhà trường .
Công tác quản lý giáo dục nếp sống cho SV trường CĐN có nhiệm vụ tìm ra những biện pháp quản lý phù hợp, hiệu quả; trên cơ sở vận dụng cơ sở lý luận khoa học QLGD để tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện; phát huy vai trò của các tổ chức trong và ngoài nhà trường cùng tham gia
QLGD nếp sống cho SV, đặc biệt là SV nội trú, để công tác QLGD nếp sống cho HSSV thực sự chất lượng và hiệu quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2