Quan điểm giáo dục nếp sống cho học sinh sinh viên

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục nếp sống cho sinh viên nội trú trường cao đẳng nghề việt sô số 1 bộ xây dựng (Trang 27 - 30)

Quan điểm giáo dục HSSV được cụ thể hoá ở Nghị quyết 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII khẳng định: Việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Bởi với sự nghiệp đổi mới của đất nước có thành công hay không tuỳ thuộc vào việc bồi dưỡng rèn luyện thế hệ thanh niên.

Nghị quyết Trung ương khoá VIII nhận định: tư tưởng, đạo đức, lối sống là những lĩnh vực then chốt của văn hoá. Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “Tăng cường giáo dục lý luận chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống cho học sinh, SV”, “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống QLGD, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa xã hội hóa”,“Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của HSSV” [39,Tr. 110].

Đại hội X của Đảng tiếp tục chỉ rõ: “Bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, SV, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đạo đức và bản lĩnh con người Việt Nam” [40,Tr.106]

Trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1, Bộ Xây dựng có nhiệm vụ đào tạo các công nhân kỹ thuật có trình độ bậc thợ là 4/7, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nghề, có kiến thức và kĩ năng làm việc trong các lĩnh vực nghề nghiệp được đào tạo, có sức khoẻ và nhiệt tình công tác, có ý thức học tập thường xuyên và vươn lên tiếp thu những kiến thức mới đáp ứng được yêu cầu của công việc. Mục tiêu giáo dục đào tạo của trường CĐN bao gồm một hệ thống phẩm chất cơ bản của người SV:

- Về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, nếp sống: Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nghề; thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật nhà nước; có nếp sống kỷ luật, tự giác, tự quản, có ý chí vươn lên; có lòng thương người, vị tha, lạc quan, hồn nhiên; có thái độ ứng xử văn hoá, khéo léo, tế nhị; có quan hệ trong sáng, mực thước, có hệ thống kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.

- Về kiến thức: Có kiến thức về các bộ môn cơ bản (triết học, pháp luật, chính trị...); có kiến thức về các môn kỹ thuật cơ sở chuyên ngành;

- Về kĩ năng: Có kĩ năng thực hành, tay nghề cao; có kĩ năng tự học, nghiên cứu khoa học; có kĩ năng giao tiếp, ứng xử.

Tóm lại: Để đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, SV Trường cao đẳng nghề cần có các phẩm chất: Lập trường chính trị kiên định, đạo đức tốt, sức khoẻ tốt, giỏi kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, hiểu biết rộng, giao tiếp có văn hoá, luôn nỗ lực vươn lên, khéo léo trong quan hệ, có tác phong công nghiệp, có kỷ luật lao động tốt, quý thời gian, thẳng thắn, tự chủ, thích ứng nhanh...

Các chuẩn mực đạo đức nếp sống cần giáo dục cho SV: Có lý tưởng, ý thức độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh; tâm huyết và quý trọng nghề nghiệp; không ngừng học tập, rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp; giàu lòng thương người, sống vị tha; đoàn kết giúp đỡ mọi người, chống thói vị kỷ, chủ nghĩa cá nhân;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khoan dung, độ lượng; khiêm tốn, tự trọng; tin vào con người và cuộc sống, hướng về cái thiện; trung thực, thẳng thắn, tự tin; sống gọn gàng, ngăn nắp, giản dị, tế nhị, lịch sự trong giao tiếp ứng xử; tôn trọng tự giác thực hiện pháp luật và các quy định chung; thực thi bổn phận, nghĩa vụ; tôn trọng danh dự bản thân; không ngừng tự rèn luyện, hoàn thiện nhân cách.

Để phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện theo các mục tiêu giáo dục nếp sống cũng như các yêu cầu về phẩm chất năng lực vừa trình bày ở trên, SV cần chú ý ba mặt sau đây:

- Nhận thức: SV trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1, Bộ Xây dựng tự ý thức được sứ mệnh của mình là góp phần vào đội ngũ công nhân có tay nghề cao đáp ứng nhu cầu CNH - HĐH đất nước.

- Thái độ: Tôn trọng và noi theo các giá trị đạo đức nếp sống truyền thống dân tộc của thời đại công nghiệp hóa. Chấp hành các nội quy, quy chế của nhà trường, của khu nội trú. Bảo vệ, cổ vũ cái đúng, cái tích cực trong nếp sống tập thể cộng đồng, làm cho nhân tố tích cực, tiến bộ ngày càng phát triển. Có thái độ phê phán, phản đối nghiêm khắc trước các thói quen xấu, những biểu hiện tiêu cực không lành mạnh.

- Hành vi: Kính trọng thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên, có hoạt động thiết thực giúp đỡ các bạn con em thương binh liệt sĩ, các bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn trong KTX, trong cộng đồng. Gương mẫu chấp hành các quy định yêu cầu về đạo đức, nếp sống, pháp luật. Tự phê bình và phê bình thường xuyên có hiệu quả. Tự giác rèn luyện theo các chuẩn mực nếp sống văn hoá, không cần có sự kiểm soát thường xuyên chặt chẽ của người khác. Tác phong “miệng nói tay làm” là nếp sống tốt mà SV là người hăng hái cần thực hiện trước. Thước đo mọi giá trị ở hành vi, ở hoạt động, ở việc làm cụ thể làm sao cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức được tập thể công nhận. Muốn có hành vi tốt phải có ý chí, nghị lực thực hiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục nếp sống cho sinh viên nội trú trường cao đẳng nghề việt sô số 1 bộ xây dựng (Trang 27 - 30)