Kiến nghị đối với Vietcombank Trung ương

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh (Trang 89 - 92)

5. Kết cấu luận văn

4.3.1. Kiến nghị đối với Vietcombank Trung ương

4.3.1.1. Xây dựng chiến lược marketing chuyên nghiệp

Ngân hàng nên đưa ra một chiến lược marketing áp dụng trên toàn hệ thống phát triển hơn nữa thương hiệu thẻ Vietcombank.

Có kế hoạch xây dựng thương hiệu rõ ràng, có lộ trình cụ thể cho từng giai đoạn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ VietcomBank Trung ương cần tăng cường hợp tác, liên kết với các NH khác trong việc thanh toán, phát hành thẻ, đồng thời hợp tác chặt chẽ với các đối tác lớn như Công ty Viễn thông, Hàng không, Công ty Du lịch… để giới thiệu sản phẩm thẻ của mình.

Xây dựng chính sách phát triển hệ thống đơn vị chấp nhận thẻ rộng khắp như đối với các thương hiệu mạnh như thương hiệu về thời trang, điện tử, Vietcombank Trung ương cần tìm cách ký hợp đồng đơn vị chấp nhận thẻ với trụ sở chính các thương hiệu ấy, để bất kỳ khi nào thương hiệu ấy về đến địa bàn các chi nhánh thì chi nhánh cũng có lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn, góp phần phát triển hơn nữa dịch vụ thẻ tại các chi nhánh, để người tiêu dùng biết đến sản phẩm thẻ của Vietcombank nhiều hơn nữa.

Phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí xây dựng các chương trình mang tính quốc gia để tuyên truyền giới thiệu về lợi ích, tác dụng và cách sử dụng thẻ tới mọi tầng lớp dân cư để từng bước xã hội hoá dịch vụ thẻ.

4.3.1.2. Xây dựng chính sách về phí

Vietcombank Trung ương nên xây dựng một chính sách về phí sử dụng dịch vụ thẻ, đặc biệt là phí chiết khấu đối với những đơn vị chấp nhận thẻ một cách linh hoạt hơn, có thể chỉ nên đặt ra mức sàn (mức tối thiểu) không nên đặt mức phí cứng nhắc. Đồng thời nên có mức phí cạnh tranh hơn nữa để hỗ trợ các chi nhánh trong việc cạnh tranh mức phí dịch vụ với các ngân hàng trên địa bàn. Từ đó sẽ phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ rộng hơn nữa.

4.3.1.3. Nâng cao tiến tới hoàn thiện công nghệ thẻ

- Xây dựng và tiến hành đề án thay thế thẻ từ bằng thẻ chip điện tử trong toàn hệ thống để giảm thiểu tối đa những gian lận về thẻ và hiện tượng làm thẻ giả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Triển khai đề án mua công nghệ bảo mật thông tin để hạn chế rủi ro khi khách hàng thực hiện giao dịch trên internet.

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại về quản lý rủi ro thẻ trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tội phạm công nghệ gia tăng.

- Tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức thẻ quốc tế và các NH phát hành, thanh toán thẻ để trao đổi kinh nghiệm, phối hợp phòng chống tội phạm trong lĩnh vực thẻ.

- Hỗ trợ các chi nhánh trong vấn đề thiết bị như hệ thống máy ATM, camera hiện đại để đảm bảo an toàn trong giao dịch thẻ cho khách hàng cũng như an toàn cho hệ thống ATM của Vietcombank

- Cung ứng đầy đủ, kịp thời máy móc thiết bị kỹ thuật tiến tiến phục vụ cho hoạt động của các chi nhánh.

4.3.1.4. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Do dịch vụ thẻ đòi hỏi cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ sâu và nhiều lĩnh vực nên Vietcombank Hội sở chính cần có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cấp trung ương để hỗ trợ chi nhánh cũng như có các khóa đào tạo tập huấn cho các cán bộ thẻ của chi nhánh để chi nhánh tiếp cận gần hơn với công nghệ thẻ, từ đó nâng cao năng lực phục vụ khách hàng.

Là một dịch vụ đòi hỏi công nghệ cao nên cần cử đoàn học tập khảo sát tập huấn nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm nước ngoài trong quá trình phát triển dịch vụ này từ đó có phương hướng cho hoạt động dịch vụ của Vietcombank.

- Triển khai thực hiện quy chế lương thưởng theo hiệu quả công việc để kích thích mỗi cán bộ nhân viên luôn làm việc nhiệt tình, năng động, không ngừng sáng tạo.

- Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng để tạo nền móng nâng cao chất lượng dịch vụ , góp phần nâng cao uy tín, tăng tính cạnh tranh cho ngân hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ

Tháng 8/1996, Hiệp hội các ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam ra đời với bốn thành viên sáng lập Vietcombank, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu và First Vinabank. Đến nay, thị trường thẻ đã có những bước phát triển vượt bậc, sản phẩm thẻ liên tiếp ra đời với nhiều chức năng và tiện ích. Đến nay, Hiệp hội thẻ Ngân hàng Việt Nam đã có hơn 50 ngân hàng thành viên (chiếm 90% thị phần), gồm hầu hết các ngân hàng tham gia kinh doanh thẻ ở Việt Nam. Hiệp hội đã trở thành đầu mối liên kết thúc đẩy việc phát triển thị trường thẻ Việt Nam.

Trong thời gian tới, để tạo sự phát triển lành mạnh cho thị trường dịch vụ thẻ thanh toán trong nước, Hiệp hội cần xây dựng cho mình và các ngân hàng thành viên những cơ chế tài chính và phi tài chính cũng như các chế tài nghiêm ngặt để khuyến khích cũng như xử phạt các NHTM tham gia vào lĩnh vực kinh doanh thẻ. Hiệp hội cần phát huy hơn nữa vai trò cầu nối giữa ngân hàng với khách hàng, với các doanh nghiệp, các tổ chức thẻ quốc tế như: tăng cường hợp tác với các tổ chức thẻ quốc tế để triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường; hoạch định chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các thành viên bằng việc tổ chức các khoá đào tạo về: Quản lý rủi ro, phòng ngừa giả mạo, kỹ năng xử lý tra soát, khiếu nại…; giới thiệu các sản phẩm và các dịch vụ thẻ mới của các nước.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh (Trang 89 - 92)