0
Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHONG Ở VIỆT NAM (Trang 28 -31 )

Trên cơ sở đó tạo điều kiện đi sâu nghiên cứu những vấn đề cơ bản khác trong hoạt động của dịch vụ giao nhận hàng XNK bằng đờng hàng không tại Việt Nam ở Chơng II “Thực trạng và quy trình giao nhận hàng XNK bằng đ- ờng hàng không tại Tổng công ty hàng không Việt Nam”.

Chơng ii

Thực trạng và quy trình giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đờng hàng

không

tại Tổng công ty hàng không việt nam

I. khái quát chung về tổng công ty hàng không Việt Nam - Vietnam airlines

corporation

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam Nam

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới - giai đoạn khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc làm chỗ dựa vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nớc nhà. Quan hệ chính trị, kinh tế, văn hoá của Việt Nam với các nớc ngày càng đợc mở rộng. Trong bối cảnh đó, việc ra đời của một tổ chức chính thức của ngành hàng không dân dụng để xây dựng, tổ chức và quản lý hoạt động vận tải hàng không dân dụng của nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà là một đòi hỏi khách quan và trở thành một yêu cầu cấp bách.

Ngày 15/1/1956, Thủ tớng chính phủ nớc Việt nam dân chủ cộng hoà đã ra Quyết định số 666/TTg thành lập Cục Hàng không dân dụng Việt Nam trực thuộc phủ Thủ tớng. Đây là cột mốc đánh dấu chính thức sự ra đời và phát triển của ngành hàng không dân dụng Việt Nam. Ngày 24/1/1959, Cục Không quân thuộc Bộ Quốc phòng đợc thành lập và ngành Hàng không dân dụng Việt Nam lúc đó do Bộ Quốc phòng quản lý. Nhìn chung, cơ sở vật chất kỹ thuật của HKVN thời kỳ này còn rất nghèo nàn và lạc hậu; ngành Hàng không chủ yếu phục vụ cho nhu cầu vận tải quân sự. Toàn bộ đội bay của HKVN lúc bấy giờ chỉ còn có 5 chiếc máy bay của Pháp và một số máy bay của Liên Xô cũ dã hết hạn sử dụng. Tiếp theo đó, ngày 11/2/1976 Chính phủ ban hành Nghị định 28/CP thành lập Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam trực thuộc quân uỷ Trung ơng và Bộ Quốc phòng; thực chất đây là một đơn vị quân đội làm nhiệm vụ kinh tế. Và trong thời kỳ từ 1976 đến 1989, Hàng không Việt Nam cũng đã xây dựng và mở rộng 3 sân bay quốc tế là Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất nằm ở trung tâm của 3 miền Bắc, Trung, Nam. Tuy nhiên, thời kỳ này HKVN vẫn cha thực sự phát triển do nó vẫn nằm trong sự quản lý của Bộ Quốc phòng.

Ngành Hàng không dân dụng Việt Nam chỉ thực sự chuyển mình và có b- ớc phát triển đột phá từ đầu thập niên 90 khi nó chính thức tách ra khỏi Bộ Quốc phòng vào ngày 29/8/1989. Và ngày 31/3/1990, Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam bị giải thể và ngành Hàng không dân dụng Việt Nam giao cho Bộ Giao thông vận tải quản lý. Tiếp đến ngày 22/5/1995, Thủ tớng chính phủ ra Quyết định số 32/TTg tách Cục Hàng không dân dụng Việt Nam ra

khỏi Bộ Giao thông vận tải. Kể từ đây, nó là đơn vị chủ quản trực tiếp quản lý ngành Hàng không dân dụng Việt Nam; đánh dấu một thời kỳ mới cho sự phát triển của vận tải hàng khong trong cơ chế kinh tế thị trờng.

Đặc biệt ngày 28/8/1994, theo Quyết định số 441/TTg của Thủ tớng Chính phủ, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Tên giao dịch là Vietnam Airlines) chính thức ra đời. Vietnam Airlines là một doanh nghiệp Nhà nớc về vận tải và dịch vụ hang không và là một pháp nhân Việt Nam, có cơ quan quản lý chuyên ngành trực tiếp là Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, có trụ sở ở Hà Nội, có văn phòng tại các tỉnh, thành phố, cơ quan đại diện vùng và từng nớc, có tài khoản ngoại tệ, có con dấu, cờ và phù hiệu riêng. Tính đến cuối năm 2000, Vietnam Airlines đã có trên 22 chi nhánh và văn phòng đại diện tại nớc ngoài.

Tháng 5/1996, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (TCT HKVN) đợc thành lập theo quyết định số 328/TTg của thủ tớng chính phủ và hoạt động theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của TCT HKVN do chính phủ phê chuẩn tại nghị định số 04/ CP ngày 27/01/1996 (Tên giao dịch quốc tế là Vietnam Airlines Corporation). TCT HKVN bao gồm 20 đơn vị thành viên, lấy Hãng HKQGVN làm nòng cốt. Hiện nay, trên thị trờng vận tải nội địa Vietnam Airlines là doanh nghiệp vận tải hàng không lớn mạnh nhất nếu không muốn nói là độc quyền; thậm chí đối thủ cạnh tranh trong nớc trực tiếp của nó là Hãng hàng không cổ phần Pacific Airlines cũng không thể sánh kịp. Đây là một u thế để Hãng hàng không quốc gia Việt Nam phát triển hơn nữa, xứng đáng là con chim đầu đàn trong TCT HKVN nói riêng và trong tổng thể ngành Hàng không dân dụng Việt Nam nói chung. Trong chiến lợc phát triển của TCT HKVN đến năm 2010 và định hớng đến 2020 đã xác định mục tiêu chiến lợc tổng quát của TCT HKVN là “Xây dựng TCT HKVN thành một tập đoàn kinh tế mạnh, lấy kinh doanh vận tải Hàng Không làm cơ bản, đồng thời phát triển đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, bảo đảm kinh doanh có hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng”.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHONG Ở VIỆT NAM (Trang 28 -31 )

×