Mô hình hai khu vực của Arthus Lewis

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Tỉnh Điện Biên (Trang 32)

Đặc trưng chủ yếu của mô hình này là phân chia nền kinh tế thành hai khu vực công nghiệp và nông nghiệp trong nền kinh tế nhị nguyên và nghiên cứu quá trình di chuyển lao động giữa hai khu vực. Khu vực nông nghiệp, ở mức độ tồn tại, có dư thừa lao động và lao động dư thừa này dần dần chuyển sang khu vực công nghiệp. Sự phát triển của khu vực công nghiệp quyết định mực độ tăng trưởng của nền kinh tế, phụ thuộc vào khả năng thu hút lao động dư thừa ở khu vực nông nghiệp tạo nên và khả năng đó lại phụ thuộc vào tốc độ tích lũy vốn của khu vực công nghiệp.

Như vậy, mô hình hai khu vực của Lewis xác định một hướng giải quyết mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Mô hình này xây dựng trên cơ sở khả năng dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp theo khả năng tích lũy vốn của khu vực này. Mô hình chỉ ra rằng khi khu vực nông nghiệp có dư thừa lao động, tăng trưởng kinh tế được quyết định bởi khả năng tích lũy và đầu tư của khu vực công nghiệp.

Tuy nhiên, mô hình này cũng có những hạn chế đáng kể. Các giả định có thể không phù hợp với thực tế. Thứ nhất, mô hình giả định rằng tỷ lệ lao động thu hút từ khu vực nông nghiệp tương ứng với tỷ lệ vốn tích lũy của khu vực này. Thực tế, khi có vốn khu vực công nghiệp có thể đầu tư vào những ngành thâm dụng vốn hoăc tìm nơi đầu tư có lợi hơn ở nước ngoài, và như vậy ý nghĩa của việc giải quyết việc làm cho khu vực nông nghiệp không còn nữa. Thứ hai, mô hình giả định chỉ có khu vực nông thôn mới dư thừa lao

động. Trên thực tế cả khu vực nông thôn và thành thị đều xảy ra thất nghiệp. Hơn nưa, khu vực nông thôn có thể tự tạo việc làm tại chỗ để giải quyết vấn đề dư thừa lao động mà không nhất thiết phải di chuyển ra khu vực thành thị. Thứ ba, khu vực công nghiệp có thể tăng lương ngay cả khi khu vực nông nghiệp vẫn còn dư thừa lao động do khu vực này đòi hỏi lao động có tay nghề ngày càng cao hơn. Điều này khác với giả định mô hình đưa ra là khu vực công nghiệp không phải tăng lương khi khu vực nông nghiệp còn dư thừa lao động.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Tỉnh Điện Biên (Trang 32)