Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Tỉnh Điện Biên (Trang 79)

2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cơ cấu ngành kinh tế

- Nguyên nhân khách quan

+ Những khó khăn vốn có của tỉnh miền núi biên giới, địa hình hiểm trở, dân cư sinh sống phân tán, một số dân cư có tập quán cư trú không ổn định.

+Tiềm năng thế mạnh của tỉnh đòi hỏi phải có số lượng vốn lớn để khai thác

+Kết cấu hạ tầng còn rất hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, không thu hút được đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội.

- Nguyên nhân chủ quan

+ Đã có biểu hiện nóng vội trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh thể hiện thông qua việc ưu tiên đầu tư cho công nghiệp không hợp lí với mục đính tăng tỷ trọng ngành đóng góp của ngành công nghiệp trọng GDP để đến năm 2020 có một nền công nghiệp vững chắc.

Tỉnh đã xác định phương hướng chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế " chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; khai thác tiềm năng thế mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, nhằm tăng nhanh tổng sản phẩm xã hội". Phương hướng nhiệm vụ cụ thể:

"Cơ cấu kinh tế của tỉnh xác định là Nông lâm - công nghiệp - dịch vụ. Tập trung mọi nguồn lực đầu tư để khai thác hợp lí, có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của tỉnh, trọng tâm về nông - lâm, công nghiệp chế biến, khai khoáng và du lịch. Phát triển mạnh những ngành, cây con, sản phẩm đã được xác định rõ; hình thành những vùng sản xuất tập trung gắn với chế biến quy mô ngày càng lớn, tạo ra những sản phẩm hàng hóa mũi nhọn với khối lượng ngày càng tăng". [12]

Việc xác định hướng ưu tiên cho các ngành như trên là chưa thật sự hợp lí. Thứ nhất, dịch vụ vẫn là ngành có tỷ trọng cao hơn tỷ trọng của công nghiệp trong cơ cấu GDP. Thứ hai, với nguồn vốn chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, đầu tư từ nội bộ nền kinh tế không đáng kể, tiền năng về khoáng sản không lớn do trữ lượng nhỏ đòi hỏi suất đầu tư lớn, trình độ khoa học công nghệ rất thấp, hơn nữa khai thác khoáng sản để bán là không hiệu quả, ảnh hưởng tới môi trường và các ngành kinh tế khác. Thứ ba, ngoài ưu tiên phát triển phân ngành du lịch cũng không thể không tập trung phát triển thương mại trên cơ sở khai thác kinh tế cửa khẩu.

Tiếp đến Đại hội XI nhiệm kỳ 2005 - 2010 đã xác định phương hướng chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Chủ động khai thác tiềm năng thế mạnh, nội lực, kết hợp với tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác phát triển với bên ngoài, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, tập trung đầu tư cho phát triển. Đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển sản xuất nông nghiệp- lâm nghiệp- thủy sản, dịch vụ - du lịch, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp;...[13]

Tỉnh vẫn xác định khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP và khu vực cần ưu tiên phát triển, tuy nhiên quá trình thực hiện lại mâu thuẫn với nhận thức đó. Điều này thể hiện qua tỷ trọng đầu tư vào sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng giảm mạnh trong thời gian qua. Nếu

như đầu tư cho nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2005 chiếm 8,43% trong tổng số vốn đầu tư thực hiện toàn tỉnh thì con số nay còn 6,46% năm 2006, 5,65% năm 2007, 5,55% năm 2008 và 4,06% năm 2009.

Tỷ trọng vốn đầu tư cho công nghiệp có xu hướng tăng qua các năm cho dù hiệu quả đầu tư cho công nghiệp thấp hơn nông nghiệp. Trong khi đó ngành nông- lâm- thủy sản vẫn có tỷ trọng lớn trong GDP và hiệu quả đầu tư vẫn cao hơn ngành công nghiệp nhưng tỷ trọng đầu tư lại giảm sút. Với tiềm năng công nghiệp như ở tỉnh Điện Biên thì việc ưu tiên đầu tư phát triển ngành công nghiệp nhất là công nghiệp nặng trong điều kiện hiện tại là không hợp lí. Đúng là cần đầu tư cho phát triển công nghiệp mới thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao, hay nói cách khác để phát triển thoát nghèo cần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhưng phát triển công nghiệp ngoài vì bản thân ngành công nghiệp, điều quan trọng hơn là phải hướng vào phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Hơn nữa, với khả năng về vốn, khoa học công nghệ, kỹ thuật như hiện nay của tỉnh Điện Biên thì không nên và sẽ không có đạt hiệu quả kinh tế nếu ưu tiên phát triển ngành công nghiệp cần nhiều vốn, kỹ thuật cao.

Như vây, cần có nhận thức đúng đắn hơn về vai trò, khả năng phát triển của các ngành nhất là ngành nông nghiệp.

+ Trình độ đội ngũ lao động, đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế. Trong tổng số 260.471 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2009, có 26,90% đã qua đào tạo, trong đó từ trình độ cao đẳng trở lên chiếm 7,52%. Vây, trong tổng số hơn 260 nghìn lao động chỉ có khoảng 70 nghìn lao động đã qua đào tạo ở các trình độ khác nhau. Ngoài ra cũng cần tính đến chất lượng của đội ngũ lao động đã qua đào tạo nay là rất thấp. Thậm chí số lao động đã có trình độ văn hóa 12/12 cũng không nhiều. Đặc biệt trình độ năng

lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo còn yếu dẫn đến nhận thức, vận dụng quy luật kinh tế vào thực tiễn còn chưa chính xác.

Quyền và nghĩa vụ trách nhiệm chưa tương xứng với nhau. Chưa gắn tránh nhiệm cá nhân với hiệu quả công việc mà cá nhân chịu trách nhiệm, dẫn tới không có căn cứ để động viên khen thưởng người làm tốt, phê bình, xử lý trách nhiệm cá nhân người làm chưa tốt.

Chưa có chính sách cụ thể để thu hút những người đã qua đào tạo chuyên môn, người có trình độ năng lực. Chế độ lương, làm việc đối với đội ngũ cán bộ công chức còn nhiều bất cập, không kính thích được người làm công ăn lương và là một lí do không nhỏ dẫn đến tiêu cực dưới mọi hình thức. + Môi trường đầu tư còn nhiều hạn chế không thu hút được các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Tình trạng quan liêu tham nhũng diễn biến rất phức tạp, phổ biến ở tất cả các ngành các lĩnh vực, ảnh hưởng tới môi trường đầu tư, làm mất dần lòng tin của nhân dân. Việc thu hút vốn đầu tư vào công nghiệp là rất hạn chế, nhiều dự án không thực hiện được hoặc thực hiện quá chậm như phát triển các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, nhà máy chế biến thức ăn gia súc ở Tuần Giáo, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng ở Mường Nhé…Thiếu các chính sách cụ thể để huy động các nguồn lực đầu tư khai thác tiềm năng, lợi thế phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Công tác cải cách hành chính ở các cấp, các ngành còn chậm chưa thực sự tạo điều kiện cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp phát triển kinh doanh.

+ Hạn chế trong việc huy động và hiệu quả sử dụng nguồn vốn

Về huy động vốn: tổng số vốn đầu tư thực hiện đều tăng qua các năm từ 821.277 triệu đồng năm 2005 lên 1.695.762 triệu đồng năm 2009, tăng gấp đôi so với năm 2005. Trong hơn 1.695 tỷ đồng thì có tới 1.233 tỷ đồng là vốn tư khu vực kinh tế nhà nước, trong đó vốn từ ngân sách cũng xấp xỉ một nghìn tỷ đồng, vốn ngoài nhà nước năm 2009 mới có khoảng 462 tỷ đồng.

Vồn nhà nước tăng cả về số tuyệt đối, cả về tỷ trọng, năm 2005 vốn nhà nước chiếm 71,67%, năm 2009 là 72,71%, vốn ngoài nhà nước có tăng về số tuyệt đối nhưng lại giảm về tỷ trọng. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào nguồn vốn nhà nước trên 70% tổng nguồn vốn, vốn ngoài nhà nước chỉ chiếm 27,29% và về cơ bản là không có vốn đầu tư nước ngoài.

Về hiệu quả sử dụng vốn: vốn đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, trong khi hiệu quả đầu tư của khu vực nhà nước là thấp nhất so với tất cả các khu vực khác, điều này đã được khẳng định qua thực tế. Tỷ lệ Vốn/GDP trong khu vực kinh tế nhà nước bằng 2,04, trong khu vực ngoài nhà nước bằng 0,39, thấp hơn rất nhiều so với khu vực kinh tế nhà nước. Tỷ lệ Vốn/GDP toàn tỉnh tăng lên theo thời gian, năm 2005 là 0,71, năm 2009 là 0,95, tức là hiệu quả đầu tư đã giảm dần qua các năm. Do vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và huy động vốn cho phát triển kinh tế xã hội là một bài toán khó đối với tỉnh miên núi như tỉnh Điên Biên.

+ Công tác quy hoạch chi tiết còn chậm, chưa sát với thực tế; quá trình triển khai thực hiện còn yếu.

+ Dấu ấn của kinh tế bao cấp vẫn còn ảnh hưởng nặng nề. Vẫn còn tư tưởng ỷ lại trông chờ vào ngân sách của chính phủ, chưa đổi mới tư duy về phát triển kinh tế, một số nơi tập quán tự cấp tự túc còn nặng nề, chậm tiếp cận với kinh tế thị trường. Chưa khai thác được tiềm năng thế mạnh của tỉnh cho phát triển kinh tế, xã hội.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Tỉnh Điện Biên (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)