Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Tỉnh Điện Biên (Trang 73)

2.2.5.1. Những thành tựu

- Nếu soi vào các đặc trưng cơ bản trong các giai đoạn của mô hình Rostow, thì nền kinh tế tỉnh Điên Biên mới đang ở trong giai đoạn chuẩn bị cất cánh. Nếu soi vào mô hình hai khu vực của Oshima thì nền kinh tế này đang ở đầu giai đoạn hai: hướng tới việc làm đầy đủ. Quan điểm đầu tư đưa ra trong giai đoạn này mà hai mô hình đưa ra là chú trọng đầu tư cho cả nông nghiệp để tạo ra khối lượng hàng hóa nông sản lớn chứ không chỉ riêng đầu tư cho công nghiệp. Như vây, dù còn ở mức thấp nhưng kinh tế cũng đã có bước phát triển nhất định.

- Cơ cấu ngành kinh tế đã có sự chuyển biến nhất định, tỷ trọng ngành dịch vụ đã tăng tư 33,51% năm 2003 lên 36,73% năm 2009 và nếu tính cả ngành xây dựng thì tỷ trọng đó còn cao hơn nhiều. Ngành công nghiệp- xây dựng tuy không có sự chuyển biến đáng kể nhưng riêng ngành xây dựng đã có sự tăng lên khá từ 13,64% năm 2003 lên 18,28% năm 2009, tăng 4,64%. Đây

là xu hướng phù hợp, bởi vì tỉnh Điện Biên đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là hệ thống giao thông, điện, nước. Ngành nông-lâm- thủy sản tuy vẫn chiếm tỷ trọng cao nhưng đã có xu hướng giảm từ 38,65% năm 2003 còn 31,65% năm 2009, bình quân giảm hơn 1% một năm. Tỷ trọng ngành dịch vụ có xu hướng tăng lên, từ 33,51% năm 2003 lên 36,73% năm 2009. Khoa học, kỹ thuật đã được tăng cường áp dụng vào sản xuất trong nhiều lĩnh vực của sản xuất và đời sống.

- Cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế có bước chuyển theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Ngành nông nghiệp có sự chuyên dịch tích cực: tỷ trọng ngành trồng trọt giảm 10% trong giai đoạn 2003- 2009 và tương ứng là sự tăng lên của ngành chăn nuôi và dịch vụ. Cơ cấu cây trồng cũng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần diện tích cây lương thực, tăng dần diện tích cây công nghiệp, nhất là cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao hơn. Trong ngành công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp khai thác giảm từ 9,07% năm 2003 xuống 7,36% năm 2009; giá trị sản xuất ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước tăng lên, từ 7,33% năm 2003 đến 13,11% năm 2009; giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến vẫn chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Tỷ trọng ngành xây dựng tăng lên đáng kể trong cơ cấu GDP của tỉnh, đạt 18,28% năm 2009. Trong ngành dịch vụ đã nghi nhận sự bứt phá của ngành khách sạn nhà hàng, hoạt động kinh doanh tài sản và tư vấn. Đây là những ngành hiện đại, có giá trị gia tăng khá cao so với các ngành dịch vụ truyền thống.

- Cơ cấu lao động chuyển dịch phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo tính toán tư số liệu thống kê, cơ cấu lao động có sự chuyển dịch khá tích cực giữa các ngành kinh tế. Tỷ trọng lao động trong ngành nông- lâm- thủy sản giảm từ 82,34% năm 2003 xuống còn 75,59% năm 2009, bình quân giảm

1,125% một năm. Tỷ trọng lao động ngành công nghiệp- xây dựng tăng từ 6,31% năm 2003 lên 7,36% năm 2009. Tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ còn tăng cao hơn, nhanh hơn tốc độ tăng của ngành công nghiệp - xây dựng, từ 11,35% năm 2003 lên 17,05%, tăng 5,7%. Bình quân cứ 100 lao động tăng thêm thì có 21 lao động ở lại khu vực nông- lâm- thủy sản, 16 lao động chuyển vào ngành công nghiệp- xây dựng và có tới 63 lao động chuyển sang hoạt động ở ngành dịch vụ. Vây là số lao động tăng thêm đi vào ngành dịch vụ cao hơn nhiều so với số lao động tăng thêm đi vào ngành nông nghiệp.

2.2.5.2. Những tồn tại

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế không bền vững: năm 2003 tỷ trọng ngành nông-lâm-thủy sản chiếm 38,65%, năm 2006 xuống còn 35,87%, nhưng năm 2008 lại tăng lên 37,09% và sau đó năm 2010 lại giảm xuống còn 33,30%; ngành công nghiêp- xây dựng cũng vậy, năm 2003 chiếm 27,84%, năm 2007 lại giảm xuống 24,83% và năm 2010 lại tăng lên tới 29,81%.

- Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch chưa thật sự hợp lí, chưa khai thác hết được tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Việc tăng đầu tư cho công nghiệp nặng trong khi đầu tư cho nông nghiệp đã chiếm tỷ trọng nhỏ bé lại có xu hướng giảm là không phù hợp vì các lí do sau:

Trước hết, cơ cấu đầu tư không nhất quán với hướng ưu tiên phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản mà văn kiện đại hội của tỉnh đã khẳng định.

Thứ hai, đầu tư vào công nghiệp, xây dựng đỏi hỏi nguồn vốn lớn, kỹ thuật công nghệ cao, lao động có trình độ trong khi các điều kiện trên của tỉnh còn rất hạn chế không đáp ứng được dẫn tới không hiệu quả, gây lãng phí nguồn lực.

Thứ ba, nông, lâm nghiệp là một lợi thế so sánh của tỉnh, đòi hỏi vốn đầu tư không cao, đem lại hiệu quả đầu tư lớn hơn thể hiện qua tỷ lệ GDP/Vốn trong khu vực nông nghiệp là 7,92 cao hơn rất nhiều so với khu

vực công nghiệp, xây dựng 0,72 ( của riêng ngành công nghiệp là 0,53). Năm 2009 vồn đầu tư vào nông, lâm, thủy sản là 204.865 triệu đông và tổng sản phẩm tương ứng là 1.622.381 triệu đồng trong khi các chỉ tiêu tương ứng trong ngành công nghiệp, xây dựng là 1.751.278 triệu đồng và 1.260.564 triệu động ( Nguồn: tính toán trên số liệu của Niên giám thống kê tỉnh Điện Biên

2009).

Thứ tư, giá trị ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn chiếu tỷ trọng lớn trong GDP trong khi tỷ trọng vốn đầu tư vào ngành này lại rất nhỏ và có xu hướng giảm dần.

Bảng 2.11: Tỷ trọng vốn đầu tư và GDP của ngành nông, lâm, thủy sản tỉnh Điện Biên 2005 - 2009

Đơn vị: %

Năm 2005 2006 2007 2008 2009

Tỷ trọng trong GDP 37,5 35,87 37,02 37,09 35,61

Tỷ trọng vốn đầu tư 8,43 6,46 5,65 5,56 4,06

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Điện Biên 2009

Cơ cấu đầu tư chưa phù hợp dẫn đến cơ cấu ngành kinh tế chưa phát huy được các tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

- Cơ cấu nội bộ các ngành chậm chuyển dịch và còn nhiều hạn chế + Ngành nông- lâm- thủy sản có sự chuyển dịch không hợp lí, khi giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng cả về tỷ trọng và giá trị tuyệt đối thì giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp lại có xu hướng giảm mạnh. Năm 2003 giá trị ngành lâm nghiệp chiếm 25,28% giá trị toàn ngành thì năm 2009 chỉ còn 19,00% là điêu không hợp lí với một tỉnh như Điện Biên. Tỷ trọng ngành thủy sản gần như không thay đổi và chiếm một tỷ lệ rất nhỏ bé.

Ngành nông nghiệp tuy có sự chuyển dịch tích cực nhưng còn chậm. Ngành trồng trọt vẫn là ngành chiếm ưu thế, chiếm 73,46% tổng giá trị sản

xuất của ngành nông nghiệp. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ, chiếm 25,52%. Đặc biệt, giá trị sản xuất ngành dịch vụ chỉ chiếm 1,02%, mức rất khiêm tốn. Tiến bộ khoa học kỹ thuật tuy đã được tăng cường áp dụng nhưng còn rất hạn chế, sản xuất tiểu nông vẫn là chủ đạo, chưa khai phát huy được lợi thế so sánh của tỉnh về nông nghiệp.

+ Ngành công nghiệp -xây dựng tuy có sự gia tăng cả về tỷ trọng trong GDP và cơ cấu lao động nhưng là do sự tăng trưởng mạnh của ngành xây dựng trong thời kỳ xây dựng cơ sở hạ tầng, riêng ngành công nghiệp lại có sự giảm sút cả về tỷ trọng trong cơ cấu GDP và cơ cấu lao động. Hơn nữa trong ngành công nghiệp chế biến- ngành được coi là ngành hiện đại của nền kinh tế nhưng mới dừng lại ở công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở trình độ sơ chế, bước đầu, công nghệ còn rất lạc hậu do các cá nhân, hộ gia đình đầu tư là chủ yếu, nhà nước và các doanh nghiệp hầu như chưa quan tâm đến lĩnh vực này, chưa có sự đầu tư phát triển theo chiều sâu với công nghệ kỹ thuật hiện đại hơn. Vì vây, thời gian qua tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến có chiều hướng giảm xuống.

+ Ngành dịch vụ chiếm tới 36,90% trong cơ cấu GDP nhưng vẫn chỉ tập trung chủ yếu vào thương mại hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản của dân cư, những ngành hiện đại cần tập trung đầu tư theo chiêu sâu, những ngành có giá trị gia tăng cao chỉ mới hình thành, chưa có sự tham gia đáng kể của khu vực kinh tế tư nhân. Đặc biệt du lịch mặc dù có nhiều tiềm năng và cũng đã được tỉnh xác định đây là ngành kinh tế mũi nhọn nhưng những năm qua du lịch về cơ bản là không có sự phát triển, chưa khai thác được tiềm năng du lịch vốn có của tỉnh.

- Cơ cấu lao động mặc dù đang có sự chuyển biến khá tích cực nhưng nhìn chung lao động nông-lâm-thủy sản vẫn là chủ yếu (năm 2009 chiếm 75,59%), lao động phi nông nghiệp mới chiếm 24,41%. Phần lao động không

qua đào tạo, nhất là trong số hơn 75% lao động đang làm việc trong khu vực nông-lâm-thủy sản, trình độ văn hóa còn thấp, do đó khó có thể tự chuyển đổi một cách linh hoạt. Trong nội bộ các ngành, lao động làm việc trong các ngành truyền thống chiếm vẫn là chủ đạo. Điều đó cũng chỉ ra răng trình độ tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại còn rất chậm.

- Xuất khẩu còn rất nhỏ bé và chưa có nguồn hàng chủ lực, ổn định cho xuất khẩu. Có thể nói khả năng thâm nhập mở rộng thị trường sang các nước là rất hạn chế, chưa khai thác được kinh tế của khẩu. Như vậy, việc tham gia vào phân công lao động, thâm nhập chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện toàn cầu hòa ngày càng sâu rộng còn rất khó khăn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Tỉnh Điện Biên (Trang 73)