đoạn 1986-2003
Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả chỉ tập trung phân tích cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời gian từ năm 2003 đến năm 2010. Nhưng để có cái nhìn đầy đủ toàn diện quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Điện Biên, tác giả trình bày sơ lược quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoan trước khi tách tỉnh từ 1986 đến 2003. Tác giả sẽ sử dụng chủ yếu các chỉ tiêu về cơ cấu GDP, cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế để phân tích quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Điện Biên.
5,37%35,81% 35,81% 58,82% Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Năm 1985 27,84% 38,65% 33,51% Năm 2003
Hình 2.1. Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế tỉnh Điện Biên 1985-2003
Nguồn: Niên giám thống kê Điện Biên năm 2005
Sau khi chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường đã thực sự tạo cho sức sản xuất được bung ra cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển biến theo hướng tích cực. Tỷ trọng giá trị ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có chiều hướng giảm dân từ 58,82% năm 1985 xuống còn 42,56% năm 1995 và đến năm 2003 tỷ trọng này còn có 38,65%. Tỷ trọng ngành công nghiêp, xây dựng có xu hướng tăng, từ 5,37% năm 1985 lên 27,84% năm 2003, bình quân tăng hơn 1,2% một năm. Trong khi đó ngành dịch vụ lại có xu hướng giảm mặc dù giảm không đáng kể, từ 35,81% năm 1985 xuống còn 33,51% năm 2003, bình quân giảm có khoảng 0,12% một năm. Như vậy, nhìn một cách tổng quát thì cơ cấu ngành kinh tế thay đổi giai đoạn này chủ yếu là do sự biến động của hai nhóm ngành công nghiệp và nông nghiệp là chủ yếu.
Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế gần như không có sự biến đổi đáng kể nào trong thời gian từ 1986 đến 2003. Nếu như tổng số lao động tăng từ 128.403 người năm 1985 lên 231.877 người, tăng thêm 80,59% so với năm 1985, trong đó lao động tăng thêm trong khu vực nông nghiệp chiếm tới 83,96% tổng số lao động tăng thêm. Chính vì vậy, tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp lại có chiều hướng tăng lên, từ 81% năm 1985 lên 82,34% năm 2003. Điều này trái với xu hướng chuyển dịch cơ cấu GDP theo ngành kinh tế. Sự tăng lên của tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp tương ứng với sự giảm sút tỷ trọng lao động làm việc trong ngành dịch vụ, còn ngành công nghiệp, xây dựng tỷ trọng lao động tăng lên không đáng kể.
Tóm lại, nếu xét về thực chất thì cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn này không có sự chuyển biến đáng kể nào, cơ cấu GDP có một chút biến đổi theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản nhưng tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp lại tăng lên. Điều đó chứng tỏ năng suất lao động trong khu vực nông nghiệp còn rất thấp. Riêng ngành dịch vụ thì giảm cả về tỷ trọng trong cơ cấu GDP và trong cơ cấu lao động.