Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Tỉnh Điện Biên (Trang 46)

tế của tỉnh Điện Biên

- Đặc điểm các nguồn lực của tỉnh Điện Biên + Nguồn vốn

Như đã trình bày ở trên, vốn là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu

ngành kinh tế. Và vốn cũng là vấn đề khó khăn với hầu hết các nước đang phát triển. Tỉnh Điện Biên là tỉnh miên núi còn nhiều khó khăn, vốn đầu tư cho phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách của nhà nước, các nguồn vốn trong dân chúng và các kênh khác không huy động được vì vậy vốn là vấn đề khó khăn rất lớn của tỉnh. Tổng vốn đầu từ năm 2009 hơn 5000 tỷ đồng, trong đó, 58,75% là nguồn vốn tư ngân sách nhà nước, vốn ngoài quốc doanh chiếm 27,29%. Với hạn chế về nguồn vốn như vậy, lựa chọn cơ cấu đầu tư hợp lí là nhân tố quyết định rất lớn đến tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế một cách bền vững. Trong thời gian trước mắt Điện Biên không thể đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn mà chỉ nên đầu tư vào những ngành, lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư ít, thời gian thu hồi vốn nhanh mà tỉnh có lợi thế.

+ Nguồn lao động: Điện Biên có nguồn lao động tương đối dồi dào, 58% dân số trong độ tuổi lao động nhưng hầu hết lao động đang làm việc ở khu vực nông, lâm, chiếm hơn 80%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp, chất lượng cũng còn rất hạn chế. Trình độ văn hóa dân cư còn thấp, hàng năm có khoảng hơn 14 nghìn học sinh phổ thông trung học, do rơi rụng qua các bậc học dưới. Tác phong làm việc của người lao động còn rất tùy tiện, nhất là lao động nông nghiệp, nông thôn.

Với số lượng và chất lượng nguồn lao động như vậy chưa thể phát triển những ngành đòi hỏi lao động có trình độ, tay nghề cao trong tương lai gần. Phát triển khu vực nông nghiệp hàng hóa hướng tới nền nông nghiệp chất lượng cao là phù hợp, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng nguồn lao động tạo bước đà cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Tỉnh Điện Biên có diện tích đất đai lớn, diện tích đất đai bình quân trên đầu người vào khoảng 1,94 ha/người, diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều, bên cạnh đó với tình hình khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng phong phú, đa dạng là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại nông, lâm sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao như lúa gạo đặc sản ở cánh đồng Mường Thanh, ngô, đậu tương ở Tuần Giáo, chè Tuyết Shan ở Tủa Chùa, Pú Nhi - Điện Biên Đông, Mường Phăng - huyện Điện Biên; cà phê ở Điện Biên, Mường Ảng, chăn nuôi đại gia súc ở địa bàn Mường Nhé, khu vực Si Pa Phìn huyện Mường Chà. Phát triển rừng sản xuất với các loại cây cao su, thông, cọ khiết, nguyên liệu gỗ ván dăm, bột giấy với diện tích quy hoạch 289 ngàn ha. Đặc biệt khu quy hoạch bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé với diện tích rừng nguyên sinh còn khá lớn với các loài động thực vật phong phú là tài nguyên quý để bảo tồn và xây dựng hình thành vườn quốc gia tại khu vực này. Đây là những lợi thế để khai thác, phát triển nền nông nghiệp đa dạng (lương thực, chăn nuôi, cây công nghiệp, rừng …) với chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến.

Tiềm năng phát triển sản xuất công nghiệp: Điện Biên có tài nguyên công nghiệp khoáng sản và thủy điện khá phong phú nhưng chỉ cho phép khai thác ở quy mô nhỏ, dẫn tới suất đầu tư khá cao, hiệu quả kinh tế thấp. Do đó, việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp này là tương đối khó khăn trong điều kiện hiện nay và trong cả giai đoạn trước mắt. Vì vây, việc khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp năng là chưa phù hợp. Tuy nhiên, với thuận lợi về đất đai cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, cùng với hệ thống giao thông được nâng cấp, hoàn thiện sẽ là những cải thiện đáng kể để nâng cao lợi thế cạnh tranh của Điện Biên trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản với các dự án tiềm năng về chế biến gạo đặc sản xuất khẩu gắn với canh tác trên cánh đồng Mường Thanh, chế biến các sản phẩm từ gỗ gắn với phát triển rừng nguyên liệu, chế biến các loại nông lâm sản khác như chè, cà phê, cao su...

Về phát triển dịch vụ: Điện Biên nằm ở ngã 3 biên giới giáp với cả 2 nước Trung Quốc và Lào; trên khu vực biên giới Việt – Lào đã mở cửa khẩu Quốc tế Tây Trang – Xốp Hùn và cửa khẩu chính Huổi Puốc – Na Son (hiện đang hoàn tất các thủ tục để công bố khai trương cửa khẩu chính); trên tuyến biên giới Trung Quốc có cặp cửa khẩu A Pa Chải – Long Phú, hiện đang hoàn tất thủ tục để khai thông của khẩu với quy mô là cửa khẩu quốc gia.

Khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang đã được đầu tư xây dựng một số hạng mục chính là điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư tìm kiếm các cơ hội đầu tư cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu với các tỉnh Bắc Lào và khu vực Tây Nam Trung Quốc.

Điện Biên có đường biên giới với 2 quốc gia Trung Quốc và Lào, là cầu nối thuận lợi của khu vực Bắc Bộ với các tỉnh Bắc Lào và khu vực Tây Nam Trung quốc, bên cạnh các tuyến đường quốc lộ đang được đầu tư nâng cấp, Điện Biên là tỉnh duy nhất ở khu vực miền núi phía Bắc có sân bay được quy hoạch là sân bay Quốc tế tiểu vùng. Hiện đang khai thác đường bay Hà Nội – Điện Biên với tần suất 2 chuyến/ngày.

- Mức độ phát triển các thị trường ở tỉnh Điện Biên và khả năng tiếp cận các thị trường lớn hơn. Tỉnh có quy mô dân số không lớn lại phân bổ phân tán, thu nhập trung bình của người dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, trình độ dân trí thấp. Do vậy dung lượng thị trường thấp và mới dừng chủ yếu ở thị trường hàng hóa thiết yếu cho tiêu dùng và sản xuất. Trong đó nhu cầu về hàng hóa tiêu dùng thiết yếu chiếm ưu thế cơ bản. Các loại thị trường như thị trường vốn, thị trường lao động mới manh nha hình thành, còn rất lạc hậu, về cơ bản là chưa có thị trường khoa học công nghệ… Khả năng tiếp cận các thị trường bên ngoài của các sản phẩm hàng hóa của tỉnh còn rất hạn chế, chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp như lương thực, thực phẩm, đồ gỗ, bột giấy….tính cạnh tranh không cao.

- Môi trường thể chế, chính sách

Tệ quan liêu tham nhũng diễn biến phức tạp không chỉ làm ảnh hưởng tới đời sống dân cư mà điều quan trọng là làm cho chất lượng môi trường đầu tư không được cải thiện, làm mất lòng tin của nhân dân và không khuyến khích các cá nhân, tổ chức đầu tư phát triển kinh tế. Cùng với điều đó là các nguồn lực không được huy động và phân bổ có hiệu quả, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước luôn chiếm ưu thế. Công tác cán bộ chậm đổi mới, trình độ năng lực còn hạn chế, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ chưa cao. Một bộ phận cán bộ đảng viên và nhân dân còn tư tưởng ỷ lại, chưa đổi mới tư duy về phát triển kinh tế, tập quán tự cấp, tự túc ở một số nơi vẫn còn nặng nề, chậm tiếp cận với kinh tế thị trường.

- Trình độ khoa học công nghệ: nhìn chung trình độ, mức độ áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh ở tỉnh còn rất yếu kém. Đây là một hiện thực tất yếu đối với một tỉnh miền núi biên giới, kinh tế đặc biệt khó khăn.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Tỉnh Điện Biên (Trang 46)