Qua việc phân tích đánh giá sơ bộ quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Lai Châu, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Điện Biên như sau:
- Cần có quy hoạch phát triển tổng thể, đồng bộ ngay từ đầu trên cơ sở bám sát với thực tế. Lai Châu khi tách tỉnh về cơ bản phải xây dựng mới hoàn toàn về cơ sở hạ tầng kinh tế, quy hoạch các vùng, ngành, lĩnh vực kinh tế. Đây là khó khăn vì đòi hỏi nguồn đầu tư lớn từ ban đầu, nhưng đây cũng là điều kiện để tỉnh có quy hoạch tổng thể, đồng bộ, thống nhất với quy hoach vùng, tránh được sự chắp vá, vừa lãng phí vừa không hiệu quả. Tỉnh đã có đánh giá tổng thể về tiềm năng thế mạnh của tỉnh, tranh thủ được và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách vào các chương trình, dự án, mục tiêu quốc gia đói với các tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, dân cư váo sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Tính đến hết thời điểm 30/3/2009, hệ thống doanh nghiệp trên toàn tỉnh có: 454 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký kinh doanh là 3.598.266 triệu đồng và 244 chi nhánh và văn phòng đại diện.
- Cần lựa chọn ngành lĩnh vực ưu tiên đầu tư cho từng giai đoạn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình dự án nhằm phát huy hiệu quả đầu tư, tiết kiệm vốn đầu tư. Có các chính sách khuyến khích đầu tư cụ thể, phù hợp với đặc thù của địa phương thu hút đầu tư.
- Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, coi hoàn thiện hệ thống chính sách là điểm đột phá cho phát triển, tăng cường chống tệ quan liêu tham nhũng, cải thiện môi trường đẩu tư. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhất là sản xuất khu vực nông nghiệp.
- Xác định những sản phẩm chủ lực để đầu tư phát triển đáp ứng thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. Phát triển mạnh kinh tế cửa khẩu, hoạt động đối ngoại, thúc đẩy thương mại hàng hóa đối với các nước có chung đường biên giới, trên có sở bảo vệ vững chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Chƣơng 2