Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Tỉnh Điện Biên (Trang 36)

Lai Châu cũ được tách thành hai tỉnh Lai Châu mới và tỉnh Điện Biên, có điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, địa lí tương đồng với nhau. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Lai Châu là 9.070,19km2; chủ yếu là các loại đất đỏ, vàng nhạt phát triển trên đá cát , đá sét và đá vôi , kết cấu khá chặt chẽ . Đất nông nghiệp đã sử dụng khoảng 64.299,9ha, trong đó đất ruộng lúa màu là 13.781,44ha, đât vườn tạp 1.0993ha, đất trồng cỏ chăn nuôi 5.978ha, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 409ha. Đất lâm nghiệp đang có rừng là 283,667ha, độ che phủ đạt 31,3%; hầu hết là rừng phòng hộ , trong đó rừng tự nhiên là

274,651 ha; rừng trồng trên 9,015 ha. Đất chuyên dùng có khoảng 4.489,61ha, trong đó đất giao thông 2.982,52 ha, đất xây dựng 377,26 ha, đất ở 1.918,443 ha. Đất trống, đồi núi trọc có khả năng sử dụng còn rất lớn, khoảng 525.862 ha, trong đó đất bằng chưa sử dụng là 1.743,69 ha và đất đồi núi chưa sử dụng có khoảng 524.118,87 ha. Đây là một khó khăn cũng là một tiềm năng lớn mà tỉnh Lai Châu có thể đẩy mạnh phát triển kinh tế nông, lâm theo hướng sản xuất hàng hóa.

Về khoáng sản, ngoài những khoáng sản giống như Điện Biên, điểm khác biệt là ở quy mô của trữ lượng khoáng sản. Lai Châu được đánh giá là tỉnh có tiền năng về đất hiến lớn nhất cả nước, hiện nay đã ghi nhận bốn mỏ, điểm khoáng sản đất hiếm trên diện tích của tỉnh, trong đó 3 mỏ đã được thăm dò tính trữ lượng; tổng trữ lượng được tính là trên 21 triệu tấn TR2O3. Khoáng chất công nghiệp gồm có barit và fluorit, hai loại khoáng sản được đánh giá cùng với đất hiếm, trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng barit cấp C2-P1 đạt 4,2 triệu tấn BaSO4 và quặng fluorit cấp C2-P1 đạt 2,9 triệu tấn CaF2. (Nguồn: http://www.dulichlaichau.com/tai-nguyen-thien-nhien.html)

Tài nguyên khoáng sản rắn của Lai Châu có trữ lượng khá lớn cho phép đầu tư khai thác đạt hiệu quả kinh tế. Vì vây, Lai Châu có cơ sở để coi công nghiệp là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tuy nhiên, việc khai thác chế biến khoáng sản cần được cân nhắc kỹ lượng về mực độ khai thác, công nghệ khai thác và cần có sự quản lý thật chặt chẽ linh vực này đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

Tài nguyên du lịch với diện tích tự nhiên trải rộng, địa hình đa dạng đã tạo cho Lai Châu tiềm năng du lịch tự nhiên phong phú, hấp dẫn làm cơ sở cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch như sinh thái, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch nhân văn…

Sau khi tách tỉnh, Lai Châu là tỉnh khó khăn nhất cả nước, cơ sở hạ tầng hầu như phải xây dựng từ đầu. Nhưng đến nay, nhờ sự ủng hộ của trung

ương, các bộ, ban ngành, các tỉnh bạn, kinh tế tỉnh Lai Châu đã có bước phát triển đáng kể, cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội từng bước được cải thiện rõ rệt.

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2004 -2007 đạt 11,8%, riêng năm 2007 tốc độ tăng trưởng đạt 15,8%. Cơ cấu GDP chuyển biến theo hướng giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp-lâm nghiệp-thủy sản, tăng dần tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp.

Bảng 1.1 Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế tỉnh Lai Châu 2004 - 2010

Năm 2004 2005 2007 2008 8/2010

Nông, lâm, thủy sản 49,47 45,30 40,10 36,41 34,00 Công nghiệp, xây dựng 22,70 25,40 29,70 33,46 35,00

Dịch vụ 27,60 29,30 30,20 30,13 31,00 Nguồn:http://laichau.gov.vn/Default.aspx?tabid=76&catid=376&temidclicked=376 2004 2005 2007 2008 Aug- 10 49,47 22,70 27,60 45,30 25,40 29,30 40,10 29,70 30,20 36,41 33,46 30,13 34,00 35,00 31,00 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Dịch vụ Công nghiệp Nông nghiệp

Hình 1.1. Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế tỉnh Lai châu 2004 - 2010

Nguồn:http://laichau.gov.vn/Default.aspx?tabid=76&catid=376&temidclicked=376

Như vậy, từ năm 2004 đến nay (8/2010), tỷ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đã giảm từ 49,70% xuống còn 34%, giảm 15,70% trong

bảy năm; tỷ trọng công nghiệp-xây dựng tăng từ 22,70% lên 35%, bình quân mỗi năm tăng 1,76%; tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 27,60% lên 31%, tăng 3,40%. Tốc độ tăng trưởng luôn trên 10%/năm và có xu hướng tăng lên qua các năm. Thời kỳ 2004-2010 đánh dấu sự tăng trưởng tỷ trọng ngành công nghiệp nhanh chóng, tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh. Đây là thời kỳ đầu vừa tách tỉnh, đòi hỏi đẩy mạnh việc xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội, do đó làm cho tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng tăng lên nhanh chóng và tương ứng với nó là sự giảm sút tỷ trọng của ngành nông nghiệp-lâm nghiệp-thủy sản.

- Cơ cấu lao động

Bảng 1.2. Lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế tỉnh Lai Châu 2004 - 2008 Đơn vị: người, % Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Sơ bộ 2009 Nông, lâm, thủy sản 133.927 87,17% 138.727 85,58% 146.342 83,85% 152.062 81,13% 160.171 80,68% 168.246 80,03% Công nghiệp, xây dựng 5.614 3,65% 7.156 4,42% 9.219 5,28% 10.688 5,70% 11.646 5,87% 12.630 6,01% Dịch vụ 14.104 9,18% 16.217 10,00% 18.970 10,87% 24.683 13,17% 26.720 13,45% 29.347 13,96

Nguồn: tính toán trên cơ sở số liệu của Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu, 2009

Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lao động phi nông nghiệp. Tốc độ chuyển dịch chưa mạnh, lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng số lao động đang làm việc trọng các ngành kinh tế.

Bảng 1.3. giá trị hàng hóa xuất khẩu tỉnh Lai Châu 2004 - 2008 Đơn vị: 1000 USD Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng số 3.000,0 3.666,0 5.238,0 6.602,7 5.663,4 Hàng CN nặng và khoáng sản 1.010,0 1.566,0 948,5 551,7 3.058,0 Hàng CN nhẹ và tiểu thủ CN 680,0 761,0 2.082,5 3.170,0 2.452,0 Hàng nông sản 1.060,0 1.089,0 1.615,0 2.331,0 0 Hàng hóa khác 250,0 250,0 592,0 550,0 153,4

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu, 2009

Như vây, trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu thì giá trị hàng công nghiệp là chủ yếu, trong đó công nghiệp nặng và khoáng sản là lớn nhất. Giá trị hàng hóa xuất khẩu có xu hướng tăng lên qua các năm (2004-2007), riêng năm 2008 đã có dấu hiệu giảm sút. Giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu cho thấy tiềm năng của ngành công nghiệp đúng như tỉnh đã xác định công nghiệp là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là mặt hàng thô như: quặng các loại, đá đen, chè khô, thảo quả…

- Đánh giá chung

Trong giai đoạn 2004-2010 tỉnh đã đạt được những thành tựu nhất định về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực và khá vững chắc phù hợp với xu thế phát triển và điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của tỉnh. Cơ cấu lao động chuyển biến phù hợp với xu hướng chuyển dịch của cơ cấu ngành kinh tế. Giá trị hàng hàng công nghiệp xuất khẩu tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị hàng hóa xuất khẩu của tỉnh. Đạt được những kết quả đó, trước hết phải kể tới vấn đề quy hoạch tổng thể, lựa chọn ngành, lĩnh vực ưu tiên trên cơ sở tiềm năng thế mạnh của tỉnh đồng bộ ngay từ đầu. Trên cơ sở đó

tỉnh đã xác định các mặt hàng chủ lực để phát triển sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu mà tỉnh có lợi thế như chè, lúa gạo, thịt trâu, thảo quả, khoáng sản, vật liệu xây dựng… Công tác đào tạo, đào tạo tại chỗ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ cũng đã được tỉnh quan tâm, coi là giải pháp lớn cho phát triển.

Tuy nhiên, cũng còn có những hạn chế, yếu kém:

Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, năng suất lao động thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa mạnh. Sản xuất công nghiệp nhỏ bé. Nguồn thu ngân sách địa phương không ổn định. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ. Chất lượng một số công trình xây dựng cơ bản chưa đảm bảo, công tác quản lý, sử dụng sau đầu tư còn hạn chế. Chương trình phát triển kinh tế cửa khẩu hiệu quả thấp.

Nguyên nhân yếu kém: do khó khăn vốn có của một tỉnh biên giới miền núi, vừa tách tỉnh, cơ sở vật chất phải xây dựng mới từ đầu. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển. Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội còn phụ thuộc vào nguồn đầu tư từ ngân sách trung ương, chưa huy động được nguồn vốn trong dân đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Hạ tầng kinh tế kỹ thuật, kinh tế xã hội còn yếu kém. Trình độ khoa học công nghệ còn lạc hậu. Hệ thống chính sách chưa hoàn thiện, chưa phát huy được nội lực. Trong những vấn đề trên thì hai rào cản lớn nhất cần tập trung ưu tiên tháo gỡ đó là hạ tầng cơ sơ và hoàn thiện hệ thống chính sách.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Tỉnh Điện Biên (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)