Phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Tỉnh Điện Biên (Trang 103)

Hệ thông cơ sở hạ tầng yếu kém vẫn luôn là trở ngại lớn đối với việc thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Để phát triển kinh tế- xã hội nói chung và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói riêng thì trước tiên phải cải thiện được điều này. Trong thời gian trước mắt tỉnh cần tiếp tục xây dựng, nâng cấp đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế- kỹ thuật cho phát triển kinh tế- xã hội. Tập trung nâng cấp hoàn thiện hệ thống điện, hệ thống thủy lợi, hệ thống giao thông nông thôn, kết cấu hạ tầng cho khu, cụm công nghiệp đã được phê duyệt. Nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống điện, khai thác hiệu quả hệ thống thủy lợi hiện có đáp ứng tốt nhất nhu cầu tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Tiếp tục duy trì cơ chế đầu tư 40/60, 50/50 đối với đường đến trung tâm các xã vùng thấp; đối với đường thôn, bản địa phương tự huy động, với mục tiêu xã hội hóa để đầu tư. Đối với các xã vùng cao, đường đến trung tâm xã và đường nối từ trung tâm xã đến các thôn, bản, áp dụng cơ chế 60/40, (Nhà nước hỗ trợ tối đa 60% tổng mức đầu tư, kinh phí

còn lại do nhân dân địa phương đóng góp); đường thôn, bản do nhân dân tự đóng góp, Nhà nước hỗ trợ vật liệu, thuốc nổ phá đá và xây dựng công trình thoát nước. Các xã đặc biệt khó khăn, bên cạnh nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, tiếp tục hỗ trợ từ nguồn ngân sách của tỉnh với mức 70% so với tổng mức đầu tư, số còn lại địa phương cần huy động nhân dân đóng góp. Giải quyết tốt cơ chế đầu tư cũng như việc huy động vốn để hoàn thiện mạng lưới giao thông nông thôn, góp phần phục vụ đắc lực mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh của địa phương.

Gắn phát triển khoa học, công nghệ với sản xuất, tạo điều kiện ứng dụng nhanh các thành tựu của khoa học, công nghệ mới. Tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng đại trà những tiến bộ khoa học vào sản xuất. Có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất. Xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án tin học hóa các cơ quan Đảng và Nhà nước. Phát triển mạnh nguồn nhân lực cho khoa học, công nghệ, tăng cường lực lượng khoa học cho cơ sở. Có chính sách thu hút các cán bộ khoa học về công tác tại Điện Biên và chuyển giao công nghệ cho tỉnh.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Tỉnh Điện Biên (Trang 103)