Phương thức thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành Mô hình Rostow

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Tỉnh Điện Biên (Trang 30)

Rostow

Trong cuốn " Các giai đoạn phát triển kinh tế", nhà lịch sử kinh tế nổi tiếng người Mỹ, Walter W.Rostow đã đưa ra một cách tổng hợp theo lịch sử về những bước khởi đầu về quá trình phát triển kinh tế hiện đại ở 6 lục địa. Theo mô hình Rostow, quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia được chia thành 5 giai đoạn và ứng với mỗi giai đoạn là một dạng cơ cấu ngành kinh tế đặc trưng thể hiện bản chất phát triển của giai đoạn ấy.

Giai đoạn 1: Xã hội truyền thống

Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là: nền kinh tế thống trị bởi sản xuất nông nghiệp, năng suất lao động thấp do sản xuất chủ yếu bằng công cụ thủ công, tích lũy gần như con số không. Cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ này vẫn là cơ cấu nông nghiệp thuần túy.

Giai đoạn 2: Giai đoạn chuẩn bị cất cánh

Trong giai đoạn này những hiểu biết về khoa học - kỹ thuật đã bắt đầu được tiến hành áp dụng vào sản xuất trong cả nông nghiệp và công nghiệp; giáo dục được mở rộng và có những cải tiến phù hợp với yêu cầu mới của sự phát triển; nhu cầu đầu tư tăng lên đã thúc đẩy sự hoạt động của ngân hàng và sự ra đời của các tổ chức huy động vốn. Tiếp đó giao lưu hàng hóa trong và ngoài nước phát triển đã thúc đẩy sự hoạt động của ngành giao thông vân tải, thông tin liên lạc. Cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn này là cơ cấu nông - công nghiệp.

Thuật ngữ này bao hàm ý một đất nước bước vào giai đoạn phát triển hiện đại và ổn định. Những yếu tố cơ bản đảm bảo cho sự cất cánh là: huy động được nguồn vốn đầu tư cần thiết, tỷ lệ cho tiết kiệm tăng lên ít nhất chiếm 10% trong thu nhập quốc dân thuần túy. Ngoài vốn đầu tư trong nước nguồn vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng, khoa học, kỹ thuật tác động mạnh vào nông nghiệp, công nghiệp, công nghiệp giữ vai trò đầu tầu, có tốc độ tăng trưởng nhanh, đem lại lợi nhuận lớn, lợi nhuận lại được tái đầu tư phát triển sản xuất, thông qua nhu cầu thu hút công nhân, kích thích phát triển khu đô thị và các lĩnh vực dịch vụ. Cơ cấu ngành kinh tế của giai đoạn này là công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ.

Giai đoạn 4: giai đoạn trưởng thành

Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là tỷ lệ đầu tư tăng lên liên tục, cao tới 20% thu nhập quốc dân thuần túy; khoa học, kỹ thuật mới được ứng dụng trên toàn bộ các mặt hoạt động kinh tế; nhiều ngành công nghiệp mới, hiện đại phát triển; nông nghiệp được cơ giới hóa, đạt được năng suất lao động cao; nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh, sự phát triển kinh tế trong nước hòa dòng vào thị trường quốc tế. Cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn này là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.

Giai đoạn 5: giai đoạn tiêu dùng cao

Trong giai đoạn này có hai xu hướng cơ bản về kinh tế: thứ nhất, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, dân cư giàu có dẫn đến sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tinh vi, cao cấp; thứ hai, cơ cấu lao động thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ dân cư đô thị và lao động có tay nghề, có trình độ chuyên môn cao; cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn này là dịch vụ - công nghiệp.

Mô hình của Rosow mặc dù còn nhiều hạn chế về cơ sở của sự phân đoạn trong phát triển kinh tế cũng như sự nhất quán về các đặc trưng của mỗi

giai đoạn so với thực tế, nhưng đứng trên góc độ mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành với quá trình phát triển thì mô hình này đã chỉ ra một sự lựa chọn hợp lí về dạng cơ cấu ngành tương ứng với mỗi giai đoạn nhất định của mỗi quốc gia.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Tỉnh Điện Biên (Trang 30)