Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2003-

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Tỉnh Điện Biên (Trang 52)

2010

2.2.2.1. Cơ cấu ngành kinh tế vĩ mô

Sau khi tách tỉnh, kinh tế tỉnh Điện Biên có tốc độ tăng trưởng cao hơn rõ rệt, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2006-2010 đạt 11,55% một năm, GDP theo giá so sánh năm 2010 tăng gấp 1,8 lần so với năm 2005. Cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển biến theo hướng tích cực.

Bảng 2.1. Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế tỉnh Điện Biên 2003 - 2010

Đơn vị: %

Năm 2003 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Nông, lâm nghiệp, thủy sản 38,65 37,15 35,87 37,02 37,09 35,61 34,70 Công nghiệp, xây dựng 27,84 26,67 25,11 24,83 25,67 27,67 28,40 Dịch vụ 33,51 35,95 39,02 38,15 37,24 36,73 36,90

Nguồn: Niên giàm thống kê - Cục thống kê tỉnh Điên Biên năm 2005, 2009 và Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XII Đảng bộ tỉnh 2010.

2003 2006 2007 2008 2009 2010 38,65 27,84 33,51 35,87 25,11 39,02 37,02 24,83 38,15 37,09 25,67 37,24 35,61 27,67 36,73 34,70 28,40 36,90 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Dịch vụ Công nghiệp Nông nghiệp

Hình 2.2. Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế tỉnh Điện Biên 2003-2010

Nguồn: Niên giàm thống kê - Cục thống kê tỉnh Điên Biên năm 2005, 2009 và Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XII Đảng bộ tỉnh 2010.

Bảng 2.1 cho thấy, nếu xét bình quân cả giai đoạn 2004-2010, cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm dần, tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng dần. Cụ thể, tỷ trọng ngành nôn,g lâm nghiệp, thủy sản, giảm bình quân 0,56%/năm. Tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 0,08%/ năm. Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng với mức cao hơn mức tăng của ngành công nghiệp, xây dựng, bình quân tăng hơn 0.48% một năm. Mức tăng tỷ trọng bình quân trong

thời gian 7 năm của ngành dịch vụ cao gần gấp đôi mức tăng bình quân tỷ trọng của ngành công nghiệp, xây dựng là một dấu hiệu tốt thể hiệu mức sống của dân cư đã từng bước được nâng lên. Tỷ trọng ngành công nghiệp tăng chậm hơn rất nhiều so với giai đoạn 1986-2003 là vì: khu vực công nghiệp chủ yếu dựa vào ngành chế biến lương thực, thực phẩm ở trình độ sơ chế do cá thể đầu tư đã ở mức dung hòa nhưng lại không có điều kiện đầu tư chế biến sâu trong khi nhà nước không quan tâm đầu tư vào lĩnh vực này.

Cũng tư số liệu về cơ cấu GDP qua các năm dễ dàng nhận thấy cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh biến đổi không vững chắc. Ngành công nghiệp, xây dựng có xu hướng giảm trong giai đoạn 2004-2007, mức thấp nhất đạt 24,83% vào năm 2007, giảm 3% so với năm 2004; giai đoạn 2008-2010 có xu hướng tăng trở lại.

Tỷ trọng đầu tư vào sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng giảm mạnh qua các năm và tương ứng với nó tỷ trọng vốn đầu tư vào công nghiệp, xây dựng thì tăng lên. Điều này là không hợp lí với điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Điện Biên. Mặt khác cơ cấu vốn đầu tư cũng cho thấy một sự thiếu ổn định trong đầu tư vào các ngành.

Bảng 2.2. Tỷ trọng vốn đầu tư theo ngành kinh tế tỉnh Điện Biên 2005- 2009

Đơn vị: %

Năm 2005 2006 2007 2008 2009

Nông, lâm, thủy sản 8,43 6,64 5,65 5,55 4,06

Công nghiệp, xây dựng 22,35 17,38 33,39 30,46 34,89

Dịch vụ 69,32 75,98 60,96 63,99 61,05

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Điện Biên 2009

Cơ cấu đầu tư trực tiếp ảnh hưởng tới cơ cấu ngành kinh tế, do đó, cơ cấu đầu tư chưa hợp lí dẫn đến phân bổ nguồn lực không hiệu quả vừa gây

lãng phí vừa làm cho cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch không bền vững, không khai thác được hết các tiềm năng của tỉnh cho tăng trưởng kinh tế.

2.2.2.2. Cơ cấu trong nội bộ ngành

Ở phần trên ta đã phân tích quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế qua các năm của thời kỳ 2003-2010 và đã thấy được sự biến động chung là tích cực. Để có nhận xét đúng hơn về tốc độ và chất lượng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cần đi sâu phân tích quá trình chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành cấp một.

a. Ngành nông, lâm, thủy sản

Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp tuy có sự chuyển dịch nhưng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn chiến ưu thế tuyệt đối và có xu hướng tăng cả về giá trị sản xuất lẫn tỷ trọng.

Bảng 2.3: Cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành nông, lâm, thủy sản tỉnh Điện Biên Đơn vị: % Năm 2003 2006 2009 ( 2009) trừ (2003) Nông nghiệp 73,39 79,02 79,58 + 6,19 Lâm nghiệp 25,28 19,74 19,00 - 5,72 Thủy sản 1,33 1,24 1,42 + 0,09

Nguồn: Tính toán trên cơ sở số liệu của niên giám thống kê tỉnh năm 2005, 2009.

Qua số liệu cho thấy, cơ cấu ngành nông- lâm- thủy sản hầu như không có sự thay đổi tích cực đáng kể nào, thậm chí còn có sự gia tăng tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp từ 73,39% năm 2003 lên mức 79,58% năm 2009. Tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành thủy sản gần như không thay đổi trong khi tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp lại có sự giảm sút tương ứng với mức tăng tỷ trọng của ngành nông nghiệp. Đây là điều cần được quan tâm, vì điều kiện phát triển lâm nghiệp là rất lớn ở tỉnh Điện Biên:

với diện tích đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp là 120.359 ha, chiếm 12,58% diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp là 590.031 ha, chiếm 61,7% diện tích đất tự nhiên, nhưng ngành lâm nghiệp mới đóng góp 8,05% vào GDP toàn tỉnh.

- Ngành nông nghiệp

Từ năm 2003 đến nay, ngành nông nghiệp phát triển khá toàn diện và ổn định. Cơ cấu các phân ngành trồng trọt, chăn nuôi có sự chuyển biến tích cực và khá vững chắc. Tuy nhiên, mức độ chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ khu vực nông nghiệp vẫn rất chậm, các ngành sản xuất truyền thống vẫn chiếm vị trí chủ đạo trọng toàn ngành, trình độ sản xuất vẫn lạc hậu, tính chất hàng hóa của sản xuất và các sản phẩm còn nhiều hạn chế.

Bảng 2.4: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ tỉnh Điện Biên 2003 - 2009 Đơn vị: % Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Trồng trọt 83,55 81,29 77,76 77,48 74,43 73,50 73,46 Chăn nuôi 15,98 18,32 21,52 21,63 23,36 25,71 25,52 Dịch vụ 0,47 0,39 0,72 0,89 2,21 0,79 1,02

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Điện Biên 2005, 2009

Bảng 2.4 cho thấy, tỷ trọng ngành trồng trọt có xu hướng giảm xuống còn tỷ trọng ngành chăn nuôi lại có xu hướng tăng đều qua các năm. Trong thời gian 2003 - 2009, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm gần 10%; tương ứng với đó, tỷ trọng ngành chăn nuối tăng gần 10%; ngành dịch vụ trong nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Đây cũng là điều kiện không thuận lợi cho ngành nông nghiệp phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa. Như vậy, sự thay đổi cơ cấu các phân ngành trong nội bộ ngành nông nghiệp là do sự thay đổi về tỷ trọng

giữa hai phân ngành trồng trọt và chăn nuôi và sự thay đổi tương đối đều đặn qua các năm. Cơ cấu ngành nông nghiệp đã có sự chuyên dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt và tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi. Nhưng xét tổng thể thì ngành trồng trọt vẫn là chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp cho dù chỉ số phát triên bình quân của phân ngành chăn nuôi và dịch vụ có xu hướng cao hơn chỉ số phát triển của ngành trồng trọt.

Về cơ cấu cây trồng: nhìn chung giá trị sản xuất cây lương thực vẫn chiếm tỷ trọng lớn so với các loại cây trồng khác và hầu như không có sự thay đổi trong thời gian qua. Nếu như năm 2005 giá trị sản xuất cây lương thực chiếm tỷ trọng 66% tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt thì đến năm 2009 vẫn chiếm tới 65%. Ngoài nhóm cây công nghiệp hàng năm có tỷ trọng giá trị sản xuất giảm, cơ cấu giá trị sản xuất các loại cây râu đậu, cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm đều tăng nhưng không đáng kể và vẫn chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn trong tổng giá trị sản xuất. Như vây, cơ cấu ngành trồng trọt đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng sản xuất các nhóm cây trồng có giá trị gia tăng thấp sang nhóm cây trồng có giá trị gia tăng và thị trường lớn hơn, cho dù mức độ chuyển dịch còn chậm, chưa khai thác hết lợi thế của tỉnh có đặc điểm đất đai, thổ nhưỡng phù hợp cho phát triển cây công nghiệp.

Đối với ngành chăn nuôi: chăn nuôi đại gia súc vẫn chiếm ưu thế phù hợp với điều kiện của tỉnh, số lượng các loại gia súc đều tăng, năm 2005 lợn có 210.616 con, trâu có 104.366 con, bò có 27.633 con và đến năm 2009 đã tăng lên 262.948 con lơn, 111.052 con trâu và 36.341 con bò. Chỉ số phát triển bình quân của ngành chăn nuôi là 12,196%/năm cao hơn chỉ số phát triển của ngành nông nghiệp. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng bình quân 8,53%/năm cao hơn so với mức 6,4%/năm của ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2005 - 2010. Tuy vậy, để phát triển mạnh ngành chăn nuôi cần thay đổi cách thức chăn nuôi phân tán thả dông tự nhiên, thiếu các biện pháp kỹ thuật

chăm sóc và phòng, chữa bệnh sang chăn nuôi tập trung hơn trên cơ sở tăng cường các biện pháp kỹ thật và thú y, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn đáp ứng nhu cầu thị trường.

Kinh tế trang trại đã bước đầu hình thành và đạt được những kết quả nhất định, tổng số trang trại trong tỉnh tăng từ 139 trang trại năm 2005 lên 186 trang trại năm 2009. Đây là sự phát triển tất yếu hợp với quy luật phát triển.

Như vây, nhìn một cách chung nhất thì cơ cấu ngành nông nghiệp tuy có sự chuyển dịch tích cực nhưng vẫn còn chậm chưa phát huy hết tiềm năng, sản xuất nông nghiệp truyền thống lấy việc trồng cây lương thực vẫn chiếm ưu thế. Tuy nhiên ngành nông nghiệp cũng đạt được những thành tựu có ý nghĩa đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói chung:

Thứ nhất, sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt 435kg/người, đảm bảo cân đối lương thực và có sản phẩm hàng hóa. Đây là cơ sở cho những bước tiếp theo của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cũng như công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Thứ hai, sản xuất theo kiểu trang trại đã bước đầu được hình thành phù hợp với kinh tế thị trường. Công cuộc đổi mới trong lĩnh vực nông nghiệp bắt đầu từ chỉ thị 100 CT/TW (1/1981) và sau đó là Nghị quyết số 10-NQ/TW (4/1988), đã giải phóng nền sản xuất nông nghiệp khỏi những hạn chế của hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ, tái lập lại hình thức sản xuất nông nghiệp hàng hóa với kinh tế hộ là đơn vị kinh tế cơ bản. Sự tái lập hình thức kinh tế hộ trong khuôn khổ chuyển đổi cơ chế sang kinh tế thị trường tuy là loại hình kinh tế hàng hóa nhỏ, nhưng phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong nông nghiệp. Do đó loại hình kinh tế hộ đã phát huy được vai trò động lực chủ yếu tạo ra những thành tựu to lớn vế sản xuất lúa gạo. Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

chịu sự chi phối của quy luật thị trường. Nhưng đến nay, kinh tế nông hộ đã bộc lộ những hạn chệ trong việc phát triển nền sản xuất hàng hóa nông sản lớn hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế thị trường toàn cầu. Hiện nay, kinh tế trang trại mới bước đầu hình thành nhưng đây là điều kiện quan trọng của chính sách phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong những năm tới.

Thứ ba, bước đầu hình thành nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Tỷ lệ các loại hàng hóa nông sản đang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trên thị trường. Người nông dân đã bước đầu hình thành thói quen sản xuất nhằm để bán trên thị trường. Đây thực sự là tập quán có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của nền nông nghiệp hàng hóa và có tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

- Ngành lâm nghiệp

Mặc dù không đáng kể nhưng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp vẫn có xu hướng tăng qua các năm. Theo giá so sánh năm 1994, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2003 là 131.149 triệu đồng, năm 2004 là 127.076 triệu đồng, năm 2005 là 132.326 triệu đồng, năm 2006 là 134.651 triều đồng, năm 2007 là 137.637 triệu đồng, năm 2008 là 140.268 triệu đồng và năm 2009 là 156.894 triệu đồng. Về cơ cấu ngành lâm nghiệp trong toàn ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng giảm, từ 9,75% năm 2004 xuống còn 8,11% năm 2008 và sơ bộ năm 2009 là 8,05%; tổng diện tích rừng hiện có năm 2009 là 397.619 ha, trong đó có 379.268 ha rừng tự nhiên và 18.351 ha rừng trồng. Với một tỉnh miền núi chủ yếu là đồi núi, đất trồng rừng nhưng mức đống góp của ngành lâm nghiệp còn khiêm tốn cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản và có xu hướng giảm đi. Người dân sống trong môi trường rừng là rất lớn nhưng số lao động

thực sự làm nghề rừng thì lại rất ít, đây là một thách thức đối với phát triển bền vững của ngành lâm nghiệp cũng như của tỉnh Điện Biên.

- Ngành thủy sản

Ngành thủy sản vẫn có mực đóng góp rất nhỏ bé vào giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp nói chung. Giá trị sản xuất theo giá so sánh năm 1994, năm 2005 ngành thủy sản đạt 7.150 triệu đồng đến năm 2009 đạt 11.685 triệu đồng; về tỷ trọng, giá trị sản xuất của ngành thủy sản chỉ chiếm có 0,79% giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản vào năm 2009, con số cao nhất từ trước đến nay.

Ngành thủy sản phụ thuộc vào nguồn nước, trong khi nguồn nước lại phụ thuộc rất nhiều vào khả năng điều hòa dòng chảy của rừng. Do đó, để phát triển thuận lợi ngành thủy sản thì vấn đề trồng rừng, bảo vệ rừng để tăng diện tích che phủ của rừng có ý nghía rất quan trọng reong việc điều hòa nguồn nước. Như vây, phát triển rừng không chỉ vì bản thân ngành lâm nghiệp, mà nó còn có ý nghĩa rất quan trọng nến không nói là sống còn đối với ngành nông nghiệp, thủy sản, thủy điện và du lịch.

Như vây, trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trong thời gian qua không có sự chuyển dịch đáng kể nào, tỷ trọng ngành lâm nghiệp giảm nhẹ còn tỷ trọng ngành nông nghiệp và thủy sản lại tăng lên tương ứng.

b. Ngành công nghiệp và xây dựng

Mặc dù tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng trong tổng GDP của toàn nền kinh tế có sự gia tăng nhưng không ổn định. Năm 2003 đạt 27,84%, các năm tiếp theo đến năm 2008 đều ở mức thấp hơn với biên độ khác nhau, năm 2009 có sự phục hồi nhưng vẫn chưa đạt tỷ trọng như năm 2003, riêng năm 2010 thì tăng và đạt tỷ trọng 28,40%.

Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh có tăng, năm 2003 đạt 194.094 triệu đồng, năm 2005 đạt 275.884 triệu đồng, năm 2008 đạt 411.683

triệu đồng và năm 2010 đạt 556.600 triệu đồng; nhịp độ tăng trưởng bình quân đạt 16,6% /năm, cao so với tốc độ tăng bình quân của GDP (hơn 11%/năm).

Nếu tách riêng ngành xây dựng thành một chỉ số độc lập thì tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP là rất nhỏ và có xu hướng giảm đi. Nếu

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Tỉnh Điện Biên (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)