Quan điểm về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Tỉnh Điện Biên (Trang 91)

Trên cơ sở phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở trên, căn cứ vào bối cảnh kinh tế, xã hội hiện nay trên thế giới và trong nước, căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh Điện Biên, tác giả đề xuất một số quan điểm về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế như sau:

Quan điểm chung: Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng những ngành có năng suất lao động và giá tăng cao hoạt động dựa trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại và khai thác tối đa tiềm

năng kinh tế của tỉnh Điện Biên. Đây là nguyên lý chung đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, trong những điều kiên nhất định cần cụ thể hơn:

- Về mặt nguyên lý, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một quá trình mang tính quy luật, do đó chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế về cơ bản phải tuân theo quy luật chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Về mặt lịch sử, cơ cấu ngành kinh tế biến đổi hay chuyển dịch theo quy luật chung là: bắt đầu tư nhưng ngành tập trung nhiều lao động, vốn ít, dân chuyển sang những ngành nhiều vốn và cuối cùng là sang những ngành nhiều kỹ thuật (tri thức). Phần lớn các nước, ở thời kỳ đầu công nghiệp hóa chỉ có nguồn lao động là sẵn có với giá cả thấp nhưng lại thiếu vốn và kỹ thuật. Vì vậy, để tận dụng lợi thế so sánh đó, những ngành tập trung nhiều lao động trở thành những ngành xuất phát điểm cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Khi lao động từ chỗ dư thừa dần đạt tới mức đầy đủ việc làm và nguồn vốn, kỹ thuật đã được tích lũy ngày càng nhiều hơn, sẽ tạo điều kiện chuyển các ngành chủ đạo của nền kinh tế sang những ngành tập trung nhiều vốn. Và khi trình độ tri thức, và kỹ thuật đã được nâng cao, các ngành tập trung nhiều kỹ thuật, ít lao động dần thay thế các ngành thâm dụng lao động và vốn để trở thành những ngành chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Trên thực tế cho thấy quốc gia nào không tuân thủ quy luật chúng đó mà ngày tư đầu đã tập trung phát triển những ngành tập trung nhiều vốn và kỹ thuật đều đã phải trả giá.

- Cơ cấu ngành kinh tế cũng cần tích cực tiếp cận những ngành, lĩnh vực khoa học công nghệ hiện đại dựa trên cơ sở những điều kiện về cơ sở vật chất, con người, cơ chế chính sách của nền kinh tế.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới và cách mạng khoa học phát triển như hiện nay cũng cho phép các quốc gia đi sau có thể rút ngắn thời gian quá trình công nghiệp hóa trên cơ sở đúc rút kinh nghiêm và kế thừa những

thành tựu đã đạt được của các nước đã phát triển trước đây. Tùy từng điều kiện cụ thể mà mức độ rút ngắn nhiều hay ít và lựa chọn khâu để rút ngắn.

Với điều kiện của tỉnh Điện Biên hiện nay không thể và không đủ điều kiện để phát triển những ngành đòi hỏi vốn lớn, kỹ thuật cao như những ngành công nghiệp chế tạo, hay điện tử tin học. Hiện nay, Điện Biên có tới hơn 80% lao động làm nông nghiệp, trình độ lao động còn rất hạn chế, môi trường đầu tư kém hấp dẫn. Do đó, đầu tư vào những ngành cần ít vốn, tập trung nhiều lao động nhằm khai thác lợi thế so sánh của tỉnh. Để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm đáp ứng một nền nông nghiệp sạch đáp ứng yếu cầu của thị trường thì cần tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Mặt khác, việc đầu tư vào nông nghiệp không đòi hỏi vế vốn đầu tư và sự thay đổi không quá lớn so với đầu tư cho công nghiệp, và có thể làm ngay trong thời gian ngắn nhất phù hợp với điều kiện của tỉnh Điện Biên

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời đại ngày nay cần dựa trên thị trường và hướng vào đáp ứng yêu cầu thị trường.

Thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam đã và đang được từng bước hoàn thiên và mở rông trên phạm vi toàn quốc. Các thị trường dần được hình thành và hoàn thiện thành một hệ thống thống nhất, khoảng cách hay mức độ chia cắt giữa các loại thị trường địa phương, dân tộc và với cả thị trường thế giới giảm dần. Điều đó cũng đồng nghĩa với quá trình phân công lao động ngày càng sâu sắc trên cả phạm vi quốc gia và trên cả phạm vi quốc tế. Mỗi lao động cá nhân trở thành một nhân tố, một mắt xích của hệ thống lao động xã hội. Mỗi cá nhân, mỗi địa phương, mỗi quốc gia giờ đây phải từ những nguồn lực mình có thế huy động và sử dụng hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của thị trường và ngày tốt hơn nhu cầu của thị trường đem lại ngày càng nhiều lợi ích cho mình. Điều đó dẫn đến đòi hỏi các chủ thể kinh tế phải lựa chọn và lựa

chọn cho đúng những sản phẩm thị trường cần mà mình có thể đáp ứng và mình thu về được lợi ích. Hơn nữa, ngày nay quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu, do đó thị trường không chỉ có thị trường quốc gia dân tộc mà cả một thị trường thế giới rộng lớn hơn, đa dạng hơn, phức tạp hơn và cũng cạnh tranh gay gắt hơn.

Điện Biên là tỉnh lực lượng sản xuất còn kém phát triển, tỷ lệ thất nghiệp cao, trình độ lao động và trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, đất đai chủ yếu là đồi núi chưa được khai thác, tài nguyên khoáng sản trữ lượng thấp, nguồn vốn tư nội bộ cũng như thu hút đầu tư rất thấp. Vì vậy, tỉnh Điện Biên không thể phát triển những ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn, lâu thu hồi vốn và đòi hỏi công nghệ cao. Phát triển ngành nông nghiệp sạch, lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông sản hàng hóa chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, thị trường thế giới và giải quyết công ăn việc làm cho dân cư, góp phần xóa đói giảm nghèo. Phát triển ngành nông nghiệp hàng hóa theo nghĩa rộng là dựa trên những điều kiện kinh tế, xã hội đặc thù của tỉnh, nhưng cần lưu ý một điểm là sản phẩm của ngành nông nghiệp phải đáp ứng yêu cầu của thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tức phải đáp ứng được cả các tiêu chuẩn quốc tế về giá cả, chất lượng.

- Cơ cấu ngành kinh tế phải trên cơ sở khai thác tiềm năng thế mạnh của nền kinh tế, nâng cao đời sống dân cư, thực hiện xóa đói giảm nghèo.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là để hướng tới một cơ cấu ngành kinh tế hợp lí hơn. Một cơ cấu kinh tế hợp lí sẽ cho phép khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của nền kinh tế. Điện Biên có lợi thế phát triển ngành nông nghiệp sạch chất lượng cao, thân thiện với môi trường, tạo thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó có thể kêu gọi đầu tư phát triển một số cơ sở công nghiệp khai thác mỏ thật hiệu quả phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh. Một số ngành dịch vụ có tiềm

năng phát triển như thương mai hàng hóa, dịch vụ du lịch cần có sự đầu tư thỏa đáng.

- Công nghiệp hóa trước tiên phải hướng vào nông nghiệp, nông thôn. Một cách tuần tự theo quy luật của sự phát triển, xã hội lần lượt trải qua các nền văn minh khác nhau, từ nền văn minh nông nghiệp, sau đó đến nền văn minh công nghiệp và nền văn minh hậu công nghiệp. Quá trình đó, ở các quốc gia khác nhau có thể nhanh, chậm khác nhau nhưng về cơ bản vẫn phải trải qua các bước tuần tự. Khi nông nghiệp phát triển năng suất cao hơn sẽ đòi hỏi và tạo thị trường cho công nghiệp hình thành. Như vậy, công nghiệp hóa trước tiên là để phục vụ cho nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển ở tầm cao mới.

Tỉnh Điện Biên hiện nay hơn 75% lao động làm nông nghiệp và tỷ trọng nông nghiệp vẫn chiếm hơn 30% tổng sản phẩm quốc dân của tỉnh. Lao động nông nghiệp không qua đào tạo gần như tuyệt đối, mức độ áp dụng khoa học, kỹ thuật trọng sản xuất nông nghiệp ở mức thấp, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm thấp, giá trị gia tăng không đáng kể, không có tích lũy cho tái đầu tư, cơ sở hạ tầng thấp kém, đời sống nông dân còn rất nhiều khó khăn. Trong điều kiện đó, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn là rất cần thiết phải được coi là nhiệm vụ hàng đầu trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Hơn nữa, với những tiềm năng hiện có thì đầu tư vào sản xuất hàng hóa nông nghiệp chất lượng cao là hướng đi phù hợp trong giai đoạn hiện nay, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn tạo sự thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế một cách bền vững.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hướng tới sự phát bền vững

Phát triển bền vững hiện nay là vấn đề mang tính chất toàn cầu và cũng là đòi hỏi đối với tất cả các nền kinh tế. Phát triển bền vững theo WB, là phát triển theo nguyên tắc " sự thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hôm nay không làm

tổn hại tới sự thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau". Phát triển bền vững phải bảo toàn và phát triển ba nguồn vốn: tài nguyên môi trường ( bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội), vốn nhân lực (chất lượng của lao động) và vốn vật chất ( cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế). Trong đó tài nguyên môi trường hiện nay đặc biệt được quan tâm, vì công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các quốc gia đều dẫn tới hủy hoại môi trường.

Tiêu chuẩn về môi trường là một tiêu chuẩn quốc tế mà các sản phẩm hàng hóa cần phải đáp ứng, do đó để có thể cạnh tranh trên thị trường thì sản phẩm sản xuất ra phải tiếp cận các tiêu chuẩn này.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Tỉnh Điện Biên (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)