Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Tỉnh Điện Biên (Trang 102)

Chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng cho phát triển kinh tế và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Điện Biên hiện nay cần thực hiện đồng bộ những giải pháp cơ bản.

+ Nâng cao chất lượng dân số thông qua thực hiện tốt các chương trình kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc bảo vệ bà mẹ, trẻ em, các chương trình tiêm chủng; các chương trình phát triển liên quan đến phát triển thể lực, trí lực của con người…

+ Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo tại địa phương, đặc biệt quan tâm đến chất lượng giáo dục phổ thông trước tiên. Đây là giai đoạn hình thành nhân cách đạo đức, ý chí, kiến thức nền tảng cơ bản, phát triển thể lực và tinh thần của mỗi con người. Do đó, giai đoạn này đặc biệt quan trọng cần được quan tâm trước tiên. Thực trạng giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông hiện nay đã không chú trọng đến giáo dục nhân cách, ý chí nghị lực, lòng tự trọng, tư duy sáng tạo và kỹ năng sống điều quan nhất đảm bảo cho sự thành công của mỗi con người sau này, trong khi việc trang bị cho học sinh, sinh viên những kiến thức hàn lâm cũng chưa thực sự tốt- cái mà từ trước tới nay vẫn được đặt lên hàng đầu. Với đa số lao động sống ở nông thôn, làm nông nghiệp thì việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông lại hết sức có ý nghĩa. Những kiến thức cơ bản bước đầu về kinh tế thị trường, về kỹ năng nghề nghiệp cũng cần đưa vào một cách hợp lí. Ngoài ra, đối với các trường chuyên nghiệp cũng cần có quy hoạch cụ thể, đào tạo trên cơ sở đáp ứng nhu cầu về lao động của thị trường về ngành nghề, số lượng, chất lượng lao động. Tỉnh cần hoàn thiện cơ chế, thể chế về thị trường lao động, có chính sách đào tạo, hỗ trợ đào tạo nghề nông, lâm nghiệp theo cách sản xuất hàng hóa, sản xuất bền vững cải thiện vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường.

+ Có chính sách sử dụng lao động một cách hiệu quả, đặc biệt là lao động đã qua đào tạo. Lao động cần được bố trí sử dụng đúng chuyên mô đào tạo, đúng năng lực, có thời gian làm việc hợp lí và hưởng kết quả tương ứng kích thích tinh học tập, rèn luyện. Có chính sách đãi ngộ hợp lí để thu hút nhân tài, trước hết là con em ở tỉnh đi học ở các trường trên cả nước. Trong khu vực kinh tế nhà nước cần thay đổi dần cách tuyển dụng bằng cách xét tuyển như hiện nay sang thi tuyển, tạo sự minh bạch, công bằng trong tuyển dụng lao động.

+ Đoàn kết mọi tầng lớp lao động, tăng cường sự liên kết giữa nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và người lao động nhằm kết hơp, sử dụng được sức mạnh tổng hợp của xã hội cho phát triển kinh tế- xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Tỉnh Điện Biên (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)