Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Tỉnh Điện Biên (Trang 90)

trong thời gian tới

Trong bối cảnh hiện nay, xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta vẫn được khẳng định theo tinh thần mà Đại hội X đã đề ra. Trong giai đoạn mới 2011 - 2020, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cần phải có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn, phải có sự biến đổi về chất và trình độ phát triển hơn hẳn hiện nay, tạo nền tảng để nước ta về cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Theo đó, Đại hội XI nêu một số chỉ tiêu phải đạt được vào năm 2020, khi nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại là: cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiểm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Nông nghiệp có bước phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm khoảng 30 - 35% lao động xã hội. Yếu tố năng suất lao động tổng hợp góp vào tăng trưởng đạt khoảng 35%. Kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ với một số công trình hiện đại. Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 45%. Chỉ số phát triển con người đạt mức trung bình cao của thế giới. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70%.

Xu hướng chung đó có ảnh hưởng đáng kể đến việc xác định xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Điện Biên. Trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội (2006 - 2020) tỉnh Điện Biên xác định: đến năm 2010, cơ cấu kinh tế là: nông, lâm, thủy sản chiếm 29 - 30%, công nghiệp - xây dựng chiếm 34%, dịch vụ chiếm 36 - 37%; đến năm 2020: nông, lâm, thủy sản chiếm 18%, công nghiệp, xây dựng chiếm 40%, dịch vụ chiếm 42%; đến năm 2020, về cơ bản Điện Biên có một nền công nghiệp vững chắc với cơ cấu hợp lý,

phù hợp với điều kiện và tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đồng thời có khả năng cạnh tranh cao.

Việc xác định mục tiêu như trên của tỉnh là quá sức và chưa hợp lí chưa phù hợp với đặc thù của tỉnh Điện Biên. Năm 2009 cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh đạt được là: nông, lâm, thủy sản 35,61%; công nghiệp, xây dựng 27,67%; dịch vụ 36,73%; 75,59% lao động đang làm việc trong khu vực nông, lâm, thủy sản, trình độ sản xuất vẫn rất lạc hậu, manh mún; lao động làm việc trong ngành công nghiệp, xây dựng mới chiếm 7,36%. Mặt khác, tiềm năng công nghiệp của tỉnh là không lớn, thêm vào đó hạn chế về nguồn vốn và chất lượng nguồn lao động, vì vậy chưa thể phát triển công nghiệp nhanh trong tương lai gần.

Theo tác giả, trong thời gian trước mắt cần tập trung đầu tư phát huy lợi thế so sánh của tỉnh, đó là phát triển toàn diện ngành nông, lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến một cách bền vững thân thiện với môi trường kết hợp với phát triển thương mại và du lịch. Phát triển công nghiệp trên cơ sở phục vụ cho phát triển các ngành khác. Dự kiến đến năm 2020, cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh là: nông, lâm, thủy sản 25%, công nghiệp, xây dựng 33% và dịch vụ 42%.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Tỉnh Điện Biên (Trang 90)