- Theo Thông tư số 09/2010/TTBYT ngày 28/4/2010 của Bộ Ytế Hướng dẫn về việc quản lý chất lượng thuốc.
b) Mục tiêu cụ thể đối với Hà Nội: Những yếu tố thuận lợi:
3.2.1 Với UBND Thành phố.
- UBND Thành phố nên có chính sách thu hút những cán bộ y tế, cán bộ dược giỏi chuyên môn về công tác tại các cơ sở;nhất là các cơ sở cấp huyện;
- Phát triển Trung tâm thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc từ đó kiểm soát và hạn chế hậu quả của ADR tại cộng đồng;
- Ứng dụng công nghệ thông tin tiến tới nối mạng toàn hệ thống các nhà thuốc trên địa bàn Thành phố sẽ vừa quản lý được giá vừa quản lý được thuế cũng như công tác thực hiện các quy chế chuyên môn tại nhà thuốc;
- Tăng cường nhân lực Dược ở tất cả các cấp từ Thành phố đến quận, xã phường; - Xây dựng chế tài mạnh để xử lý các vi phậm tại nhà thuốc: Vi phạm về quy chế chuyên môn, về giá và nghĩa vụ thuế….
- Ban hành các nội quy quy chế về đăng ký kinh doanh thuốc tân dược chặt chẽ nhưng gọn gàng, tránh những thủ tục phức tạp phiền hà, gây ảnh hưởng đến sự phát triển nhân rộng của mạng lưới cung ứng thuốc.
- Có chính sách thu hút, trọng dụng người tài, tạo điều kiện và xây dựng cơ sở nghiên cứu thuốc tân dược trong các viện nghiên cứu, các khoa dược của bệnh viện....
- Thực hiện các chính sách quản lý của Nhà nước mà Bộ Y tế ban hành nghiêm túc, xử lý vi phạm chặt chẽ, đóng góp ý kiến xây dựng để mạng lưới thuốc đến gần với người dân nhất.
- Quy hoạch đô thị, kiểm soát dân số và sự cư trú của dân cư cũng là một vấn đề mà UBND Thành phố lưu tâm. Vì dân số bùng phát, đi kèm với sự quy hoạch dàn trải, dẫn đến tình trạng khó khăn trong vấn đề chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
- Đề xuất với các cơ quan cấp trên giảm thuế hoặc không đánh thuế đối với thuốc chữa bệnh, đặc biệt là các thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu quốc gia.
- Thực hiện hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người nghèo, cấp phát thuốc miễn phí cho những hộ nghèo...