Bài học cho Việt Nam.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với kinh doanh thuốc tân dược trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 50 - 51)

a) Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

1.3.2Bài học cho Việt Nam.

Trên cơ sở nghiên cứu chính sách của các nước, Việt Nam đã đề ra một số chính sách và hiện nay đang có hiệu lực thúc đẩy công nghiệp dược, thuốc tân dược như: Nghị định 79/2006/NĐ-CP ngày 09/6/2006 của Chính phủ, Thông tư 02/2007/TT-BYT ngày 24/01/2007 của Bộ Y tế, ... và nhất là mới đây là Quyết định 122/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030 ban hành ngày 10/01/2013 và kèm theo dự thảo về phát triển ngành dược, trong đó bao gồm cả hoạt động kinh doanh thuốc trong giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030 có các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, chiến lược, biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể.

Quan điểm:

- Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, là một trong những phương tiện chủ yếu để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Nhà nước đảm bảo đủ thuốc thiết yếu, các vắc xin cơ bản cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh, đảm bảo định hướng công bằng và hiệu quả về sử dụng thuốc trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.

- Xây dựng một nền công nghiệp dược nội địa đủ mạnh, nhanh chóng tiếp cận và làm chủ công nghệ sản xuất và tiêu chuẩn tiên tiến của các nước phát triển. Tập trung đầu tư quy mô lớn cho sản xuất thuốc thành phẩm mang tên gốc (thuốc generic) có chất lượng tốt và giá thành hợp lý, là nguồn cung ứng chủ yếu cho nhu cầu từ nguồn ngân sách nhà nước, kinh phí bảo hiểm y tế, các chương trình y tế quốc gia thay thế thuốc nhập khẩu. Những thuốc mới phát minh, thuốc chuyên khoa đặc trị mà nước ta chưa có khả năng sản xuất được nhập khẩu theo nhu cầu điều trị của nhân dân.

- Đa dạng hóa các hình thức đầu tư phát triển ngành dược, khuyến khích xã hội hóa đầu tư vào lĩnh vực dược. Thu hút đầu tư nước ngoài có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường gắn với chuyển giao công nghệ và tăng cường sự liên kết với các doanh nghiệp trong nước. Khẩn trương hoàn thiện và ban hành

các quy chuẩn kỹ thuật để nhà đầu tư trong nước có định hướng phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu dược và bao bì dược, giảm dần tỷ trọng nhập khẩu dược chất, tá dược và bao bì làm thuốc nhằm chủ động hơn về nguồn nguyên liệu và giá thành đầu vào của dược phẩm. Chủ động lựa chọn những phân khúc sản phẩm mà Việt Nam có ưu thế so với hàng nhập khẩu để đầu tư, phát triển. Phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu và bao bì dược cần được đặt vào tổng thể phát triển các ngành công nghiệp đồng hành và hỗ trợ công nghiệp dược như công nghiệp hóa dầu, hóa chất cơ bản, cơ khí chính xác và chế tạo máy móc. - Đảm bảo vai trò quản lý, chỉ đạo của cơ quan quản lý Nhà nước về dược, thực hiện công bằng giữa các thành phần kinh tế trong hoạt động kinh doanh dược phẩm. Đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng thuốc, thể hiện trên giá thuốc hợp lý và chất lượng thuốc tốt, ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước. Đảm bảo các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa, người nghèo, bà mẹ, trẻ em, người già có đủ thuốc phòng bệnh, chữa bệnh theo thẻ bảo hiểm y tế hoặc miễn phí do ngân sách Nhà nước chi trả. Ngành Y tế đảm bảo cung ứng thuốc kịp thời cho các yêu cầu khẩn cấp như thảm họa, thiên tai, dịch bệnh và các nhu cấu khẩn cấp khác.

- Chủ động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực dược, tiếp cận và ứng dụng thành tựu công nghệ bào chế dược phẩm tiên tiến của nước ngoài. Phát huy nội lực, giữ gìn bản sắc nền y- dược học dân tộc, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia. Phát triển mối quan hệ với ngành dược thế giới, tăng cường trao đổi thông tin và hợp tác để cùng phát triển.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với kinh doanh thuốc tân dược trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 50 - 51)