Đánh giá kinh doanh thuốc tân dược trên địa bàn Hà Nội.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với kinh doanh thuốc tân dược trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 70 - 74)

d) Nguồn cung đối với thị trường thuốc tân dược Việt Nam:

2.1.3Đánh giá kinh doanh thuốc tân dược trên địa bàn Hà Nội.

Trên thị trường Hà Nội có gần 600 công ty TNHH kinh doanh và phân phối dược phẩm cùng hơn 2.000 nhà thuốc bán lẻ. Các DN này có tính chuyên nghiệp cao, tham gia vào hầu hết các khâu phân phối, có ưu thế trong việc đào tạo ra những chuyên viên Marketing giỏi, đủ sức tiếp cận thị trường nhằm quảng

bá sản phẩm... Dự báo thị trường thuốc tân dược tại Hà Nội sẽ tiếp tục có sự cạnh tranh gay gắt hơn trong thời gian tới.

Mạng lưới phân phối thuốc trên thị trường Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng bao gồm các bộ phận sau:

+ Các nhà phân phối trong nước

Đa phần chưa thực sự chuyên nghiệp trong hoạt động phân phối, mà còn dựa vào cơ chế ưu đãi của nhà nước như "độc quyền" , hay được giao phụ trách và khai thác các chương trình quốc gia hay của địa phương, độc quyền mua đi bán lại thuốc gây nghiện, hướng thần.. Các công ty cấp tỉnh chủ yếu phân phối dược phẩm trong địa bàn tỉnh. Trên địa bàn Hà Nội, các DN chuyên thực hiện chức năng phân phối và chức năng dịch vụ kho bãi, giao nhận như Codupha, Phytopharma, Vimedimex...Ngoài ra, còn có Hapharco, Sapharco, Yteco...

+ Chợ sỉ và các công ty trách nhiệm hữu hạn

Mặc dù tập trung chủ yếu tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, các cửa hàng chợ sỉ và công ty trách nhiệm hữu hạn chi phối khá lớn vào các khu vực phân phối thuốc trên toàn quốc. Các DN này có ưu thế là rất linh hoạt tìm nguồn hàng cung ứng, giao nhận hàng và thanh toán.

+ Các công ty dược phẩm nước ngoài

Hiện có hơn 370 công ty nước ngoài cung ứng thuốc cho thị trường Việt Nam. Trong đó, có khoảng 170 công ty kinh doanh tại thị trường Hà Nội. Đối nghịch với tình trạng giẫm đạp, chồng chéo lên nhau tranh giành thị trường, mua bán lòng vòng qua nhiều tầng nấc trung gian giữa các DN sản xuất trong nước, các công ty sản xuất cung ứng đa quốc gia tham gia thị trường một cách bài bản. Họ xác định rõ chiến lược là xây dựng thương hiệu sản phẩm lâu dài và tiến hành marketing chuyên nghiệp: nghiên cứu thị trường, khách hàng, phân khúc thị trường, tiếp thị dựa trên chứng cứ, các chương trình phát triển sản phẩm... Về cơ cấu sản phẩm đưa vào thị trường Việt Nam rõ ràng đáp ứng được nhu cầu điều trị của từng loại bệnh lý khác nhau và tránh được sự cạnh tranh trực diện,

sau đó tập trung vào việc tiếp thị, quảng bá sản phẩm tạo thế đứng vững chắc cho sản phẩm với tên thương hiệu ăn sâu và bám rễ lâu dài trên thị trường, chiếm vị trí thống lãnh cho thương hiệu của mình trên thị trường.

+ Nhà phân phối nước ngoài

Nhìn chung hệ thống lưu thông, phân phối thuốc đã phát triển rộng khắp, đảm bảo đưa thuốc đến tận tay người dân. Tại Hà Nội, trung bình một điểm bán lẻ phục vụ 1200 người dân.

Trong thời gian gần đây, tình hình giá thuốc tân dược nhập khẩu có nhiều biến động. Theo số liệu tháng 9 năm 2011, hàng loạt mặt hàng thuốc lại đua nhau tăng giá, nhất là các loại thuốc nhập ngoại với tỷ lệ tăng trung bình từ 6,4% đến 10% . Theo các chủ nhà thuốc, các loại thuốc tăng giá chủ yếu vẫn là thuốc nhập ngoại như các loại vitamin, điều trị tim mạch, tiểu đường, dịch truyền chống sốc… Giá một số mặt hàng thuốc nhập khẩu cũng tăng cao do giá nhập khẩu, tỷ giá ngoại tệ và chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh tăng. Do đó, với hơn 90% nguyên liệu phải nhập khẩu, 50% nhập khẩu thuốc thành phẩm và với mức giá tăng cao như hiện nay trong 3 tháng cuối năm và đầu năm 2012, ngành sản xuất, kinh doanh dược phẩm Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.

Cùng với tình hình biến động giá thuốc chung của cả nước trên địa bàn HN, trong tháng 12/2011, qua khảo sát 8953 lượt mặt hàng có 37 lượt mặt hàng tăng giá chiếm tỷ lệ 0.41% với tỷ lệ tăng trung bình khoảng 7,8%, có 18 lượt mặt hàng giảm giá chiếm tỷ lệ 0,20% với tỷ lệ giảm trung bình khoảng 4.6%

Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự gia tăng về giá thuốc trên địa bàn Hà Nội có thể kể đến chính là đường đi lòng vòng của thuốc.

Theo thống kê danh mục thuốc nhập khẩu của Cục Quản lý dược, hiện Việt Nam phải nhập thuốc hơn 10.000 loại của nước ngoài từ những viên thuốc trị cảm cúm thông thường đến những biệt dược đặc trị. Để trực tiếp nhập thuốc về, chỉ rất ít một số công ty trong nước và nước ngoài được cấp phép (visa).

Theo cán bộ xuất nhập khẩu của một hãng dược ở TP Hà Nội, hầu hết các công ty nhập thuốc về chưa phân phối bán ngay mà mua bán lòng vòng 5 lần 7 lượt. Vị cán bộ này dẫn chứng, sau đó bán lại cho công ty B để ăn chênh lệch, rồi công ty B bán lại cho công ty C… Cứ thế, qua mỗi khâu, lô thuốc tăng giá lên 10%. Tuy nhiên, điều đáng nói là những “phi vụ” mua bán ấy chỉ diễn ra trên giấy, còn thực chất lô thuốc vẫn trong kho công ty A. Cũng không loại trừ việc mua bán lòng vòng chẳng qua chỉ do một mình công ty A đạo diễn, bởi các công ty kia chỉ là “sân sau”, nhằm lách thuế và hợp pháp hóa khi kê khai giá bán thuốc. Cách đây chưa lâu, Cục Quản lý dược đã thanh tra và phát hiện thuốc Difosfen 30 viên/hộp do Công ty cổ phần Thiết bị y tế Hà Nội nhập khẩu, rồi sau đó mua bán qua 5 cơ sở, nâng giá bán lên gấp 300% so với giá kê khai.

Một luật bất thành văn nữa là bán thuốc vào các bệnh viện địa phương, khi đấu thầu thì nhiều công ty tham gia, nhiều công ty trúng, nhưng khi bệnh viện lấy hàng thì khó mà qua được công ty dược địa phương.

Nguy cơ thiếu thuốc

Do trong thời gian dài kìm chế không cho tăng giá, nhiều doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thuốc đã và đang gặp khó khăn bởi các chi phí yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất, nhập khẩu tăng cao như: thiếu vốn ngoại tệ, trong khi lãi vay ngân hàng tăng so với đầu năm 2010; các cơ sở khám, chữa bệnh công lập chậm thanh toán tiền thuốc từ 3 - 12 tháng; giá nhiều mặt hàng thuốc phê duyệt trúng thầu tại các cơ sở khám, chữa bệnh công lập từ tháng 1/2010 thấp hơn so với mặt bằng chung giá thị trường hiện tại và không được thay đổi trong vòng 6 - 12 tháng; chi phí vận chuyển, lương tăng...

Vì vậy, xảy ra tình trạng một số đơn vị cung ứng thuốc trì hoãn việc cung ứng thuốc tại một số cơ sở khám, chữa bệnh hoặc bỏ thầu, chịu phạt hợp đồng; một số công ty dược phẩm nước ngoài từ chối cung ứng một số thuốc chuyên khoa đặc trị phục vụ cho nhu cầu đặc thù tại các cơ sở khám, chữa bệnh; một số công ty nhập khẩu không tiến hành nhập khẩu vì càng nhập khẩu càng lỗ; một số

doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thuốc trong nước đã thu hẹp sản xuất, phạm vi kinh doanh... nên đã xảy ra tình trạng thiếu thuốc ở một số nơi.

Theo số liệu thống kê, có 18 bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Trung ương và 27 Sở Y tế đã báo cáo nguy cơ thiếu 1.247 mặt hàng thuốc và 263 mặt hàng hoá chất xét nghiệm và vật tư y tế tiêu hao.

Tuy nhiên, Bộ Y tế việc thiếu thuốc tại các cơ sở khám, chữa bệnh đã tạm thời được tháo gỡ với những giải pháp như điều chỉnh giá bán một số mặt hàng thiết yếu (trong đó có mặt hàng thuốc chữa bệnh) ở mức hợp lý, phù hợp với quy định hiện hành sau khi đã áp dụng các biện pháp tiết kiệm chi phí, cân đối thu chi để giảm thiểu bất lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với kinh doanh thuốc tân dược trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 70 - 74)