Cở sở sản xuất kinh doanh và thị trường thuốc tân dược 1 Khái quát thị trường thuốc Việt Nam:

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với kinh doanh thuốc tân dược trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 53 - 58)

b. Nội dung một số quy định chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển thuốc tân dược cần được nỗ lực triển khai tích cực:

2.1.1Cở sở sản xuất kinh doanh và thị trường thuốc tân dược 1 Khái quát thị trường thuốc Việt Nam:

2.1.1.1 Khái quát thị trường thuốc Việt Nam:

Ngành dược Việt Nam Theo đánh giá của tổ chức y tế thế giới (WHO), công nghiệp dược Việt Nam ở mức đang phát triển. Việt Nam đã có công nghiệp dược nội địa, nhưng đa số phải nhập khẩu nguyên vật liệu, do đó nhìn nhận một cách khách quan có thể nói rằng công nghiệp dược Việt Nam vẫn ở mức phát triển trung bình - thấp. Giống như các nước lân cận, ngành công nghiệp dược của Việt Nam phải chịu chuẩn nghèo. Bảo hiểm y tế không đủ và không đều cho người dân nên bệnh nhân phải trả nhiều hơn cho số thuốc mà họ cần. Điều này đã cản trở việc tăng trưởng mạnh của thị trường. Chính vì vậy cho đến năm 2009, chi tiêu cho y tế của Việt Nam chỉ chiếm 1.6% GDP.

Quy mô ngành thị trường ngành dược Việt Nam

Sau hơn hai mươi năm đổi mới cùng nền kinh tế đất nước, ngành dược đã có những bước tiến nhất định. Dược phẩm là sản phẩm đặc biệt, do vậy sự cạnh tranh trên thị trường cũng luôn quyết liệt và được sự quan tâm của toàn xã hội. Ngành dược đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển. Bên cạnh thuận lợi về mặt môi trường đầu tư và tiếp cận công nghệ mới, thì phát triển dược liệu còn có thuận lợi về nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú sẵn có tại các khu rừng tự nhiên trên cả nước. Trong những năm gần đây, ngành dược Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đảm bảo đủ thuốc cho nhân dân có chất lượng với giá hợp lý và đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

Trong những năm qua, số thuốc tân dược ngày càng tăng, chứng tỏ ngành đã gia tăng đầu tư mạnh. Đa số doanh nghiệp kinh doanh thuốc tân dược đã tích lũy được nguồn vốn khá lớn từ việc gia tăng sản lượng tiêu thụ và một phần đến từ phát hành cổ phiếu huy động vốn, nhờ vậy mà các doanh nghiệp trong nước có đủ khả năng để tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực sản xuất

Biểu đồ 1: Quy mô thị trường ngành thuốc Việt Nam

( Nguồn: Hiệp hội sản xuất kinh doanh dược Việt Nam)

Theo thống kê của Cục quản lý dược Các sản phẩm dược đang lưu hành trên thị trường Việt Nam xét trên nguyên liệu sản xuất có 2 loại là tân dược và đông dược. Tân dược chiếm tới 90% tổng giá trị toàn ngành, giá trị của đông dược không đáng kể. Trong khi hầu hết thuốc đông dược được sản xuất trong nước từ nguyên liệu nhập ngoại thì tân dược bao gồm cả hàng sản xuất trong nước và nhập khẩu., năm 2011 giá trị thuốc sản xuất trong nước ước tính đạt khoảng 1.140 triệu USD, tăng 24,04% so với năm 2010; tổng giá trị tiền thuốc ước sử dụng năm 2011 là 2.432,5 triệu USD tăng 27,45% so với năm 2010; nhập khẩu thuốc cả năm 2011 là: 1.337 triệu USD tăng 22,33% so với năm 2010 (1.038,46 triÖu USD); Trị giá nguyên liệu nhập khẩu: 190 triệu USD giảm 11,26% so với năm 2010 (214,110 triÖu USD)

Bảng 01: Thống kê sản xuất, nhập khẩu thuốc từ năm 2007- 2011 Năm Tổng trị giá tiền thuốc sử dụng Trị giá SX trong nước Trị giá thuốc nhập khẩu* Bình quân tiền thuốc đầu

người

(1.000USD) (1.000USD) (1.000USD) (USD)

2007 1.136.353 600.630 810.711 13,39

2008 1.425.657 715.435 923.288 16,45

2009 1.696.135 831.205 1.170.828 19,77

2010 1.913.661 919.039 1.252.572 22,25

2011 2.432.500 1.140.000 1.527.000 27,6

( Nguồn: Cục quản lý Dược- Bộ Y tế)

Về tiêu chuẩn đánh giá ngành dược: Theo các chuyên gia về GMP của Tổ chức y tế thế giới, của Úc, của Nhật đều đánh giá Việt Nam đã triển khai GMP nhanh và có chất lượng. Theo đánh giá, ở nước ta các cơ sở sản xuất ở tỉnh phía Nam đã hội nhập nhanh chóng để đáp ứng yêu cầu GMP, trong khi đó ở một số vùng như: Tây Bắc, Đông Bắc hiện chưa có nhà máy đạt GMP.

Bảng 02: Số lượng các doanh nghiệp đạt GPs qua các năm

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

GMP 18 25 31 41 45 57 66 74 89 98 101 109

GLP 0 6 16 26 32 43 60 74 88 98 104 113

GSP 0 3 8 11 30 42 64 79 106 126 137 158

( Nguồn: Cục quản lý dược – Bộ Y tế)

Về sản xuất thuốc: các doanh nghiệp dược quan tâm nhiều đến chất lượng thuốc, đổi mới và cải tiến công nghệ, đưa ra phân phối ngoài thị trường những thuốc có chất lượng tốt.

Còn đối với Hà Nội:

Năm 2011

GMP 12

GSP 25

GDP 806

GPP 2886 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

( Nguồn: Nghiệp vụ dược – Sở Y tế Hà Nôi)

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể nhận thấy, Hà Nội cũng là địa phương đi đầu trong cả nước áp dụng các thiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế, đã có 2500 nhà thuốc đạt GPP, 386 quầy thuốc đạt GPP, có 806 cơ sở đạt GDP, 25 cơ sở đạt GSP và 12 cơ sở đạt GMP. Riêng GMP chiếm hơn 10%, GSP chiếm 16% so với cả nước.

Theo báo cáo về thực trạng nhân lực dược của Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ sở khám chữa bệnh và các Viện trực thuộc Bộ Y tế, tính đến hết ngày 31/12/2011 tổng số nhân lực dược trên cả nước có 16.875 DSĐH và sau đại học (nhân lực chưa bao gồm các cơ sở đào tạo nhân lực dược thuộc Bộ Y tế).

Bảng 04: Thống kê lượng dược sĩ đại học tại các địa phương Dược sỹ Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 DSĐH (1) 9.458 9.075 12.777 13.846 13.741 15.313 DS sau ĐH (2) 963 1.089 1.146 1.330 1.409 1.562 Bình quân số DSĐH/vạn dân 1,2 1,19 1,5 1,77 1,76 1,92

(Nguồn: Tổng hợp theo báo cáo của 63 Sở Y tế - Bộ Y tế)

Cho đến nay trong cả nước đạt tỷ lệ bình quân số DSĐH/vạn dân là 1,92 (ước tính khoảng 86 triệu dân) cao hơn so với năm 2010. Bên cạnh đó, theo báo cáo của các Sở Y tế, trong năm vừa qua số lượng dược sỹ ĐH, dược sỹ sau ĐH đều tăng hơn so với năm 2010, do nhu cầu thực tế về nhân lực dược tại địa phương thiếu trầm trọng nhiều năm nay, nên trong giai đoạn vừa qua các trường đại học đã mở rộng hình thức, quy mô và số lượng đào tạo DS ĐH

Nhân lực ngành dược tại Việt Nam hiện phân bố không đồng đều giữa các vùng/miền, tỉnh/thành; chủ yếu nhân lực dược tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, tình trạng thiếu dược sĩ đang xảy ra khá trầm trọng ở nhiều tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Điều này tạo ra sự mất cần bằng về nguồn lực phục vụ cho các địa phương.

Nhân lực dược còn có sự phân bổ không đều giữa giữa cơ quan quản lý nhà nước và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Nhiều dược sĩ có trình độ không muốn làm việc ở những nơi độc hại mà thường chọn những doanh nghiệp có thu nhập cao để làm việc bởi chế độ chính sách tiền lương và thu nhập hiện hành trong khối các cơ quan Nhà nước chưa thỏa đáng, không có chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ có năng lực làm việc lâu dài trong các cơ sở y tế công lập đặc biệt trong các cơ sở kiểm nghiệm của nhà nước.

Qua những số liệu và những đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới và các nước phát triển thì ngành kinh doanh thuốc nói chung, thuốc tân dược nói riêng của Việt Nam ngành càng phát triển và chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân. Và đặc biệt có tính ổn định cho dù thời gian qua thị trường có những yếu tố tác động lớn như cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tỷ lệ lạm phát tại các quốc gia đều tăng cao và thu nhập người dân giám mạnh nhưng ngành kinh doanh thuốc tân dược vẫn giữ ổn định.

Mặt khác qua những số liệu trên của Cục quản lý dược và Hiệp hội kinh doanh thuốc Việt Nam thì sự cân bằng giữa nguồn thuốc tân dược sản xuất trong nước và nguồn thuốc nhập khẩu chênh lệch không đáng kể những năm gần đây về mặt giá trị.

Ngoài ra, các doanh nghiêp sản xuất và kinh doanh đã chú trọng hơn đến đầu tư trang thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến vào sản xuất thuốc tân dược trên thị trường nước ta nhằm mang lại những sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo những yêu cầu theo quy định của Bộ Y tế, các cơ quan quản lý nhà nước và theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với kinh doanh thuốc tân dược trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 53 - 58)