Định hướng tăng cường công tác QLNN đối với hoạt động kinh doanh thuốc tân dược

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với kinh doanh thuốc tân dược trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 106 - 107)

- Theo Thông tư số 09/2010/TTBYT ngày 28/4/2010 của Bộ Ytế Hướng dẫn về việc quản lý chất lượng thuốc.

3.1.3 Định hướng tăng cường công tác QLNN đối với hoạt động kinh doanh thuốc tân dược

3.1.3 Định hướng tăng cường công tác QLNN đối với hoạt động kinhdoanh thuốc tân dược doanh thuốc tân dược

Tăng cường công tác QLNN đối với hoạt động kinh doanh thuốc tân dược thực chất là một bộ phận của hoạt động hoàn thiện QLNN về kinh tế, vì vậy những định hướng cơ bản của quá trình hoàn thiện QLNN đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng thuốc tân dược sẽ không khác gì so với yêu cầu tăng cường công tác QLNN về kinh tế nói chung. Tuy nhiên, trên thực tế, mặt hàng thuốc tân dược là mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, là mặt hàng đặc biệt vì nó có chức năng phòng bệnh và chưa bệnh cho nhân dân nên cần:

-Thứ nhất, Trong quá QLNN đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng thuốc tân dược cần tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc lập kế hoạch, quản lý và điều tiết, giám sát thị trường mặt hàng thuốc tân dược ở tầm chiến lược. Trong điều kiện kinh tế thị trường, Nhà nước càng phải có vai trò lớn hơn để thiết lập các điều kiện tiên quyết cho thị trường thuốc vận hành có hiệu quả, điều chỉnh khuyết tật của thị trường này và nâng cao tính công bằng. - Thứ hai, trong quá trình hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật nhằm tăng cường QLNN đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng thuốc tân dược cần bảo đảm các cơ chế, chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc thù của Việt Nam. Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện chiến lược tổng thể, dài hạn để phát triển thị trường mặt hàng thuốc tân dược nói riêng và thị trường thuốc nói chung. Chiến lược tổng thể này bao gồm những định hướng chính sách bảo đảm tính công bằng, hiệu quả và khắc phục tình trạng thiếu đồng bộ giữa các chính sách nhằm phát triển thị trường mặt hàng thuốc tân dược.

- Thứ ba, về định hướng điều chỉnh bộ máy, tổ chức quản lý Nhà nước hoạt động kinh doanh thuốc tân dược cần coi công tác giám sát, thanh tra là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của hoạt động quản lý, điều hành nhà nước. Cần trao quyền cho cơ quan quản lý được thưởng, phạt, cưỡng chế…. Đối với tất cả các cá nhân và tổ chức có hoạt động kinh doanh mặt hàng thuốc nói chung và thuốc tân dược nói riêng ở tất cả khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân.

- Thứ tư, về định hướng phân cấp trong quản lý, điều hành nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh mặt hàng thuốc tân dược cần thực hiện phân cấp lớn hơn nữa cho các địa phương, không chỉ trong tổ chức thực hiện chính sách mà cả trong việc xây dựng chính sách đặc thù phù hợp với hoàn cảnh từng địa phương. Việc tăng cường phối hợp liên ngành trong hoạt động QLNN đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng thuốc tân dược cần thường xuyên thực hiện các hình thức đối thoại liên ngành, đối thoại trong nội bộ ngành thuốc, với người tiêu dung để đạt được sự đồng thuận trong việc thực hiện chính sách.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với kinh doanh thuốc tân dược trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w