b. Nội dung một số quy định chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển thuốc tân dược cần được nỗ lực triển khai tích cực:
2.1.1.2 Cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc tân dược trên địa bàn Hà Nội.
Hà Nội luôn là một trung tâm kinh doanh và cung ứng thuốc lớn trong cả nước. Việc đảm bảo cung ứng thuốc thiết yếu cho người dân ở địa bàn Hà Nội nói riêng, cũng như cho người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa... luôn là mối quan tâm của lãnh đạo thành phố cũng như lãnh đạo Sở Y tế. Để đáp ứng yêu cầu này, việc giữ vững và mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc là hết sức cần thiết, cần có sự phối hợp đồng bộ từ Sở Y tế đến các Phòng Y tế, Trung tâm Y tế, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc...
Bảng 05: phân loại và số lượng cơ sở kinh doanh thuốc tân dược tại Hà Nội
STT Loại hình
Số lượng
Năm 2011 Năm 2012
I. Các cơ sở sản xuất 1. Sản xuất thuốc tân dược
- Nhà máy dược phẩm Việt Nam 8 10
- Nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó:
+Liên doanh 1
+100% vốn nước ngoài 1 1
2. Sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế 7 7
II. Các cơ sở bán buôn thuốc.
1. Công ty TNHH, công ty cổ phần, DN tư nhân 497 579
2. Doanh nghiệp mà nhà nước đã cổ phần hóa. 13 13
3. Doanh nghiệp 100% nhà nước.
4. Cơ sở bán buôn vắc xin. 17 17
III. Các cơ sở bán lẻ thuốc. 1. Nhà thuốc
-Nhà thuốc tư nhân. 1715 1994
-Nhà thuốc bệnh viện 73 75
- Nhà thuốc của các công ty, doanh nghiệp 178 181
2. Quầy thuốc
- Quầy thuốc của các công ty, doanh nghiệp 268 316
- Quầy thuốc của bệnh viện. 9 3
3. Đại lý bán thuốc 490 509
4. Tủ thuốc trạm y tế. 31 31
IV Khoa dược bệnh viện và trạm y tế.
1. Khoa dược bệnh viện 33 33
2. Khoa dược bệnh viện tuyến quận, huyện. 14 14
3 Khoa dược các bệnh viện tư nhân. 22 28
4. Tủ thuốc trạm y tế xã (cấp phát thuốc miễn phí) 577 577 5. Số xã, phường chưa có tủ thuốc trạm y tế/ Tổng
số xã, phường trong tỉnh. 0 0
(Nguồn: Sở Y tế Hà Nội- Phòng Nghiệp vụ Dược)
Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp ngành có thẩm quyền, trên địa bàn Hà Nội đã có những thành tựu đáng kể trong việc mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc tân dược. Theo “Báo cáo tổng kết công tác dược và mỹ phẩm năm 2012 và Kế hoạch công tác năm 2013” số 46/SYT-NVD ngày 05/02/2013 của Sở Y tế Hà Nội từ đầu năm 2011 đến năm 2012, số nhà máy dược phẩm Việt Nam cung cấp thuốc và hoạt động tại Hà Nội đã tăng từ 8 nhà máy lên 10 nhà máy, số nhà máy liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài từ chỗ chưa có nay
đã có 1 nhà máy. Các cơ sở bán buôn bán lẻ cũng tăng lên đáng kể: Công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân đã tăng từ 497 lên 579, tăng 16,49 % so với năm trước. Các nhà thuốc tư nhân được mở rộng tăng 16,26% so với năm 2011, các nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc của các công ty, doanh nghiệp... tăng 1,9% kéo theo sự gia tăng các đại lý bán thuốc, các quầy thuốc công, cũng như quầy thuốc tư nhân. Đó là một tín hiệu đáng mừng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc tân dược cũng như việc quản lý Nhà nước đối với ngành kinh doanh đặc biệt này.`
Bảng 06: Cơ cấu nhân lực dược của ngành Y tế Hà Nội
STT Đơn vị hành chính, sự
nghiệp
Các đơn vị sản xuất, kinh doanh
Sau Đại học 115 55
Đại học 96 3212
Dược sỹ TH 531 1960
Dược tá 109 550
((Nguồn: Sở Y tế Hà Nội- Phòng Nghiệp vụ Dược)
Từ bảng cơ cấu nhân lực trên ta có thể thấy, các đơn vị sản xuất kinh doanh có tỷ lệ nhân lực rất cao tạo đà cho sản xuất kinh doanh thuốc tân dược trên địa bàn Hà Nội phát triển hơn. Vì so với tỷ lệ Dược sỹ sau đại học của cả nước thì Hà Nội chiếm đến 10,9% so với cả nước, đối với Dược sỹ đại học thì Hà Nội tỷ lệ rất cao so với cả nước là 21,6% .