Sản xuất methanol:

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: “Tìm hiểu về phụ gia MTBE trong xăng và các tác dộng tiêu cực của việc sử dụng MTBE”. (Trang 42 - 45)

d. Phản ứng dehydro hóa:

2.2.1.3Sản xuất methanol:

Trong công nghiệp, metanol được điều chế bằng nhiều phương pháp. Trước đây, nó được điều chế bằng cách chưng than gỗ. Sản phẩm thu được ngoài metanol còn có CO, CO2, CH4, C2H4, CH3COOH, CH3OCH3... Bằng phương pháp xử lý thích hợp, người ta tách riêng được từng hợp chất.

Ngày nay, metanol được tổng hợp bằng một trong hai phương pháp sau [10]:  Oxy hóa trực tiếp metan:

Tỉ lệ CH4 : O2 = 9 : 1 (tính theo thể tích), xúc tác là Cu, Fe hoặc Ni...  Tổng hợp methanol từ khí tổng hợp:

Tỷ lệ CO : H2 = 1 : 2 (theo thể tích), xúc tác là ZnO- CrO3. Hiệu suất sản phẩm đạt trên 90%, độ tinh khiết của metanol là 99%. Khi thay đổi tỷ lệ CO/H2 và xúc tác, ta thu được hỗn hợp các rượu từ C1 đến C4. Hiện nay đây là phương pháp sản xuất chính để tạo ra metanol trong công nghiệp.

2.2.1.4 Ứng dụng :

Methanol là một trong những nguồn nguyên liệu hóa học ban đầu quan trọng [4].  Khoảng 85% lượng methanol sản xuất được sử dụng trong công nghiệp

hóa dầu như là một nguyên liệu bắt đầu cho quá trình tổng hợp như dùng để:

+ Sản xuất formandehyt: chiếm khoảng 40%. + Sản xuất MTBE.

+ Sản xuất acid acetic.

+ Sản xuất Metyl metacrylat, dimetyl terephtalat...

+ Sản xuất xăng (công nghệ MTG), sản xuất olefin (công nghệ MTO).  Methanol còn được sử dụng để là dung môi, tuy nhiên do tính độc cao

nên vấn đề sử dụng methanol tinh khiết cho ứng dụng này bị giới hạn.  Một phần nhỏ methanol được sử dụng cho mục đích năng lượng.

 Ngoài ra, methanol còn được sử dụng trong các hệ thống làm lạnh, bảo vệ các đường ống dẫn khí tự nhiên.

2.2.2 Iso-buten:

Iso-buten là một anken có công thức phân tử:

(2- methyl propen) Khối lượng phân tử: 56,11.

2.2.2.1Tính chất vật lý:

Iso-buten là chất khí không màu, có thể cháy ở nhiệt độ phòng và ở áp suất khí quyển, có thể hoà tan vô hạn trong rượu, ete và hyđrocacbon nhưng ít tan trong nước. Một số tính chất vật lý đặc trưng của iso-buten được thể hiện qua bảng II-3[5], [6].

Bảng II - 9 : Một số tính chất vật lý của iso-buten [5], [6]

Tính chất Điều kiện Giá trị Đơn vị

Nhiệt độ sôi 101,3kPa -6,90 oC

Nhiệt độ nóng chảy 101,3kPa -140,34 oC

Nhiệt độ tới hạn 144,75 oC

Áp suất tới hạn 4,0 MPa

Tỉ trọng (lỏng) 20oC 0,5942 g/cm3

Tỉ trọng (hơi) 20oC 2 g/cm3

Điểm chớp cháy (cốc kín) -76,1 oC

Nhiệt độ tự bốc cháy 465 oC

Giới hạn cháy nổ trong không khí 1,8-8,8 % thể tích Nhiệt hóa hơi ở áp suất bão hòa tại:

 25oC 366,9 J/g

 Điểm sôi 394,2 J/g (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhiệt dung riêng đẳng áp ở 25oC

 Khí ở điều kiện tiêu chuẩn 101,3 kPa 1589 J/kg.oC

 Lỏng ở 101,3kPa 2336 J/kg.oC

2.2.2.2Tính chất hóa học:

Iso-buten có đầy đủ các tính chất của một olefin điển hình, đó là tham gia các phản ứng cộng, oxy hóa, phản ứng trùng hợp tạo polyme. Sau đây là một số phản ứng thường gặp:

Phản ứng cộng:

− Cộng rượu tạo ete:

− Cộng nước tạo TBA:

− Cộng hydro halogenua (HX):

Phản ứng oxy hóa:

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp: “Tìm hiểu về phụ gia MTBE trong xăng và các tác dộng tiêu cực của việc sử dụng MTBE”. (Trang 42 - 45)