Thực tiễn của Hoa Kỳ áp dụng các quy định của WTO về chống trợ cấp

Một phần của tài liệu Pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp (Trang 57)

6. Ý nghĩa và kết cấu luận văn

2.1.3. Thực tiễn của Hoa Kỳ áp dụng các quy định của WTO về chống trợ cấp

2.1.3.1. Lược sử chính sách trợ cấp của Mỹ

Sự can thiệp của Chính phủ được mở rộng trong nền kinh tế nông nghiệp bắt đầu vào năm 1929, khi tổng thống Hoover thành lập Ban nông nghiệp liên bang. Việc thiết lập tổ chức này thể hiện cam kết quốc gia đầu tiên nhằm bảo đảm sự ổn định kinh tế nhiều hơn cho nông dân và đặt ra một tiền lệ về sự điều tiết các thị trường nông sản của Chính phủ.

Chính phủ chấp nhận và thực hiện một hệ thống trợ giá để đảm bảo cho nông dân ở mức giá “có thể có được trong thời kỳ thuận lợi”. Mặt khác, Quốc hội và Chính phủ thực hiện những chương trình như mở rộng hệ thống truyền tải điện, xây dựng đường giao thông.

Năm 1985, Quốc hội đã thông qua một luật mới về nông trại nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của nông dân vào hỗ trợ của Chính phủ bằng cách cắt giảm trợ giá và thu hẹp diện tích đất canh tác.

Năm 1990, Quốc hội thông qua luật khuyến khích nông dân gieo trồng những nông sản mà trước đây họ thường không được nhận các khoản thanh toán thiếu hụt. Luật mới này duy trì trợ cấp giá cố định và cao cho những hàng hóa nhất định, tiếp tục đẩy mạnh quản lý Nhà nước đối với một số thị trường hàng hóa nông sản.

Năm 1996 thông qua đạo luật về quyền tự quyết đối với nông trại đã dần dỡ bỏ các chương trình trợ giúp thu nhập cho nông dân đồng thời trao cho nông dân quyền tự chủ sản xuất. Với đạo luật này, người nông dân nhận được khoản trợ cấp cố định không quan hệ tới giá cả thị trường. Luật này cũng quyết định bãi bỏ trợ giá bơ, sữa. Tuy nhiên, để thực hiện đạo luật này, Quốc hội đã cung cấp cho nông dân 36 tỷ USD thanh toán trong 7 năm. Việc trợ giá cho lạc và đường vẫn được giữ nguyên và những trợ giá cho đỗ tương, bông, gạo thực tế còn tăng lên. Các đơn đặt hàng của thị trường về cam và một số nông sản khác rất ít thay đổi.

Đạo luật về nông trại này đã được soạn thảo với nội dung nhằm duy trì phần lớn các khoản thanh toán của Mỹ sẽ được chuyển đổi thành các loại hình trợ cấp thuộc trợ cấp không thể đối kháng.

Năm 1999, do sự khủng hoảng tài chính nên giá nông sản giảm xuống. Trước tình hình đó Quốc hội Mỹ đã thông qua một đạo luật bảo lãnh nhằm tạm thời gia tăng tài trợ cho nông trại một khoản tiền 22.500 triệu USD mà đạo luật 1996 đã bãi bỏ.

Ngày nay, đang có rất nhiều yếu tố góp phần thúc đẩy tiếp tục đi theo hướng tự do hóa giao lưu, trao đổi trong lĩnh vực nông nghiệp theo những nguyên tắc quy định trong Hiệp định Marrakech. Trước tiên mức bảo hộ qua hàng rào thuế quan, tỷ lệ trợ cấp cho nông nghiệp vẫn còn cao. Rất nhiều nước vẫn nhấn mạnh đến việc duy trì quy chế ngoại lệ trong lĩnh vực nông nghiệp trong đó đặc biệt là Mỹ với việc ban hành Đạo luật Công bằng (Fair Act) đã đẩy nhanh xu hướng tách riêng vấn đề trợ cấp cho nông dân, sự trợ cấp này càng mang tính cá nhân và độc lập hơn so với các hoạt động hay yếu tố khác.

2.1.3.2. Chính sách trợ cấp trong Luật Nông trại 2002 của Hoa Kỳ

Thực tế trên thế giới, Mỹ là quốc gia có tiềm lực mạnh, có nhu cầu thường xuyên áp dụng biện pháp chống trợ cấp nhất, các nước còn lại không áp dụng biện pháp hoặc áp dụng nhưng rất ít. Vì vậy, Mỹ đã xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về chống trợ cấp rất hoàn chỉnh và chi tiết nhất có thể Các quy định của họ thường đi trước và chi tiết hơn các quy định của WTO. Tuy nhiên, vẫn có sự tương đồng với hệ thống các chuẩn mực của WTO quy định về vấn đề này.

Luật nông trại 2002 của Mỹ quy định rất chi tiết về trợ cấp, trong đó có đề cập đến những nội dung cơ bản sau:

Trợ cấp là một trong những phương pháp thông dụng vừa để giúp nông dân có thêm thu nhập mà cũng để ổn định thị trường nông phẩm trong nước. Trợ cấp thường được chia làm hai loại như sau:

- Trợ cấp trực tiếp: Chính phủ trả trợ cấp cho nông dân trồng gạo, ngũ cốc và một số nông phẩm đặc biệt. Trợ cấp trực tiếp hoàn toàn tách khỏi thị trường, nghĩa là giá cao hay giá thấp, nông dân vẫn được nhận tiền trợ cấp từ Chính phủ.

- Trợ cấp nghịch kỳ: Khác với trợ cấp trực tiếp, ở đây Chính phủ chỉ trả tiền trợ cấp cho nông dân khi nào giá nông phẩm xuống thấp hơn mức giá mục tiêu theo quy định Luật trợ cấp nghịch kỳ giúp nông dân khỏi bị lệ thuộc vào chu kỳ lên xuống của thị trường.

Chương trình trợ giá được áp dụng cho một số nông phẩm đặc biệt như bơ, sữa, đậu phộng và đường. Trợ giá khác trợ cấp ở chỗ Chính phủ tích cực can thiệp vào trong thị trường để giữ giá nông phẩm lúc nào cũng cao hơn giá mục tiêu bằng cách mua lại tất cả các lượng nông phẩm bị ứ đọng. Theo lẽ thông thường, với giá mục tiêu cao hơn giá quân bình thị trường, lượng cung sẽ vượt lượng cầu.

Tuy nhiên, với chương trình trợ giá, Chính phủ sẽ xuất hết tiền mua hết tất cả các số hàng ứ đọng. Kết quả là giá nông phẩm vẫn cao mà hàng ứ đọng không còn nữa. Nông dân có thêm thu nhập, nhưng không phải bằng tiền trợ cấp mà bằng tiền bán nông phẩm cho Chính phủ theo giá mục tiêu quy định theo luật. Luật còn thiết lập chương trình trợ giá riêng cho ba nông phẩm đặc biệt này đặc biệt là đường, có những khi Chính phủ phải mua quá nhiều đường để giữ giá cho nông dân nên lượng đường dự trữ bị ứ đọng.

Chính phủ trợ giúp nông dân bằng cách hoàn lại một phần tiền mua bảo hiểm, nghĩa là một hình thức trợ cấp gián tiếp cho phí tổn sản xuất. Nông dân có thể phòng ngừa những trường hợp rủi ro đưa tới tình trạng phá sản bằng cách mua bảo hiểm mùa màng. Ngoài bảo hiểm, luật còn quy định Chính phủ phải thiết lập nhiều chương trình giúp nông dân vay tiền làm mùa. Chương trình cho vay vốn làm mùa, ngoài những chương trình cho vay của Chính phủ, còn có thêm hệ thống tín dụng nông trại gồm có các ngân hàng và hiệp hội tín dụng chuyên cho nông dân vay tiền để mua ruộng đất, nhà cửa ở nông thôn và trang trải chi phí vận hành.

Luật nông trại cũng quy định các chương trình phát triển thị trường quốc tế cho các nông phẩm sản xuất trong nước trong đó có vấn đề về trợ giúp xuất khẩu và đảm bảo tín dụng xuất khẩu.

2.1.3.3. Tình hình hỗ trợ cho nông nghiệp của Chính phủ Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới, mặc dù chi phí sản xuất gạo của nước này cao hơn gấp đôi hai quốc gia xuất khẩu gạo đứng đầu là Thái Lan và Việt Nam. Chính phủ đã trợ cấp cho các trang trại trồng lúa: Năm 2003 là 1,3 tỷ USD cho các trang trại trồng lúa, một nông phẩm phí tổn sản xuất lên đến 1,8 tỷ USD cho một vụ - thực tế là ngân sách gánh chịu tới 72 % giá thành sản xuất [30, tr.73].

Hoa Kỳ là một trong những nước phát triển rất quan tâm đến nông nghiệp. Chính phủ Hoa Kỳ vừa tuyên bố đã chi trung bình 16 tỷ USD/ năm trong giai đoạn từ 2002 – 2005 để trợ cấp cho nông dân trong nước [78].

Khi nhận được khoản tiền trợ cấp khổng lồ từ Chính phủ, Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) vừa thông qua khoản bảo lãnh tín dụng 10 triệu USD cho nông dân. Đồng thời, cũng trợ cấp 20 triệu USD cho hàng nông sản xuất sang thị trường Nga. Sự bảo lãnh tín dụng này không hạn chế định mức với từng loại hàng mà được cấp theo giá trị giao dịch của hợp đồng xuất khẩu. Hơn nữa, các nhà xuất khẩu sẽ được cấp tín dụng tối đa là 65% giá trị hợp đồng (không bao gồm các chi phí khác).

Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), ước tính mức thuế quan trung bình đối với hàng nông sản trong WTO là 62 %, trong khi đó, đối với hàng công nghiệp chỉ là 4%. Điều đó đã ngăn cản các nước đang phát triển xuất khẩu sang các nước phát triển. Trong khi đó nông phẩm lại là hàng xuất khẩu quan trọng của các nước đang phát triển. Do vậy, vấn đề hàng thương mại nông sản luôn là đối tượng xung đột giữa các nước đang phát triển đặc biệt là Hoa Kỳ luôn là nguyên đơn hoặc bị đơn trong các vụ kiện của WTO.

Là một nước giàu nên Mỹ thừa khả năng để trợ cấp cho nông nghiệp nhằm bảo hộ nền sản xuất nông nghiệp quốc gia và chính sự trợ cấp này đã làm ảnh

hưởng đến nền nông nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là những nước đang phát triển. Trợ cấp cho nông nghiệp của Mỹ làm giảm giá bán của một số mặt hàng nông sản khiến cho các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn hơn trong phát triển kinh tế do phải chịu sự canh tranh không công bằng.

Trong khi đó Mỹ lại đệ đơn lên Tổ chức thương mại thế giới để yêu cầu phải có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những hành vi trợ cấp, bóp méo thương mại quốc tế.

Trong tuyên bố của mình, Mỹ cũng xác định rõ 05 hành vi trợ cấp, bóp méo thương mại quốc tế hàng đầu gồm: Nhà nước bao lỗ cho doanh nghiệp; xóa nợ cho doanh nghiệp; cho doanh nghiệp vay dù không đủ tiêu chuẩn vay; Nhà nước góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn; và các loại hình trợ cấp tài chính khác.

Thời kỳ Tổng thống Bush đương nhiệm, trong chuyến công du sang Scotland năm 2005 ông đã bày tỏ ý muốn làm việc với Liên minh Châu âu (EU) để chấm dứt các trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp cho nông dân Hoa Kỳ và EU vào năm 2010. Hy vọng đây chính là một động thái tích cực và là tiền đề để các cuộc đàm phán có kết quả, giúp cho các nước nghèo có điều kiện cạnh tranh bình đẳng

* Về trợ cấp trong nước

Luật nông trại (Farm Bill) 2002 của Mỹ được ban hành năm 2001 với ngân sách dự chi lên tới 135 tỷ USD để trợ giúp cho nông dân Mỹ trong vòng 10 năm 2001 – 2011.

Các điều khoản liên quan đến hỗ trợ xuất khẩu phần nào đã hợp pháp hóa các hỗ trợ của Chính phủ của Hoa kỳ với hàng nông sản. Phần lớn những hỗ trợ nội địa rơi vào trường hợp trợ cấp có thể đối kháng được miễn trừ không phải cắt giảm. Các biện pháp trợ cấp có thể đối kháng được tạo ra để hợp pháp hóa những chi phí trực tiếp cho nông dân Mỹ. Mặc dù những biện pháp của trợ cấp có thể đối kháng không bị cắt giảm và phải tuân thủ Điều khoản hạn chế hợp lý (Due Restraint Clause) quy định các chi phí trợ cấp đối với một sản phẩm nhất định không được vượt quá số lượng vào năm 1992. Hoa kỳ thanh toán cho sự thiếu hụt

của nông dân để bù đắp lại sự chênh lệch giữa giá thị trường và giá được nhận đã được chuyển thành các thanh toán hợp đồng linh hoạt với sản suất (production flexibility contract payments) và vì vậy những biện pháp này thuộc trợ cấp không thể bị đối kháng.

Hàng năm Mỹ trợ cấp 5 tỷ USD phù hợp với quy định được phép của WTO (gọi là “thanh toán khiếm khuyết” trực tiếp cho những nhà sản xuất ngô của mình, những khoản thanh toán này đã bị hủy bỏ trong Luật trang trại của Mỹ nhưng lại được đưa vào những chương trình mới).

Do việc cắt giảm trợ cấp không dựa trên từng sản phẩm nông sản cụ thể nên các nước vẫn có thể duy trì sự trợ cấp trong nước với một số loại nông sản trong khi loại bỏ hoàn toàn sự trợ cấp với các loại khác để đảm bảo mứ cắt giảm vẫn đúng như cam kết.

* Trợ cấp xuất khẩu

Các cam kết trong lĩnh vực giảm trợ giá xuất khẩu có tính ràng buộc lớn hơn. Do vậy, Mỹ tính toán hết sức cẩn thận để xác định cơ sở xuất phát ban đầu làm căn cứ cho mức cắt giảm trong tương lai.

Một phần của tài liệu Pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)