Tình hình hỗ trợ nông nghiệp của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp (Trang 71)

6. Ý nghĩa và kết cấu luận văn

2.3.2. Tình hình hỗ trợ nông nghiệp của Nhật Bản

Nhật Bản áp dụng trực tiếp các quy định quốc tế về biện pháp chống trợ cấp, cụ thể trong trường hợp này là các quy định của WTO. Điều này chỉ có thể thực hiện với điều kiện hệ thống luật pháp của các nước này cho phép áp dụng trực tiếp các quy định của luật pháp quốc tế mà không cần có nội luật hóa. Các nước lựa chọn làm theo cách này cũng thường là những nước không có dự định áp dụng biện pháp chống trợ cấp một cách thường xuyên.

Trong chế độ trợ cấp nông nghiệp, Nhật Bản sẽ áp dụng chính sách trợ cấp mới thông qua chính sách thuế thu nhập ưu đãi cho người nông dân và chỉ trợ cấp cho những người đáp ứng đủ một số điều kiện nhất định về diện tích trồng trọt. Bộ Nông – Lâm – Ngư nghiệp sẽ ấn định mức hỗ trợ cho nông dân. Ngoài ra, chính sách giảm thiểu sự can thiệp của Chính phủ trong nông nghiệp sẽ được xem xét theo hướng xóa bỏ dần sự điều tiết của Chính phủ trong sản xuất nông nghiệp. Các

tổ chức đoàn thể nông nghiệp sẽ tự quyết định lượng gạo sản xuất nhằm giảm giá gạo hơn nữa trên thị trường [61, tr.153].

Việc trợ cấp cho mặt hàng gạo không những là bảo hộ nền sản xuất trong nước mà còn mang ý nghĩa truyền thống và văn hóa của người Nhật. Để bảo vệ những người sản xuất gạo, một lực lượng ủng hộ chính trị truyền thống, thông qua 778% thuế quan đánh theo tỷ lệ tương đối với gạo nhập khẩu [61, tr.153]. Năm 2007, Nhật bản giới thiệu một hình thức thanh toán ít lệch lạc hơn cho người nông dân theo diện tích nông trại chứ không phải theo sản lượng. Phương thức thanh toán này kỳ vọng sẽ được dùng để chống lại việc giảm thuế quan đối với gạo – tạo điều kiện thanh toán cho những nông trại quy mô lớn hơn một diện tích nhất định và nhằm vào những nông dân coi sản xuất nông nghiệp là một công việc duy nhất. Chương trình mới được xem như là một phương án ít lệch lạc hơn để khoanh vùng bảo vệ và như là một cơ chế tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất lớn hơn.

Hệ thống bảo hộ nông nghiệp vẫn được tiếp tục hoạt động tốt nhờ mối liên minh ủng hộ nông nghiệp mạnh mẽ của Bộ Nông – Lâm – Ngư nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các Hợp tác xã Nông nghiệp Nhật Bản quyền lực chính trị đã bị giảm hơn trước do việc Hợp tác xã này đem lại một thỏa hiệp về một chương trình thanh toán trực tiếp, chương trình này được mở rộng sang cả hình thức thanh toán trực tiếp đối với những tiểu nông dân bán thời gian nếu họ tự tổ chức thành một đơn vị nông nghiệp tập trung. Mặc dù cải cách này được xem là làm giảm những nỗ lực thay đổi cơ cấu sang sản xuất quy mô lớn hơn.

2.3.3. Trợ cấp trong nƣớc

Nhật Bản là nước đứng đầu về chính sách can thiệp vào cơ chế thị trường. Tính ước lượng trợ cấp sản xuất trong năm 2009 là 59% [78].

Nhật Bản hiện nay đang thực hiện một cuộc cải cách nông nghiệp sâu rộng bắt đầu từ năm tài chính 2010.

Nhật Bản đang dần cải tổ chính sách nông nghiệp được thông qua từ năm 1971 để kiểm soát giá gạo sau khi sản lượng lúa gạo trong nước vượt quá nhu cầu tiêu dùng. Trong bối cảnh đó, Chính phủ trợ cấp nông dân bằng cách xuất tiền

ngân sách mua gạo khi giá gạo trong nước giảm và chỉ có những nông dân nào tham gia vào chương trình điều tiết lúa gạo phù hợp với chính sách của Chính phủ mới được hưởng tiền trợ cấp. Đổi lại, tất cả những hộ nông dân thực hiện chương trình điều tiết của Chính phủ đều phải bán nông sản của mình thông qua Hợp tác xã để duy trì mức giá cao ổn định. Đây được xem là một hàng rào phi thuế quan nhằm hạn chế việc nhập khẩu nông sản đặc biệt là gạo.

Trên thực tế, đây là việc thực thi chính sách trợ cấp của Chính phủ Nhật Bản đối với ngành nông nghiệp trong nước tồn tại nhiều thập kỷ qua. Mỗi khi sản xuất gạo trong nước rơi vào tình trạng cung vượt quá cầu, Chính phủ Nhật yêu cầu nông dân giảm bớt diện tích trồng lúa đồng thời chuyển sang trồng màu, cho nên có thời điểm diện tích trồng lúa ở Nhật giảm đến 40% [78].

* Được và mất khi Nhật thực hiện chính sách nông nghiệp mới

Cuộc cải cách nông nghiệp này sẽ khiến nông dân có quyền bán nông sản của mình với giá phù hợp với giá thị trường giúp nền nông nghiệp Nhật hội nhập sâu vào thị trường nông sản thế giới và hướng sự phát triển sang tự do hóa.

Nông dân sẽ lựa chọn cây trồng và diện tích canh tác trồng lúa và màu theo nhu cầu của thị trường. Mặt khác, họ cũng không phải bán nông sản cho Hợp tác xã mà toàn quyền bán theo giá thị trường. Theo thống kê năm 2009, 30% hộ nông dân không tham gia chương trình trợ cấp nông nghiệp của Chính phủ. Như vậy, với việc áp dụng chính sách mới, số lượng các Hợp tác xã thu mua nông sản ở Nhật có thể giảm đáng kể.

Với chính sách cải cách mới nông dân sẽ phải chịu hậu quả trực tiếp của sự giảm giá nông sản theo quy luật thị trường vì họ không còn được nhận trợ cấp về tài chính của Chính phủ. Tuy nhiên, chính sách lúa gạo của Nhà nước vẫn ít nhiều nằm trong sự quản lý, rà soát của Nhà nước vì một số nông dân không tuân thủ việc cắt giảm sản xuất vẫn được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ cho nông dân của Chính phủ. Theo ngân hàng dữ liệu gạo Nhật Bản, những nhà sản xuất gạo của Nhật được Chính phủ trợ cấp trực tiếp từ 3 đến 4 tỷ Yên cho chi phí sản xuất [78].

2.4. Thực tiễn của một số nước Châu Á khác áp dụng các quy định của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp

2.4.1. Trung Quốc

2.4.1.1. Tổng quan nền nông nghiệp Trung Quốc

Trung quốc chính thức gia nhập WTO vào ngày 11 tháng 12 năm 2001, là một quốc gia đông dân nhất khu vực Châu Á với hơn 60% dân số sống ở nông thôn.

Năm 1999 có 1/4 hộ nông dân Trung Quốc có thu nhập dưới 1 USD/ngày và 3/4 người nghèo sống ở nông thôn. Ngày 11/12/2001 Trung Quốc gia nhập WTO với các cam kết: Giảm thuế nông sản trung bình từ 21,3% năm 2000 xuống 18,5% năm 2002, 15,5% năm 2006 và 15,1% năm 2008; Cam kết không trợ cấp hàng nông sản xuất khẩu; Hỗ trợ toàn ngành nông nghiệp 8,5% giá trị sản lượng nông nghiệp [32, tr.48].

Một số chuyên gia kinh tế dự báo rằng sau khi gia nhập WTO số người thất nghiệp trong nông nghiệp sẽ tăng cao, nhà nông Trung Quốc không cạnh tranh nổi với các nước do năng suất thấp, diện tích nhỏ, kỹ thuật thô sơ, sẽ không thể cạnh tranh được các nhà sản xuất nông nghiệp của Mỹ, Australia, Canada, Brazil và Liên minh Châu Âu với những trang trại khổng lồ và phương tiện hiện đại. Tuy nhiên, chỉ có người tiêu dùng Trung Quốc được hưởng lợi nhờ giá thực phẩm giảm.

Thực tế những năm đầu gia nhập, Trung Quốc gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh mặt hàng nông sản và sức ép của hệ thống phân phối do các cơ quan nội thương và ngoại thương phụ trách hệ thống quản lý này rõ ràng không đủ sức đáp ứng tình hình mới sau khi gia nhập WTO. Giá cả của một số mặt hàng nông sản giảm mạnh trên thị trường nội địa, thu nhập của nông dân trong một số lĩnh vực giảm đến mức nông dân nản chí không canh tác nữa. Khi đó, giá cả trong nước của một số mặt hàng (lúa mỳ, đậu nành, ngô, cây lấy sợi, dầu thực vật, đường) tăng cao hơn mức giá thế giới từ 10% - 70% do chi phí sản xuất cao, kết cấu hạ tầng kém. Ngược lại có một số mặt hàng như thịt, rau quả, hải sản thấp hơn

mức giá thế giới từ 40% - 80% nhưng lại gặp khó khăn trong việc đáp ứng về tính đa dạng, mẫu mã, hương vị và chế biến để đáp ứng thị trường thế giới. Nói chung, chỉ có thịt lợn, táo và thuốc lá là tương đối có ưu thế, còn lại nhiều loại hàng hóa nông sản của Trung Quốc thiếu sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Hàng nông sản trong nước khó tiêu thụ, thu nhập của nông dân tăng chậm. Tỷ lệ thu nhập ròng của nông dân đã giảm năm 1996 là 9%; năm 1997 là 4,6% và đến năm 2000 giảm xuống còn 2,1% (chủ yếu do sự giảm sút thu nhập từ sản xuất nông nghiệp).

Trước tình hình đó, Trung Quốc đã thực hiện 05 giải pháp, trong đó tập trung vào tái cơ cấu lại nông nghiệp và quan tâm xuất khẩu, nhập khẩu nông sản. Ngoài ra, chất lượng nông sản cũng được nhấn mạnh, tiêu chuẩn chất lượng sản xuất và hệ thống kiểm tra được thiết lập để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. Tái cơ cấu dựa trên lợi thế so sánh và quan hệ giữa năng suất với quy mô sản xuất. Những mặt hàng cần quy mô diện tích sản xuất lớn và cơ giới hóa để tăng năng suất như lúa mỳ, ngũ cốc, cây lấy dầu, cây chế biến đường… Trung Quốc không có điều kiện tăng quy mô thì chuyển sang nhập khẩu. Những mặt hàng rau quả, hoa màu cần nhiều lao động và ít đất đai, kế hoạch phát triển chăn nuôi được tiến hành cùng với kế hoạch phát triển trồng trọt và những nỗ lực này sẽ phát triển ngành này ở trên diện rộng nhất có thể. Trung Quốc cũng tập trung vào làm vườn, nuôi trồng thủy sản, đậu nành, chăn nuôi bò sữa, lương thực và các nguồn thực phẩm khác. Nghề chăn nuôi, trừ các sản phẩm sữa và len, là ngành thu lợi nhiều nhất từ WTO.

Sau chín năm gia nhập WTO, Trung Quốc từ một nước có nền nông nghiệp kém cạnh tranh đã khắc phục dần những bất lợi do WTO đem lại và có tham vọng trở thành “nông trại của thế giới”. Thương mại nông sản của Trung Quốc đã có dấu hiệu thắng thế, mức thuế quan nông sản giảm xuống còn 15,35% nhưng thu nhập hàng năm bình quân đầu người của nông dân tăng 29,2% kể từ năm 2000, đạt 405 USD/ người năm 2005. Tỷ lệ người nghèo giảm từ 16% xuống còn 10%. Trung Quốc tăng nhập khẩu ngũ cốc, đậu nành (năm 2003 đã nhập khẩu 21 triệu tấn đậu nành so với 4 triệu tấn năm 1998). Ngược lại, xuất khẩu rau, quả, thịt lợn

tăng nhanh (46% sản lượng thịt heo, 24% bông sợi, 23% chè, 70% lê, 48% táo, 32% đào, 30% cà chua). Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu rau tăng 43%, quả tăng 80%, trở thành nước đứng đầu xuất khẩu rau khô và rau đông lạnh, nấm chế biến, tỏi và quả đóng hộp. Đứng đầu xuất khẩu thủy hải sản với 4,5 tỷ USD [32, tr.50]. Hiện nay Trung Quốc đứng thứ 08 trên thế giới về xuất khẩu nông sản và đứng đầu Châu Á, cung cấp 15% tất cả các nông sản nhập vào Nhật Bản.

2.4.1.2. Tình hình trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc

Năm 2007 Trung Quốc trợ cấp trực tiếp cho hàng trăm triệu nông dân một khoản trị giá 5,6 tỷ USD tăng 63% so với năm 2006. Nông dân sẽ được trợ cấp về giống và vật tư nông nghiệp như phân bón và thuốc trừ sâu.

Mục đích của khoản trợ cấp này giúp nông dân nâng cao thu nhập và tăng sản lượng ngũ cốc.

Trung Quốc đã xem xét lại chính sách trợ cấp, bao gồm cả lãi suất Ngân hàng Nhà nước ở mức thấp. Kể từ năm 1994, Trung Quốc đã áp dụng biện pháp giảm trợ cấp xuất khẩu và bãi bỏ sự khác biệt về tỷ giá hối đoái, thực hiện chế độ một tỷ giá, và áp dụng chế độ hoàn thuế cho một số mặt hàng xuất khẩu.

Đối với hạt có dầu và sản phẩm có dầu, Chính phủ không còn trực tiếp trợ cấp cho người sản xuất. Tuy nhiên, để khuyến khích nông dân chuyển từ trồng ngô sang trồng hạt có dầu, Chính phủ đã trợ cấp để các nhà máy nghiền đỗ tương thu mua đỗ trương ở mức giá cao hơn thị trường. Trung Quốc cam kết sẽ hạn chế và giảm dần các hình thức trợ cấp này.

Để đảm bảo cung cấp đủ lương thực cho cả nước ở mức giá hợp lý Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì chính sách thu mua và tạm trữ đối với lương thực: Lúa mỳ, gạo, ngô. Chỉ tiêu dự trữ của Trung Quốc là 50% cho lúa mỳ, 30% cho gạo, và 20% cho các ngũ cốc khác nhằm đảm bảo cung cấp đủ lương thực từ 3 đến 6 tháng. Chính phủ quy định hạn ngạch và giá thu mua trong hạn ngạch. Để duy trì các kho dự trữ lương thực hiện nay, hàng năm Chính phủ phải chi khoảng 85 tỷ NDT cho các tỉnh, chiếm 3% thu nhập từ thuế.

Đường và thuốc lá là hai sản phẩm được thu mua ở giá cố định của Chính phủ, cao hơn giá thị trường quốc tế. Do Trung Quốc đang khuyến khích người nông dân chuyển sang trồng các loại nông sản khác nên mức trợ cấp đang giảm xuống.

Theo quy tắc của Tổ chức thương mại quốc tế WTO, sự trợ giá của các nước đang phát triển được phép là 10%, Trung Quốc khi gia nhập WTO đã có cơ sở thị trường và với vị thế gần như là một nước đang phát triển.

Hiện nay mức trợ cấp của Trung Quốc chỉ đạt khoảng gần 3%, nếu từ thuế nông nghiệp sự trợ giá thực tế của Chính phủ Trung Quốc đối với nông nghiệp là số âm, gia nhập WTO với danh nghĩa là nước đang phát triển có nghĩa là vẫn có quyền nâng cao trợ giá đối trong lĩnh vực nông nghiệp [25, tr.112].

Trung Quốc áp dụng việc miễn và hoàn thuế cho hàng xuất khẩu. Tất cả các nguyên liệu thô, phụ tùng, dây chuyền sản xuất và nguyên liệu đóng gói được nhập khẩu để chế biến hoặc sản xuất hàng xuất khẩu sẽ được miễn thuế quan và nếu đã nộp sẽ được hoàn thuế theo lượng thành phẩm được xuất khẩu. Tất cả các hàng nông sản xuất khẩu của Trung Quốc đều được giảm ít nhất là 5% thuế VAT. Đối với hàng nông sản có thuế suất VAT là 10% thì được hoàn thuế 3% khi xuất khẩu. Đối với các hàng công nghiệp có thuế suất VAT 17% mà sử dụng nông sản làm nguyên liệu thô thì được hoàn thuế 6%. Trung Quốc đã bãi bỏ các hình thức trợ cấp xuất khẩu cho hàng nông sản khi trở thành thành viên chính thức của WTO [32, tr.52].

2.4.2. Thái Lan

2.4.2.1. Tổng quan nền nông nghiệp Thái Lan

Nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế Thái Lan. Tuy nhiên, nông nghiệp chỉ chiếm trên 10% GDP, 20% thu nhập từ xuất khẩu và 6% kim ngạch nhập khẩu nhưng nông dân chiếm 50% dân số Thái Lan và là đối tượng quan tâm của nhiều chính sách quốc gia [32, tr.57].

Mặc dù năng suất của nhiều ngành sản xuất nông sản tương đối thấp, Thái Lan luôn đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhiều loại nông sản như gạo, sắn, cao su,

dứa đóng hộp và là một trong số 10 quốc gia trên thế giới đứng đầu về xuất khẩu nhiều mặt hàng khác như thịt gà và đường.

Tập trung vào sản xuất gia cầm và hải sản, Thái Lan trở thành thị trường nhiều tiềm năng đối với nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu như: Phân bón, hóa chất, thức ăn gia súc. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh đã đưa Thái Lan trở thành nước có nhu cầu cao về nhập khẩu với các thực phẩm và đồ uống phương tây (sữa và sản phẩm sữa, thịt, trái cây, hạt dẻ, đậu và ngũ hương, khoai tây rán và rượu vang).

Nhìn chung, thuế nhập khẩu nhiều loại nông sản của Thái Lan thấp hơn mức thuế giới hạn của WTO [32, tr.57]. Tuy nhiên, Thái Lan vẫn là nước duy trì nhiều rào cản nhập khẩu, trong đó có hạn ngạch thuế quan, chế độ cấp giấy phép nhập khẩu và các rào cản kỹ thuật.

2.4.2.2. Tình hình trợ cấp cho nông nghiệp của Thái Lan

Một phần của tài liệu Pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)