Thái Lan

Một phần của tài liệu Pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp (Trang 77)

6. Ý nghĩa và kết cấu luận văn

2.4.2. Thái Lan

2.4.2.1. Tổng quan nền nông nghiệp Thái Lan

Nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế Thái Lan. Tuy nhiên, nông nghiệp chỉ chiếm trên 10% GDP, 20% thu nhập từ xuất khẩu và 6% kim ngạch nhập khẩu nhưng nông dân chiếm 50% dân số Thái Lan và là đối tượng quan tâm của nhiều chính sách quốc gia [32, tr.57].

Mặc dù năng suất của nhiều ngành sản xuất nông sản tương đối thấp, Thái Lan luôn đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhiều loại nông sản như gạo, sắn, cao su,

dứa đóng hộp và là một trong số 10 quốc gia trên thế giới đứng đầu về xuất khẩu nhiều mặt hàng khác như thịt gà và đường.

Tập trung vào sản xuất gia cầm và hải sản, Thái Lan trở thành thị trường nhiều tiềm năng đối với nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu như: Phân bón, hóa chất, thức ăn gia súc. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh đã đưa Thái Lan trở thành nước có nhu cầu cao về nhập khẩu với các thực phẩm và đồ uống phương tây (sữa và sản phẩm sữa, thịt, trái cây, hạt dẻ, đậu và ngũ hương, khoai tây rán và rượu vang).

Nhìn chung, thuế nhập khẩu nhiều loại nông sản của Thái Lan thấp hơn mức thuế giới hạn của WTO [32, tr.57]. Tuy nhiên, Thái Lan vẫn là nước duy trì nhiều rào cản nhập khẩu, trong đó có hạn ngạch thuế quan, chế độ cấp giấy phép nhập khẩu và các rào cản kỹ thuật.

2.4.2.2. Tình hình trợ cấp cho nông nghiệp của Thái Lan

Trợ cấp giá nông sản đã gia tăng hàng năm so với mức trung bình 50% (19 tỷ Baht/ năm) mà Thái Lan đã cam kết với WTO. Nông sản được trợ giá chủ yếu là gạo, cao su, trái cây. Chính phủ Thái Lan đã đề ra mức giá mua gạo thơm là 6.500 Baht/ tấn (so với giá thị trường chỉ có 5.000 đến 5.200 Baht/ tấn), 5.235 Baht/ tấn gạo trắng 5% tấm và 5.650 Baht/ tấn gạo dẻo… Nông dân trồng lúa còn được hưởng những chính sách hỗ trợ khác như: Mua phân bón với giá thấp và miễn cước vận chuyển phân bón; được cung cấp giống mới có năng suất cao; được vay vốn lãi suất thấp từ ngân hàng nông nghiệp… Ngoài ra, Thái Lan cũng trợ cấp về giá cả cho nông dân trồng trái cây và xác định 05 loại trái cây chủ lực để trợ cấp là: Sầu riêng, nhãn, vải, măng cụt và chôm chôm. Chính phủ Thái Lan cũng chỉ định 05 chuyên viên cao cấp phụ trách từng loại trái cây chủ lực này và họ có nhiệm vụ giám sát từ việc sản xuất, phân phối, chế biến, giá cả cho đến tìm thị trường xuất khẩu mới.

Một số chương trình lớn khác như: Chương trình hoãn nợ cho nông dân vay tiền của Ngân hàng nông nghiệp (BAAC). Đã có hơn hai triệu nông dân tham gia chương trình này với tổng số nợ gần 100 tỷ Baht. Theo đó, người nông dân nợ

khoản vay đến 100.000 Baht từ ngân hàng nông nghiệp và sẽ được hoãn trả nợ trong vòng 03 năm. Được Nhà nước hỗ trợ 3% lãi suất vay vốn. Được dự các khóa huấn luyện về tiếp thị, cải thiện mùa màng, đa dạng hóa và tìm các nguồn thu nhập bổ sung…

Chương trình “Mỗi làng một triệu Baht”, mỗi làng sẽ nhận được một triệu Baht từ Chính phủ để cho dân làng vay mượn, và đã có gần 75.000 ngôi làng nhận được khoản vay này. Nhiều nông dân đã tìm được khoản vay từ quỹ làng, sau khi họ không thể vay tiền ngân hàng nông nghiệp.

Chương trình “Mỗi làng một sản phẩm”, bắt đầu từ tháng 10/2001 Chính phủ trợ cấp cho mỗi làng làm ra một sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng và có chất lượng cao. Sự trợ cấp này chủ yếu là tiếp thị, xúc tiến bán hàng, huấn luyện và chuyển giao công nghệ cho nông dân. Trong tháng 6 năm 2008, một cuộc triển lãm các sản phẩm này đã được tổ chức tại tỉnh Nonthaburi và Chính phủ Thái Lan cho biết chỉ trong 4 tháng đầu năm 2008, chương trình này đã mang lại 3,66 tỷ Baht (84,2 triệu USD) lợi nhuận cho nông dân.

Bên cạnh các biện pháp quản lý nhập khẩu, Thái Lan cũng duy trì biện pháp trợ cấp nông sản. Chính phủ Hoàng gia Thái Lan duy trì các hình thức trợ cấp gián tiếp đối với các nhà xuất khẩu nông sản và chế biến hàng nông sản xuất khẩu thông qua một số chương trình như: Ngân hàng xuất nhập khẩu tài trợ cho các nhà xuất khẩu, trong đó có các nhà xuất khẩu nông sản qua chương trình “tín dụng cả gói”. Mặc dù chương trình này đã chấm dứt từ năm 2003 do Chính phủ Hoàng gia Thái Lan (RTG) công nhận rằng không phù hợp với các nguyên tắc của WTO nhưng RTG đã thiết lập một chương trình mới mà theo đó EXIM Bank sẽ hỗ trợ lãi suất cho các nhà xuất khẩu sang các thị trường mới nổi (bao gồm 41 nước). Theo RTG, chương trình này là một phần của Chương trình phát triển thị trường xuất khẩu và không trái với các nguyên tắc của WTO. RTG cũng trợ cấp cho các nhà xuất khẩu và chế biến nông sản xuất khẩu thông qua chính sách miễm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp này [32, tr.63].

Một phần của tài liệu Pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)