Các biện pháp chống trợ cấp

Một phần của tài liệu Pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp (Trang 42)

6. Ý nghĩa và kết cấu luận văn

1.5.2.Các biện pháp chống trợ cấp

Trợ cấp là một công cụ chính sách được sử dụng khá phổ biến ở hầu hết các nước nhằm đạt các mục tiêu của Chính phủ về kinh tế - xã hội – chính trị… Thuế chống trợ cấp cũng là một công cụ bảo vệ trong thương mại được hình thành sớm nhất. Thuế chống trợ cấp đã xuất hiện trên thế giới từ những năm 1890, trước cả thuế chống bán phá giá (năm 1904) và các biện pháp tự vệ. Điều này cho thấy thuế chống trợ cấp là một công cụ rất cần thiết trong thương mại quốc tế và cũng được các nước công nhận.

Trong nền thương mại thế giới, thương mại công bằng luôn là điều kiện quan trọng thúc đẩy sự tự do hóa thương mại, góp phần quan trọng đảm bảo sự ổn định và trong sáng trong thương mại. Hiệp định về Chống trợ cấp và các biện pháp đối kháng (ASCM) là Hiệp định quy định về vấn đề chống trợ cấp nói chung kể cả trong công nghiệp và nông nghiệp. Bên cạnh đó Hiệp định nông nghiệp (AoA) quy

định thêm và chi tiết vấn đề chống trợ cấp được dành riêng trong lĩnh vực nông nghiệp. Hiệp định này làm rõ và phát triển các điều khoản về mặt này trong Hiệp định chung, nhằm bảo đảm không cho phép bất cứ nước nào ký Hiệp định này sử dụng biện pháp trợ cấp để làm thiệt hại lợi ích thương mại của nước khác, dùng biện pháp chống trợ cấp để cản trở thương mại quốc tế.

Theo Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO (Hiệp định SCM), trợ cấp (Subsidy) được định nghĩa như một khoản đóng góp tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp của Chính phủ (hoặc tổ chức công) của một nước thành viên mang lại lợi ích cho ngành (hoặc doanh nghiệp) được nhận khoản đóng góp đó.

Trợ cấp tác động trực tiếp và gián tiếp đến rất nhiều đối tượng liên quan, từ nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu đến Chính phủ và người tiêu dùng của cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Tuy nhiên, xuất phát từ góc độ bảo hộ sản xuất trong nước, nước nhập khẩu thường nhìn nhận trợ cấp của nước khác là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Khi các quốc gia đưa ra các chính sách trợ cấp và đề ra pháp luật quy định về vấn đề này vượt mức cho phép của WTO thì các quốc gia khác có quyền đưa ra các biện pháp chống trợ cấp. Các biện pháp hiện nay trên thế giới sử dụng để chống trợ cấp là:

Biện pháp thuế quan. Biện pháp phi thuế quan.

Để đối phó với trợ cấp của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu có thể áp dụng biện pháp chống trợ cấp bằng cách đánh thêm thuế chống trợ cấp ngoài thuế nhập khẩu thông thường đối với hàng nhập khẩu hoặc Nhà nước nhập khẩu hàng hóa bị trợ cấp có thể cam kết triệt tiêu trợ cấp do nhà sản xuất, nhà xuất khẩu hàng hóa tự nguyện cam kết. Do trợ cấp được coi là một biện pháp tạo lợi thế cạnh tranh bất bình đẳng trong thương mại quốc tế nên việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp để triệt tiêu hàng hóa nước ngoài khi có bằng chứng rằng quốc gia đó đang sử dụng các chính sách trợ cấp không phù hợp thì đó sẽ là công cụ hợp pháp được nhiều nước áp dụng và được WTO công nhận.

Theo WTO, thuế chống trợ cấp được hiểu là một khoản thuế đặc biệt nhằm mục đích bồi hoàn cho khoản trợ cấp đã được cung cấp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình chế tác, sản xuất hoặc xuất khẩu của bất kỳ loại hàng hóa nào.

Về mặt kinh tế, thuế chống trợ cấp là một hình thức thuế đánh vào hàng hóa được trợ cấp nhằm triệt tiêu lợi thế do khoản trợ cấp đó đem lại. Để đạt được mục tiêu trên, thuế chống trợ cấp phải tương đương với lợi ích mà trợ cấp đem lại cho hàng hóa, hay chính xác hơn, thuế chống trợ cấp phải được triệt tiêu được lợi thế hàng nhập khẩu có được do nhận được trợ cấp của Chính phủ so với loại hàng tương tự được sản xuất tại nước nhập khẩu. Mặt khác, thuế chống trợ cấp chỉ được đặt ra khi hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp làm ảnh hưởng đến nhà sản xuất trong nước và sẽ chấm dứt khi không còn trợ cấp nữa hay khi các nhà sản xuất trong nước không còn chịu ảnh hưởng bất lợi của hàng hóa nước ngoài trợ cấp nữa.

Thuế chống trợ cấp được định nghĩa là một loại thuế nhằm triệt tiêu mọi khoản tiền thưởng hoặc trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp cho việc chế tạo, sản xuất hoặc xuất khẩu sản phẩm.

Khi áp dụng, biện pháp chống trợ cấp vừa có tác động của một biện pháp phi thuế quan, vừa có tác động của một biện pháp thuế quan. Tác động phi thuế quan thể hiện rõ nhất trong giai đoạn đầu, tức là giai đoạn tố tụng (nộp hồ sơ đề nghị biện pháp chống trợ cấp, điều tra về trợ cấp và thiệt hại, quyết định việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp). Sau khi đã được áp dụng, biện pháp chống trợ cấp có tác dụng không khác so với việc áp dụng thuế thông thường: Làm tăng giá hàng nhập khẩu và giảm lượng nhập khẩu. Do vậy, nhà sản xuất mặt hàng bị đánh thuế hoặc nhà sản xuất các mặt hàng trực tiếp cạnh tranh với mặt hàng đó tại nước nhập khẩu sẽ được hưởng lợi. Có thể nói việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp trong tất cả các trường hợp đều nhằm bảo vệ lợi ích cho các nhà sản xuất trong nước.

So với các công cụ đối phó trong thương mại khác như chống bán phá giá và biện pháp tự vệ, biện pháp chống trợ cấp được áp dụng hạn chế hơn nhiều (chủ yếu do việc tính toán mức trợ cấp và biên độ trợ cấp khá phức tạp). Cùng với sự ra

đời của WTO, Hiệp định SCM chính thức có hiệu lực đối với tất cả các thành viên WTO.

Do Hiệp định đưa ra các tiêu chuẩn hết sức nghiêm ngặt và chi tiết cho việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp nên các nước khó tùy tiện áp dụng biện pháp chống trợ cấp như trước. Đồng thời, các cam kết cắt giảm trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp trong nước đối với mặt hàng nông sản theo quy định của Hiệp định nông nghiệp cũng góp phần hạn chế ý định và khả năng áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với mặt hàng nhạy cảm này. Vì vậy, sau khi WTO ra đời, biện pháp chống trợ cấp hầu như rất ít được áp dụng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp có xu hướng gia tăng. Thực tế cho thấy biện pháp chống trợ cấp được sử dụng phần nào như là một công cụ bảo hộ để các nước phát triển chống lại mặt hàng nhập khẩu giá rẻ của các nước đang phát triển cũng như các sản phẩm của các nước phát triển tràn ngập thị trường các nước đang phát triển.

Do biện pháp chống trợ cấp chỉ được áp dụng sau khi có điều tra theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ nên đòi hỏi trước tiên để áp dụng được công cụ biện pháp chống trợ cấp là phải có một hàng lang pháp lý điều chỉnh công cụ này. Tuy nhiên, tùy điều kiện cụ thể mà mỗi nước có thể thiết kế bộ khung pháp lý điều chỉnh biện pháp chống trợ cấp theo cách riêng của mình.

* Các biện pháp chống trợ cấp sau khi tiến hành điều tra

Biện pháp chống trợ cấp gồm ba loại sau:

Thứ nhất, Biện pháp tạm thời. Nếu đương cục điều tra chống trợ cấp sơ bộ nhận định có trợ cấp và đã gây thiệt hại nặng nề hoặc đe dọa nặng nề đối với ngành sản xuất có liên quan của thành viên nhập khẩu, để ngăn chặn sự thiệt hại tiếp tục mở rộng, có thể thu thuế chống trợ cấp tạm thời. Thực hiện biện pháp tạm thời không được sớm hơn ba ngày sau khi đề xuất điều tra, thời gian thực hiện nên cố gắng quy định trong thời gian ngắn, dài nhất không quá 4 tháng.

Thứ hai, Cam kết về giá. Nếu trong thời gian điều tra chống trợ cấp, Chính phủ thành viên xuất khẩu cam kết loại bỏ sự trợ cấp bị cấm hoặc các chủ thể kinh

doanh xuất khẩu cam kết sửa lại giá xuất khẩu và những cam kết này đã được đương cục điều tra tiếp nhận thì có thể xem là đạt được cam kết về giá. Lúc ấy điều tra chống trợ cấp cần tạm dừng. Nếu tình hình sau đó chứng tỏ không còn gây thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại cho ngành sản xuất, biện pháp bổ cứu cần được loại bỏ.

Thứ ba, Thuế chống trợ cấp. Nếu đương cục điều tra chống trợ cấp cuối cùng phán xét có sự trợ cấp và thiệt hại của xí nghiệp, đương cục thành viên nhập khẩu có thể quyết định thu thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp. Thuế suất hoặc ngạch thuế của thuế chống trợ cấp có tính toán theo sản phẩm đơn vị được trợ cấp thực tế nhưng tuyệt đối không cao hơn tỷ lệ trợ giá hoặc hạn ngạch trợ giá. Nếu thuế suất tương đối thấp tức có thể loại bỏ sự thiệt hại, thì cần sử dụng thuế suất tương đối thấp. Thuế chống trợ giá có hiệu lực trong 05 năm kể từ ngày có hiệu lực, trừ khi chấm dứt thu thuế chống trợ cấp có thể làm cho sự trợ cấp tiếp diễn và gây ra thiệt hại.

* Về đánh thuế chống trợ cấp

Việc đánh thuế chống trợ cấp do các tổ chức của nước nhập khẩu quyết định, với điều kiện là phải phù hợp với mọi yêu cầu về loại thuế này.

Thuế chống trợ cấp không được vượt quá mức trợ cấp đã được điều tra rõ, phải tính theo mức trợ cấp cho mỗi đơn vị sản phẩm đã xuất khẩu.

Đánh thuế chống trợ cấp phải dựa trên cơ sở không phân biệt đối xử.

Nếu qua thương lượng mà một bên vẫn quyết định duy trì trợ cấp và trợ cấp đang gây thiệt hại thì có thể đánh thuế chống trợ cấp theo quy định. Nếu nước xuất khẩu đồng ý hủy bỏ hoặc hạn chế trợ cấp hoặc áp dụng biện pháp khác cũng có tác dụng như vậy; hoặc nếu hãng xuất khẩu đồng ý sửa đổi giá xuất khẩu hàng hóa của họ và tổ chức điều tra tin chắc rằng thiệt hại do trợ cấp gây ra đã được triệt tiêu, thì nước nhập khẩu cần ngừng việc tố tụng, chấm dứt công việc điều tra thiệt hại.

Nước nhập khẩu có thể đề nghị (chứ không được ép buộc) hãng xuất khẩu thi hành đảm bảo về giá cả. Nước nhập khẩu có thể yêu cầu Chính phủ nước xuất

khẩu bảo đảm hoặc hãng xuất khẩu ấy cung cấp theo định kỳ các tài liêu có liên quan tới việc thực hiện sự bảo đảm đó và cho phép kiểm tra các tài liệu có liên quan khác. Nếu thấy vi phạm sự bảo đảm ấy thì nước nhập khẩu có thể lập tức hành động theo quy định.

Thuế chống trợ cấp chỉ được áp dụng trong thời hạn và phạm vi triệt tiêu thiệt hại do trợ cấp gây ra.

* Những biện pháp tạm thời và hiệu lực truy thu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biện pháp tạm thời chỉ được áp dụng sau khi có kết luận điều tra sơ bộ khẳng định rằng có đầy đủ chứng cứ về trợ cấp và thiệt hại do nó gây ra. Biện pháp tạm thời có thể áp dụng bằng hình thức thuế chống trợ cấp tạm thời, được bảo đảm tiền gửi hoặc giấy bảo lãnh tiền gửi tương đương với mức trợ cấp tạm tính. Thời hạn áp dụng biện pháp tạm thời phải hết sức ngắn, không được quá 04 tháng.

Khi làm kết luận cuối cùng về thiệt hại thì thuế chống trợ cấp được tính truy thu cả những tháng áp dụng biện pháp tạm thời. Nếu thuế chống trợ cấp đã được xác định cao hơn tiền gửi hoặc cao hơn mức tiền trong giấy bảo lãnh tiền gửi thì không được thu số chênh lệch ấy, còn nếu thấp hơn thì phải trả phần vượt trội.

Nếu kết luận có nguy cơ gây thiệt hại hoặc cản trở công việc xây dựng ngành nông nghiệp nào thì có thể đánh thuế chống trợ cấp bắt đầu từ ngày đưa ra kết luận ấy, nhanh chóng gửi trả lại số tiền và giấy bảo lãnh tiền gửi đã thu nhận trong thời kỳ áp dụng biện pháp tạm thời. Nếu kết luận cuối cùng là kết luận phủ định thì phải nhanh chóng trả lại tiền gửi và giấy bảo lãnh tiền gửi.

Trong trường hợp khẩn cấp, nếu đoán định rằng, trong một thời gian ngắn một lượng lớn sản phẩm nhập khẩu nào đó đã được trợ cấp gây ra thiệt hại khó khắc phục được, thì để tránh tiếp tục bị thiệt hại như thế và để tính truy thu thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm này, có thể bổ sung thuế chống trợ cấp đối với hàng nhập khẩu đã đưa vào thị trường tiêu thụ, không quá 90 ngày trước khi thực hiện biện pháp tạm thời.

Những biện pháp này có tác dụng hai mặt, nếu sử dụng với mức độ vừa phải sẽ có thể bảo hộ trật tự thông thường của thương mại quốc tế nhưng nếu sử dụng quá mức sẽ trở thành hàng rào hạn chế nhập khẩu. GATT quy định các bên ký kết phải chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng của trợ cấp, có thể thu thuế chống trợ cấp hoặc các biện pháp khác.

Một phần của tài liệu Pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp (Trang 42)