6. Ý nghĩa và kết cấu luận văn
2.5.1. Tổng quan nền nông nghiệp Việt Nam
Thực hiện chính sách tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, ngành nông nghiệp Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động và thu được những kết quả nhất định. Nông nghiệp Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mới. Một mặt, tiếp tục giữ vững an ninh lương thực đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhân dân. Mặt khác, phải nâng cấp khả năng cạnh tranh để giữ vững thị trường trong nước và phát triển xuất khẩu, tăng thêm việc làm, thu nhập cho người dân.
Ngành nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến lớn kể từ sau khi đất nước thực hiện chính sách đổi mới năm 1986. Mức tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp đạt trong những mức cao nhất thế giới trong những năm 1990, tăng trưởng ở mức 4% đến 5%/năm. Từ một nước nhập khẩu lúa gạo vào đầu những năm 1980, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới và nằm trong số những nước dẫn đầu về xuất khẩu thủy sản, cà phê, điều, tiêu, cao su. Trên góc độ kinh tế vĩ mô và kinh tế xã hội, nông nghiệp chiếm 25% trong tổng GDP của Việt Nam và tạo việc làm cho gần 70% lao động. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là nước chưa thoát khỏi tình trạng nghèo và kém phát triển, gần 70% dân cư sống ở nông thôn với khoảng 13,2 triệu hộ chuyên sản xuất nông nghiệp. Ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ là chìa khóa trong quá trình tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế. Điều này cho thấy những chủ trương, chính sách liên quan đến nông nghiệp có tác động rất lớn đến đời sống của đông đảo nhân dân.
Kể từ khi Việt Nam ra nhập WTO, hầu hết các ngành nghề cũng chịu những tác động nhất định, cả tích cực lẫn tiêu cực, nhưng có thể nói, một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất là nông nghiệp, trong đó tầng lớp những người nông dân nghèo là bộ phận dễ bị tổn thương nhất. Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam cũng có thêm nhiều cơ hội phát triển mới như: Khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng nông sản, đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp tăng, lao động nông nghiệp sẽ có thêm nhiều việc làm mới…Hơn nữa, việc