Tổng quan nền nông nghiệp Nhật Bản

Một phần của tài liệu Pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp (Trang 69)

6. Ý nghĩa và kết cấu luận văn

2.3.1. Tổng quan nền nông nghiệp Nhật Bản

Trước khi trở thành một trong vài nước công nghiệp hàng đầu thế giới. Nhật Bản cũng là một nước nông nghiệp với tỷ lệ nông dân tổng số tương đương với Việt Nam. Trước Minh Trị Duy Tân vào năm 1868, tới 80% dân số Nhật Bản làm nghề nông và lúa là nông sản chính. Các phương pháp thâm canh cần nhiều lao động được phát triển vì mỗi hộ gia đình chỉ có một diện tích ruộng hạn chế. Những đặc điểm nông nghiệp này đã làm gia tăng các thông lệ trong canh tác cũng như những tập tục ảnh hưởng đến toàn bộ nền văn hóa Nhật Bản.

Kể từ sau Minh Trị Duy Tân, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã có ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp Nhật Bản. Tỷ lệ nông dân trong tổng dân số, tỷ lệ đất canh tác so với tổng diện tích đất nước, và tầm quan trọng của nông nghiệp trong toàn nền kinh tế đều giảm đi. Nhiều sự kiện và tập quán trong đời sống nông thôn Nhật Bản dần mất đi tầm quan trọng vốn có.

Nông nghiệp Nhật Bản bắt đầu cùng với việc trồng lúa, trong số các loại cây nông nghiệp được trồng ở Nhật Bản từ thời xa xưa còn có lúa mỳ, lúa mạch,

kê, đỗ tương, củ cải. Kể từ khi cải tiến kỹ thuật sản lượng nông nghiệp tăng cao và những vùng đất bỏ hoang suốt thời gian dài được tận dụng để canh tác.

Chính phủ giúp đỡ nhà nông bằng cách lập các chương trình trợ cấp nhất là đối với gạo, Chính phủ cũng dành sự ủng hộ mạnh mẽ cho các trường kỹ thuật nông nghiệp, các trung tâm thử nghiệm và các chương trình mở rộng, các Hợp tác xã nông nghiệp đẩy mạnh những hoạt động tích cực kể trên của Chính phủ bằng cách cho vay với lãi suất thấp và tiến hành tiếp thị theo nhóm ở cấp độ làng xã. Kết quả cuối cùng là hình thành một lực lượng nông dân tương đối dư giả, có học thức, được ưu đãi vốn cần thiết để mua giống mới cũng như phân bón để tăng sản lượng, đồng thời mua máy móc để giảm bớt nhu cầu về lao động.

Nhật Bản bị thiếu lao động bắt đầu vào cuối thập niên 50, sau khi bắt đầu tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Nhu cầu lớn về lao động tại các trung tâm công nghiệp đô thị khiến cho ngày càng nhiều nông dân rời bỏ nông thôn, xu hướng này kéo dài cho tới tận ngày nay. Nếu năm 1960 có 26,8% lực lượng lao động là nông dân thì đến năm 1995 chỉ còn 5,1%.

Năm 1965, thu nhập từ nông nghiệp của mỗi hộ gia đình nông dân còn chiếm 48% tổng thu nhập, nhưng đến năm 1996 chỉ còn 21,1%. Theo thống kê của Bộ nông – lâm – ngư nghiệp, tổng thu nhập bình quân mỗi năm của một hộ gia đình nông dân Nhật Bản trong năm 1996 là 6.647.400 yên, tính theo tỷ giá đó là vào khoảng 64.000 USD [78].

Dường như nông nghiệp Nhật Bản không thể thành công nếu không có sự phổ biến của máy móc, hóa chất và những thiết bị giúp tiết kiệm lao động. Tại các trang trại việc canh tác hầu như được tự động bằng máy, các phương thức canh tác truyền thống nhanh chóng nhường chỗ cho các máy cày, máy ủi và nhiều loại máy móc khác. Nhờ tất cả những yếu tố đó, tổng sản lượng gạo của Nhật Bản tăng từ 9,5 triệu tấn trong năm 1950 lên 13 triệu tấn vào năm 1975. Song mức tiêu thụ gạo tính theo đầu người đã giảm đi và chính phủ đang lo ngại với nhiều vấn đề như sản xuất quá nhiều và tồn kho quá lớn. Các nông dân được khuyến khích, có khi được

trợ cấp để chuyển từ trồng gạo sang các loại khác. Chính sách điều chỉnh sản xuất của Chính phủ đã bị thiếu gạo vào năm 1993 vì sản lượng gạo quá thấp.

Chỉ trong vòng một thế hệ, nền nông nghiệp truyền thống của Nhật Bản, dựa trên phương pháp thâm canh và đòi hỏi nhiều lao động, đã chuyển thành một hệ thống cần nhiều vốn và chủ yếu sử dụng máy móc. Tuy nhiên, trong tương lai còn có một số vấn đề cần giải quyết như vấn đề trợ cấp của Chính phủ cho các nông trang, đặc biệt là vấn đề trợ cấp chi phí sản xuất đối với gạo còn rất cao.

Xu hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay của Nhật Bản là: Phân bổ trợ cấp trọng điểm trong nông nghiệp, giảm thiểu điều tiết của Chính phủ trong sản xuất gạo và thúc đẩy sự tham gia của các công ty, hơn nữa Chính phủ Nhật Bản cũng vừa thông qua bản Kế hoạch phát triển thực phẩm, nông nghiệp, nông thôn.

Ngoài ra kế hoạch trên cũng nhằm nâng cao năng lực sản xuất ngành nông nghiệp, tăng khả năng tự cung tự cấp mà hiện nay đang ở trong tình trạng không bảo đảm.

Một phần của tài liệu Pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)