6. Ý nghĩa và kết cấu luận văn
1.6.1. Chính sách trợ cấp của Việt Nam
Việt Nam bắt đầu trợ cấp trực tiếp từ ngân sách cho xuất khẩu kể từ năm 1998, bao gồm các biện pháp hỗ trợ lãi xuất, thưởng xuất khẩu, bù lỗ cho Doanh nghiệp xuất khẩu gạo, thịt lợn, rau quả đóng hộp và cà phê.
1.6.1.1. Giai đoạn 1999 đến trước ngày 11/01/2007
Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ và trợ cấp xuất khẩu nông sản bằng nhiều quyết định của Chính phủ và các Bộ (số 195/1999/QĐ – TTg, 764/1998/QĐ – TTg, 63/2001/QĐ – BTC, 65/2001/QĐ – BTC…).
Với mục tiêu hỗ trợ là để đẩy mạnh xuất khẩu, tìm kiếm thị trường mới và mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, giai đoạn 1999 – 2001 nước ta áp dụng các chính sách: Thưởng xuất khẩu cho 07 mặt hàng (gạo, chè, cà phê, hạt tiêu, rau quả, thịt lợn); Trợ cấp lãi xuất mua tạm trữ xuất khẩu đối với cà phê, gạo; bù lỗ xuất khẩu (cà phê, gạo, thịt lợn, dứa cô dặc, dưa chuột muối…).
Nhà nước trợ cấp về lãi xuất vốn vay cho các Doanh nghiệp xuất khẩu gạo, hỗ trợ cho hao hụt lúa gạo tạm trữ cho xuất khẩu, thưởng xuất khẩu gạo tính theo giá trị xuất khẩu (180 USD/1 USD, tương đương 1,2%).
Đối với xuất khẩu thịt lợn, Nhà nước bù lỗ cho xuất khẩu thịt lợn sang thị trường Nga và Hồng Kông, hỗ trợ lãi xuất vốn vay ngắn hạn, thưởng cho xuất khẩu lợn sữa và thịt lợn ở mức 280 VNĐ/1 USD (tương đương 1,87%) đối với lợn sữa và 900 VNĐ/1 USD (tương đương 6%) đối với lợn thịt.
Với mặt hàng cà phê, Nhà nước hỗ trợ lãi suất cho các Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê mua cà phê tạm trữ, hoàn trả chi phí thêm cho xuất khẩu, hỗ trợ hao hụt cà phê tạm trữ cho xuất khẩu, thưởng xuất khẩu với mức 220 VNĐ/1 USD (tương đương 1,46%).
Các loại rau quả hộp xuất khẩu, Nhà nước hỗ trợ dứa và dưa chuột đóng hộp xuất khẩu sang thị trường Nga và Mỹ, thưởng xuất khẩu ở mức 400 – 500 VNĐ/1 USD (tương đương 2,6 – 3,3%).
Trong giai đoạn 1999 – 2001, số lượng từng loại nông sản được hỗ trợ bình quân là: 2,7 triệu tấn gạo; 12,2 ngàn tấn thịt lợn; gần 400 ngàn tấn cà phê; 9 ngàn tấn hoa quả đóng hộp.
Ngoài các khoản trợ cấp theo chính sách chung của Nhà nước, ở từng địa phương còn thực hiện một số chính sách trợ cấp cho sản xuất và xuất khẩu nông sản.
Ngân sách chi cho trợ cấp xuất khẩu không nhiều nhưng lại trợ cấp trực tiếp cho 04 ngành hàng nông sản. Điều này không còn phù hợp với quy định của WTO. Mặt khác, những Doanh nghiệp được hưởng trợ cấp chủ yếu là các Doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn. Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác hoặc doanh nghiệp Nhà nước ở các địa phương không được hưởng lợi hoặc được hưởng lợi không đáng kể. Điều này tạo ra một sự bất bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp và giữa các thành phần kinh tế.
1.6.1.2. Giai đoạn sau 11/01/2007
Trong những năm gần đây, Nhà nước Việt Nam đã thực hiện hàng loạt chính sách trợ cấp sản xuất cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các chính sách ưu đãi, trợ cấp bao gồm.
Thứ nhất, ưu đãi về thuế như miễn giảm thuế nông nghiệp và Luật khuyến khích đầu tư trong nước; Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước; miễn giảm thuế giá trị gia tăng theo Luật thuế giá trị gia tăng.
Thứ hai, ưu đãi về kiên cố hóa kênh mương, đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nông thôn và làng nghề… qua tín dụng ưu đãi.
Thứ ba, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn theo các chính sách ưu đãi trên tinh thần nghị quyết Trung ương VII.
Thứ tư, trợ cấp phát triển kinh tế cho các vùng: Vùng Tây nguyên, các tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc, tôn nền vượt lũ Đồng bằng Sông Cửu Long, phát triển kinh tế - xã hội tuyến biên giới Việt – Trung.
Thứ năm, trợ cấp chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp.
Thứ sáu, trợ cấp cho các hộ nghèo, vùng nghèo bằng nhiều quyết định của Chính phủ.
Các chính sách đó tập trung vào giải quyết các vấn đề: Trợ cấp để xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; ưu đãi để thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chuyển đổi cơ cấu sản xuất, khuyến khích sản xuất thay thế hàng nhập khẩu; hỗ trợ cho vay, giải quyết việc làm, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, định canh, định cư và xây dựng vùng kinh tế mới; Trợ cấp cho vùng nghèo, hộ nghèo; phát triển kinh tế xã hội các vùng, hỗ trợ và khuyến khích xuất khẩu nông sản… Đây là những nhu cầu chính đáng để vừa giải quyết những khó khăn trước mắt cũng như tạo cơ sở phát triển lâu dài cho ngành nông nghiệp và nông thôn.
* Sự phù hợp giữa pháp luật của WTO với pháp luật quốc gia về chống trợ cấp trong nông nghiệp
Trợ cấp cho các dịch vụ chung: Khoa học, khuyến nông, đào tạo, xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, phòng chống, kiểm soát dịch bệnh (chiếm tỷ lệ lớn nhất, trên 60% tổng số trợ cấp được phép).
+ Dự trữ vì an ninh lương thực.
+ Cứu trợ lương thực thực phẩm cho người nghèo, người trong vùng thiên tai.
+ Hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai.
+ Trợ cấp nhằm chuyển dịch cơ cấu thông qua việc chuyển đất sang thủy sản, lâm nghiệp.
+ Trợ cấp chuyển dịch cơ cấu thông qua xây dựng vùng nguyên liệu. + Chương trình trợ giúp vùng khó khăn bất lợi.
+ Do khả năng tài chính hạn hẹp, Việt Nam chưa có điều kiện áp dụng một số chương trình trợ cấp được phép như:
+ Chương trình an toàn và bảo hiểm thu nhập cho nông dân.
+ Trợ cấp điều chỉnh cơ cấu thông qua các chương trình hỗ trợ về hưu cho người sản xuất.
+ Thanh toán theo các chương trình môi trường.
Thứ hai, Trợ cấp có thể bị đối kháng
Xuất phát từ thực tế sản xuất thừa nông sản ở một số nước phát triển, các nước này đang áp dụng chính sách hỗ trợ tài chính cho nông dân nhằm hạn chế bớt sản xuất. WTO đã cho phép các nuớc phát triển được hỗ trợ tài chính trực tiếp cho người sản xuất trong chương trình hạn chế sản xuất. Mức hỗ trợ này tính trên:
+ Diện tích sản xuất. + Đầu gia súc.
+Sản lượng nông nghiệp.
Tại vòng Doha, nhóm chính sách này đang bị các nước thành viên WTO yêu cầu xem xét để đưa vào nhóm các chính sách phải cam kết cắt giảm. Do vậy, ở Việt Nam nhóm chính sách này hầu như không áp dụng.
Xuất phát từ thực tế là hơn 2/3 số nước thành viên WTO là các nước đang phát triển và chậm phát triển, trong mỗi lĩnh vực đều có các điều khoản đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho nước đang phát triển (gọi tắt là S&D). Trong phần chính sách trợ cấp của mình, các nước đang phát triển được sử dụng một số chính sách để khuyến khích phát triển sản xuất (miễn trừ cam kết cắt giảm, không thuộc diện bị đánh thuế đối kháng).
Trợ cấp đầu tư (qua hình thức ưu đãi về lãi suất đầu tư) là những hình thức trợ cấp nông nghiệp nói chung thường có tại các nước đang phát triển, ở Việt Nam cũng áp dụng hình thức này.
Trợ cấp “đầu vào” của sản xuất nông nghiệp dành cho người sản xuất có thu nhập thấp hoặc thiếu các nguồn lực.
Trợ cấp nhằm khuyến khích xóa bỏ cây thuốc phiện.
Trợ cấp cước phí vận chuyển vật tư sản xuất và nông sản cho các tỉnh miền núi.
Thứ ba, Trợ cấp bị cấm
Nhóm chính sách này phải cam kết cắt giảm nếu vượt quá mức tối thiểu. Mức tối thiểu được quy định rằng:
+ 10% giá trị sản lượng của sản phẩm được hỗ trợ hoặc bằng 10% giá trị sản lượng ngành nông nghiệp đối với những hình thức hỗ trợ chung không được tính theo sản phẩm cụ thể được áp dụng đối với các nước đang phát triển. (5% đối với các nước phát triển). Những hỗ trợ nằm trong mức tối thiểu cũng thuộc diện được miễn trừ áp dụng thuế đối kháng, trừ khi gây tổn hại cho các nước thành viên.
Việt Nam áp dụng hình thức trợ cấp bị cấm nhưng trong phạm vi tối thiểu được phép,
+ Thu mua nông sản can thiệp thị trường đối với lúa, gạo, cà phê, thịt lợn, bông.
+ Chương trình hỗ trợ tổng thể giải quyết khó khăn cho ngành mía đường (hỗ trợ lãi suất đầu tư, bù chênh lệch tỷ giá, miễn thuế VAT…),
+ Bù giá điện cho sản xuất nông nghiệp + Bù thủy lợi phí,
Trong những năm gần đây, nhờ giá nông sản thế giới phục hồi, Chính phủ đã không hỗ trợ chương trình thu mua nông sản can thiệp thị trường. Khó khăn lớn nhất của Việt Nam là không xây dựng trước thành chương trình can thiệp thị trường của Chính phủ, mà thường chỉ ban hành ngay khi gặp khó khăn để giải quyết vấn đề mang tính tình thế. Điều này không đảm bảo tính minh bạch theo yêu cầu của WTO.
CHƢƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN PHÁP LUẬT CỦA WTO VỀ CHỐNG