Cơ sở khoa học và thực tiễn của công tác hoàn thiện pháp luật về chống trợ cấp

Một phần của tài liệu Pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp (Trang 104)

6. Ý nghĩa và kết cấu luận văn

3.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của công tác hoàn thiện pháp luật về chống trợ cấp

3.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của công tác hoàn thiện pháp luật về chống trợ cấp cấp

3.1.1. Yêu cầu khách quan của quá trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền

Một trong những yêu cầu cơ bản của xây dựng Nhà nước pháp quyền là phải xây dựng được hệ thống pháp luật minh bạch, hoàn chỉnh. Trong lĩnh vực chống trợ cấp trong nông nghiệp, yêu cầu này đòi hỏi phải có hệ thống quy phạm pháp luật về chống trợ cấp nói chung và chống trợ cấp trong nông nghiệp nói riêng đầy đủ, chặt chẽ và có hiệu lực cần thiết để điều chỉnh được các quan hệ phát sinh trong vấn đề chống trợ cấp.

“Hiệu lực cần thiết” thể hiện trên các mặt

- Hệ thống quy phạm pháp luật đó phải được đặt trong các văn bản pháp luật có vị trí tương xứng trong hệ thống các văn bản pháp luật quốc gia và “không kém hiệu lực hơn các quy định của pháp luật quốc tế”.

- Hệ thống quy phạm pháp luật phải được xây dựng chặt chẽ, đầy đủ, rõ ràng, cụ thể trên tất cả các lĩnh vực hoạt động cụ thể trong lĩnh vực trợ cấp trong nông nghiệp và phải có mối liên hệ logic biện chứng với các hệ thống quy phạm pháp luật có liên quan như các quy phạm pháp luật về chống bán phá giá, các quy định về tự vệ, các quy định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại…

- Hệ thống quy phạm pháp luật phải mang tính khả thi, nội dung phải phù hợp với cơ sở vật chất và điều kiện xã hội, phải có các biện pháp bảo đảm thực hiện, hệ thống quy phạm pháp luật đó được tổ chức thực hiện nghiêm túc bởi hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước có chức năng nhiệm vụ cụ thể rõ ràng.

Một phần của tài liệu Pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)