Tổng quan nền nông nghiệp Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp (Trang 54)

6. Ý nghĩa và kết cấu luận văn

2.1.1. Tổng quan nền nông nghiệp Hoa Kỳ

Trong những năm gần đây, sự ra đời ngành kinh doanh nông nghiệp đã tạo ra ít trang trại hơn nhưng các trang trại có quy mô lớn hơn nhiều, đôi khi được sở hữu bởi những cổ đông vắng mặt. Các trang trại này mang tính tập đoàn sử dụng nhiều máy móc hơn và ít bàn tay của nông dân hơn. Vào năm 1940, có 6 triệu trang trại và trung bình mỗi trang trại khoảng 67 hecta. Đến những năm đầu của thế kỷ 21, chỉ có khoảng 2,2 triệu trang trại nhưng trung bình mỗi trang trại có diện tích 190 hecta. Cũng chính trong khoảng giai đoạn này, số lao động nông nghiệp giảm mạnh, từ 12,5 triệu người năm 1930 xuống còn 1,2 triệu người vào những năm gần đây dù dân số Mỹ tăng gấp đôi. Theo ước tính, hiện nay chỉ còn 2% lao động làm việc trong các trang trại trong số đó có gần 60% số nông dân chỉ làm việc một phần thời gian trên trang trại, thời gian còn lại họ làm những việc khác không thuộc trang trại để bù đắp thêm thu nhập cho mình.

Hoa Kỳ là quốc gia có nền nông nghiệp rất phát triển, là nhà xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp lớn nhất thế giới. Giá trị xuất khẩu ngô hạt của Hoa Kỳ cao hơn mỹ phẩm, bột mỳ cao hơn than đá, rau quả cao hơn đồ điện gia dụng. Hai mươi bảy phần trăm (27%) thu nhập về nông nghiệp là từ xuất khẩu. Hoa Kỳ bán ra nước ngoài gần một nửa lúa mỳ và thóc gạo, một phần ba đỗ tương và thịt và hai mươi phần trăm ngô hạt [30, tr.69]. Từ giữa những năm 1980, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao vượt xa doanh số nông sản mua bán trong nước. Chẳng hạn hiện nay, gần 70 phần trăm da sống gia súc lớn được xuất khẩu. Hơn

một phần ba lê, táo, mận, ngô hộp, hạnh đào và mỡ động vật dành cho các thị trường nước ngoài.

Các bang Trung tây Hoa Kỳ như Iowa, Illinois, Indianna, Kansas, Minnesota và Nebraska là những bang dựa vào xuất khẩu nhiều nhất. Canifornia là bang đứng đầu xuất khẩu rau quả và hạnh nhân. Bang Washington cũng là bang dựa nhiều vào xuất khẩu rau quả và lúa mỳ. Texas cũng là một bang có kim ngạch xuất khẩu nông sản cao.

Xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp cũng kích thích các hoạt động kinh tế phụ trợ có liên quan đến toàn bộ nền kinh tế đất nước. Ví dụ, năm 2004, Hoa Kỳ xuất khẩu 62,4 tỷ USD nông sản đồng thời tạo nên cộng hưởng 162 tỷ USD với các ngành kinh tế trang trại nói chung như: Hóa nông, cơ khí, kinh doanh nông nghiệp… Xuất khẩu còn có nghĩa là việc làm trong ngành này được trả luơng cao hơn mức lương bình quân ở các cộng đồng và những ngành nghề liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Xuất khẩu nông nghiệp nay tạo ra gần một triệu việc làm cho người Mỹ [30, tr.70].

Một phần của tài liệu Pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)