Khái niệm

Một phần của tài liệu Pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp (Trang 40)

6. Ý nghĩa và kết cấu luận văn

1.5.1. Khái niệm

Biện pháp chống trợ cấp là những cách thức do quốc gia bị thiệt hại tiến hành nhằm ngăn ngừa hoặc triệt tiêu những hành vi trợ cấp ở mức độ cần thiết và hợp lý.

* Trình tự điều tra trong nước Thứ nhất, Xác định thiệt hại

Xác định thiệt hại phải dựa vào những chứng cứ xác thực, được thẩm tra một cách khách quan về các mặt:

(i) Số lượng sản phẩm nhập khẩu được trợ cấp và ảnh hưởng của nó đối với giá cả sản phẩm cùng loại tại thị trường trong nước;

(ii) Ảnh hưởng của những sản phẩm nhập khẩu này đối với những người sản xuất cùng loại trong nước. Về số lượng sản phẩm nhập khẩu được trợ cấp, cơ quan điều tra vừa phải tính số lượng tuyệt đối, vừa phải tính toán xem so với sản xuất và tiêu thụ ở trong nước nhập khẩu, chúng có tăng lên rõ rệt không. Về ảnh hưởng đối với giá cả, tổ chức điều tra phải xem xét chúng có làm giá cả của sản phẩm cùng loại trong nước nhập khẩu giảm mạnh hay không.

Khi thẩm tra sự ảnh hưởng đối với nền nông nghiệp, nước nhập khẩu phải đánh giá ảnh hưởng biểu hiện ở tất cả các nhân tố và chỉ số kinh tế như: Phải tính xem việc đó có tăng thêm gánh nặng của Chính phủ trong quy hoạch giúp đỡ nông nghiệp hay không, việc trợ cấp trong nước có vượt mức cho phép hay không…. Tóm lại là phải chứng minh được rằng hàng nhập khẩu được trợ cấp đang gây thiệt hại. Song, còn có các nhân tố khác cũng gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp, không được áp đặt hết lên hàng nhập khẩu được trợ cấp những thiệt hại do những nhân tố này gây ra.

Khi xác định thiệt hại đối với nông nghiệp trong nước, thì thiệt hại trong nước đối với nông nghiệp trong nước nói ở đây là chỉ tất thảy các thiệt hại đối với sản phẩm nông nghiệp cùng loại ở trong nước.

Chỉ sau khi phát động và đã điều tra thì mới được đánh thuế chống trợ cấp. Thông thường, phải lấy danh nghĩa ngành bị ảnh hưởng để làm văn bản yêu cầu điều tra xác định sự tồn tại, mức độ ảnh hưởng của trợ cấp. Văn bản yêu cầu này phải làm rõ đầy đủ các chứng cứ về các điều nói trên:

(i) Có trợ cấp, nếu điều kiện cho phép thì có thể nói rõ số tiền trợ cấp; (ii) Thiệt hại, nói rõ thiệt hại đối với ngành nào;

(iii) Quan hệ nhân quả giữa sản phẩm xuất khẩu được trợ cấp và thiệt hại. Trường hợp không có yêu cầu bằng văn bản thì phải có hai điều kiện trên thì nhà cầm quyền mới được phát động điều tra.

Nước nhập khẩu phải thông báo tên của tổ chức có tư cách phát động và tiến hành điều tra cũng như trình tự điều tra trong nước mình lên Uỷ ban về trợ cấp và chống trợ cấp. Khi đã tin chắc rằng có đầy đủ bằng chứng có thể phát động điều tra, thì nước tổ chức điều tra thông báo cho nước đối phương hoặc các nước ký Hiệp định này các sản phẩm, các hãng xuất khẩu có liên quan và người bị khởi tố, đồng thời ra thông báo về vụ việc này. Khi quyết định có điều tra hay không, tổ chức điều tra phải tính tới lập trường của tổ chức chi nhánh của bên nguyên cáo cư trú tại lãnh thổ nước khác.

Nước nhập khẩu phải đảm bảo khi có yêu cầu thì tổ chức điều tra của nước mình tạo điều kiện cho tất cả các nước khác và các bên có liên quan (nước ký Hiệp định này hoặc bên đương sự bị ảnh hưởng về kinh tế bởi sự trợ cấp ấy) xem xét các tư liệu không bí mật có liên quan và các tư liệu tổ chức điều tra sử dụng khi điều tra, cho họ được biện hộ bằng miệng, sau đó có ý kiến bằng văn bản gửi cho tổ chức điều tra.

Tổ chức điều tra phải giữ bí mật các tài liệu mật và các tư liệu do các bên đương sự bí mật cung cấp cho mình. Không được sự đồng ý của người cung cấp tư liệu thì không được công bố.

Nếu thấy cần thiết, tổ chức điều tra có thể điều tra trên lãnh thổ nước khác nhưng phải thông báo trước và được họ đồng ý. Nếu đủ các điều kiện trên và được

đại diện các ngành hàng đồng ý, họ có thể kiểm tra tại chỗ các tài liệu được lưu giữ tại đó.

Nếu bên đương sự từ chối tiếp xúc hoặc không cung cấp tài liệu cần thiết, hoặc cản trở điều tra thì có thể dựa trên cơ sở sự thật đã có để đưa ra kết luận khẳng định hoặc phủ định ở mức độ sơ bộ hoặc cuối cùng.

Nếu tổ chức điều tra tin chắc rằng không có trợ cấp hoặc ảnh hưởng của trợ cấp đối với ngành sản xuất chưa gây ra thiệt hại thì cần ngừng điều tra ngay. Trừ trường hợp đặc biệt, còn thì thường phải kết thúc điều tra trong vòng một năm kể từ ngày phát động điều tra.

Mọi kết luận điều tra phải được công bố. Hủy bỏ kết luận điều tra cũng phải ra thông báo. Mọi thông báo về kết luận điều tra đều phải gửi cho nước có sản phẩm mà kết luận điều tra nói tới và các hãng xuất khẩu có liên quan.

Nước đánh thuế chống trợ cấp phải nhanh chóng báo cáo Uỷ ban về trợ cấp và chống trợ cấp biện pháp bước đầu hoặc cuối cùng về đánh thuế chống trợ cấp và cứ sáu tháng một lần phải báo cáo biện pháp đánh thuế chống trợ cấp của sáu tháng trước.

Một phần của tài liệu Pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)