Thực trạng pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực chống trợ cấp trong nông

Một phần của tài liệu Pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp (Trang 105)

6. Ý nghĩa và kết cấu luận văn

3.1.3. Thực trạng pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực chống trợ cấp trong nông

nay nông nghiệp vẫn chiếm gần 70% tổng số lao động). Để đảm bảo sự phát triển bền vững, cùng với các biện pháp khác, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về chống trợ cấp trong nông nghiệp là một yêu cầu khách quan không thể thiếu.

Cùng với quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hóa sản phẩm. Một trong những yêu cầu khách quan của quá trình hội nhập là tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế, một trong những tổ chức kinh tế toàn cầu mà Việt Nam đã là thành viên là Tổ chức thương mại thế giới WTO. Việc gia nhập WTO đòi hỏi chúng ta phải rà soát, phát hiện, sửa đổi hoặc hủy bỏ những quy định của pháp luật Việt Nam về chống trợ cấp trong nông nghiệp. Quá trình đó cũng là quá trình xem xét, bổ sung những quy định của pháp luật Việt Nam còn thiếu so với yêu cầu để đảm bảo cho luật quốc tế được nghiêm chỉnh thực hiện, đảm bảo cho sự trợ cấp trong nông nghiệp được thực hiện trong phạm vi quy định của WTO.

3.1.3. Thực trạng pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực chống trợ cấp trong nông nghiệp nông nghiệp

3.1.3.1. Cần có hệ thống khoa học pháp lý đáp ứng yêu cầu xây dựng pháp luật về chống trợ cấp trong nông nghiệp

Sẽ không thể xây dựng được một hệ thống quy phạm pháp luật về chống trợ cấp trong nông nghiệp hoàn chỉnh nếu không có một hệ thống khoa học pháp lý về lĩnh vưc này thật sự đóng vai làm cơ sở lý luận và cơ sở khoa học cho quá trình xây dựng pháp luật đó. Trách nhiệm của hệ thống khoa học pháp lý là phải làm rõ các nội dung cơ bản bản sau:

- Xác định vị trí pháp lý phù hợp của hệ thống quy phạm pháp luật về chống trợ cấp nông nghiệp trong pháp luật Việt Nam. Đó phải là các quy phạm pháp luật nằm trong các luật của Quốc Hội, trong các văn bản dưới luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành. Nếu nằm trong luật thì sẽ được quy định

chung trong Luật Nông nghiệp rồi sau đó được cụ thể hóa trong các luật chuyên ngành như Luật chống trợ cấp…

- Khoa học pháp lý cũng cần phải làm sáng tỏ những đặc điểm, những yêu cầu cần điều chỉnh đối các quy định về chống trợ cấp trong nông nghiệp. Từ đó chỉ ra các nguyên tắc, những nội dung mà pháp luật cần phải có. Khoa học pháp lý cũng cần phải làm rõ và giải quyết thỏa đáng những vấn đề Việt Nam thực hiện các quy định pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp và cách thức áp dụng các quy định đó như vấn đề áp dụng trực tiếp hay nội luật hóa các quy định về chống trợ cấp của WTO.

Hiện nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề chống trợ cấp trong nông nghiệp. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu như: Hội thảo của Bộ tài chính và Ngân hàng phát triển Châu Á về trợ cấp và gia nhập WTO: Tính tuân thủ quy định của WTO và tác động về mặt chính sách đối với Việt Nam năm 2005; Sổ tay về trợ cấp nông nghiệp và một số công trình khác. Tuy nhiên, phần lớn các công trình đều tập trung về vấn đề trợ cấp trong nông nghiệp nhưng thiên về nghiên cứu trợ cấp trong mối quan hệ về kinh tế mà chưa có sự nghiên cứu sâu về mặt luật pháp. Vì vậy, khoa học pháp lý Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện để đáp ứng được vai trò là cơ sở lý luận và cơ sở khoa học xây dựng nên một hệ thống quy phạm pháp luật về chống trợ cấp trong nông nghiệp hoàn chỉnh.

3.1.3.2. Hệ thống quy phạm pháp luật về chống trợ cấp trong nông nghiệp chưa có vị trí tương xứng, chưa đầy đủ

Thế giới ngày càng quan tâm hơn đên vấn đề trợ cấp trong nông nghiệp và ngày càng cố gắng hoàn thiện hơn các quy định về chống trợ cấp nhằm giảm thiểu sự trợ cấp quá mức của các nước phát triển nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước được thể hiện qua các vòng đàm phán Urugoay, Doha về trợ cấp và cắt giảm trợ cấp. Hơn nữa, các nước phát triển như Mỹ, EU… đã nghiên cứu và quy định về trợ cấp trong nông nghiệp một cách chi tiết. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa được quan tâm xây dựng phù hợp với thực tiễn cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững, điều đó được thể hiện qua các nội dung sau:

- Hầu hết các quy phạm pháp luật về chống trợ cấp trong nông nghiệp đều nằm trong các văn bản dưới luật. Hiện nay các quy phạm pháp luật về chống trợ cấp trong nông nghiệp chủ yếu được đặt trong các Pháp lệnh, Nghị định. Điều này cần xem xét trong tầm quan trọng của các quy định về chống trợ cấp trong nông nghiệp của WTO cũng như ở các nước phát triển khác. Hơn nữa, Việt Nam đã là thành viên của WTO và có quan hệ thương mại ngày càng sâu rộng với các nước đang phát triển. Do vậy, pháp luật về chống trợ cấp trong nông nghiệp cũng cần hoàn chỉnh để “không kém hiệu lực hơn các quy định của pháp luật quốc tế cũng như luật trong nước của các nước có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh”.

- Các văn bản về chống trợ cấp trong nông nghiệp tản mạn, còn thiếu mà nguyên nhân chính là do chưa có Luật về chống trợ cấp và chống trợ cấp trong nông nghiệp mà chỉ được xem xét và áp dụng thông qua pháp lệnh số 22/2004/PL – UBTVQH 11 ngày 20/8/2004 về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Nghị định số 89/2005/NĐ – CP của Chính phủ ngày 11/7/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh Chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Các văn bản pháp luật khác như Nghị định số 04/2006/NĐ – CP về thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Thông tư số 106/2005/TT – BTC về hướng dẫn thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và các khoản bảo đảm thanh toán thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp. Chính việc quy định này dẫn tới các hậu quả như: Sinh ra nhiều văn bản, nhiều nội dung bị bỏ qua không được điều chỉnh, dễ nảy sinh ra tâm lý cục bộ văn bản của ngành nào thì ngành ấy biết…

- Pháp luật Việt Nam về lĩnh vực chống trợ cấp trong nông nghiệp còn rất hạn chế. Do vậy, việc tham gia Tổ chức thương mại thế giới WTO đem đến cho Việt Nam những lợi ích thiết thực, đó là: Bổ sung cho pháp luật Việt Nam những quy định còn thiếu và góp phần thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế của thế giới.

3.1.3.3. Công tác thực thi pháp luật về chống trợ cấp trong nông nghiệp luôn gắn liền với xây dựng pháp luật

Pháp luật dù có chặt chẽ, đầy đủ đến đâu cũng sẽ trở nên vô nghĩa nếu không được thực hiện. Vốn là một nước đang phát triển và hơn nữa là có hệ thống pháp luật đang trong giai đoạn hoàn thiện thì việc nghiên cứu để tìm ra những biện pháp bảo đảm cho pháp luật thực thi có hiệu quả là hết sức cần thiết. Hiện tại việc thực thi pháp luật về chống trợ cấp trong nông nghiệp còn nhiều hạn chế trên các phương diện: Hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện pháp luật, hoạt động tuân thủ pháp luật của các chủ thể nhưng hơn hết là Việt Nam hầu như chưa có vụ kiện nào về trợ cấp trong nông nghiệp do vậy chưa có nhiều kinh nghiệm trong vụ kiện chống trợ cấp trong nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Pháp luật của WTO về chống trợ cấp trong nông nghiệp (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)